3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 29)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án Phần 29 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn.

1 194 lượt xem


3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn (Phần 29)

ĐỌC

Kiến thức Ngữ văn trang 47

Câu 1: Nghị luận xã hội là gì?

Trả lời:

- Nêu lên ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng cụ thể nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tán thành ý kiến của người viết, người nói về hiện tượng ấy chính là nghị luận xã hội (trình bày một ý kiến).

Câu 2: Văn bản nghị luận được chia làm mấy loại? Kể tên.

Trả lời:

- Văn bản nghị luận được chia làm 2 loại:

+ Nghị luận xã hội

+ Nghị luận văn học

Câu 3: Nêu đặc trưng cơ bản của văn bản nghị luận.

Trả lời:

- Đặc trưng của văn nghị luận: có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa

Câu 4: Văn bản là gì?

Trả lời:

- Văn bản là đơn vị ngôn ngữ trình bày trọn vẹn một vấn đề trong giao tiếp.

Câu 5: Đoạn văn là gì?

Trả lời:

- Đoạn văn được hiểu một tập hợp câu có quan hệ chặt chẽ với nhau, diễn đạt một nội dung nhất định, được phân đoạn trong văn bản bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.

Câu 6: Thế nào là từ Hán Việt? Ví dụ.

Trả lời:

- Từ Hán Việt là những từ mà tiếng Việt mượn từ tiếng Hán (tiếng Trung Quốc) được đọc theo cách đọc Hán Việt.

Câu 7: Nêu đặc trưng cơ bản của từ Hán Việt.

Trả lời:

- Từ Hán Việt dùng để thể hiện sắc thái biểu cảm

- Từ Hán Việt mang nhiều sắc thái, ý nghĩa, biểu cảm và phong cách khác nhau.

VĂN BẢN ĐỌC

Văn bản 1: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

Câu 1: Em có thú cưng không? Nếu có hãy chia sẻ suy nghĩ của em về thú cưng của mình.

Trả lời:

- Em có nuôi một chú chó con, đặt tên là Bông

- Em rất yêu chú cún của mình, Bông rất trung thành. Mỗi lần em đi học về chú lại quẫy đuôi ríu rít đón em. Nhờ có Bông chơi đùa cùng mà em cảm thấy vui vẻ, giảm stress sau mỗi lần đi học về mệt mỏi.

Câu 2: Trình bày ý nghĩa nhan đề của văn bản “Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?”.

Trả lời:

- Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề trên cho biết nội dung và đề tài của văn bản: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

Câu 3: Văn bản “Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?” thuộc thể loại nào?

Trả lời:

- Văn bản “Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?” thuộc thể loại văn bản nghị luận.

Câu 4: Văn bản “Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

Trả lời:

- Văn bản “Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật sử dụng các phương thức biểu đạt nghị luận, tự sự, biểu cảm.

Câu 5: Tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ in đậm trong các dòng sau:

a) “Qua nghiên cứu, khỉ và vượn có cùng tổ tiên với con người...”

b) “Mỗi loài động vật tồn tại... là kết quả của tạo hoá trong hàng tỉ năm...”

c) “Mỗi loài động vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người”

d) “…không ít loài đã hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn”

Trả lời:

- Tổ tiên: Danh từ , tổng thể nói chung những người coi là thuộc những thế hệ đầu tiên, qua đời đã lâu, của một dòng họ hay một dân tộc, trong quan hệ với các thế hệ sau này

- Trực tiếp: Tính từ, có quan hệ thẳng với đối tượng tiếp xúc, không qua khâu trung gian

- Gián tiếp: Tính từ , không có quan hệ thẳng với đối tượng tiếp xúc mà phải qua khâu trung gian

- Tạo hoá: Danh từ , đấng tạo ra muôn vật với mọi sự biến hoá, đổi thay, theo quan niệm duy tâm

- Tuyệt chủng: Động từ, bị mất hẳn nòi giống.

Câu 2 trang 50 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Theo tác giả, tại sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? Dẫn ra một lí lẽ có trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất.

Trả lời:

- Chúng ta cần đối xử thân thiện với môi trường vì “Mỗi loài động vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người, nếu mất đi bất kì một loài nào cũng có thể tạo ra một vết khuyết trong hệ sinh thái là môi trường sinh tồn của con người”

Câu 6: Theo tác giả, tại sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? Dẫn ra một lí lẽ có trong văn bản. Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? mà em cho là quan trọng nhất.

Trả lời:

- Chúng ta cần đối xử thân thiện với môi trường vì “Mỗi loài động vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người, nếu mất đi bất kì một loài nào cũng có thể tạo ra một vết khuyết trong hệ sinh thái là môi trường sinh tồn của con người”

Câu 7: Tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào trước việc con người đối xử không thân thiện với động vật? Thái độ ấy thể hiện rõ nhất ở câu văn nào trong văn bản?

Trả lời:

- Tác giả thế hiện thái độ bất bình, lo ngại khi con người không đối xử thân thiện với động vật,

- Thái độ ấy được thể hiện rõ ở câu văn: “Môi trường sống cùa động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại, không ít loài đã hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn/ Nhiều loài thậm chí thường xuyên bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và tàn phá không nương tay.”

Câu 8: Hãy tìm trong văn bản một ví dụ, trong đó, người viết nêu lên lí lẽ và dẫn ra các bằng chứng làm sáng tỏ lí lẽ ấy.

Lí lẽ

Bằng chứng

Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.

Buổi sáng tinh mơ,gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê.

Trả lời:

Lí lẽ

Bằng chứng

Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao

Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy , lũ chim chích vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào được đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê

Những loài động vật nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ

Đứng nhìn lũ kiến hành quân tha mồi về tổ, buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi

Loài người kì thực cũng chỉ là một loài đặc biệt trong thế giới động vật mà thôi

Nhìn cảnh khỉ mẹ cho con bú, bóc chuối bằng những ngón tay khéo léo, chúng ta không khỏi ngạc nhiên tự hỏi: Sao chúng có thể giống con người đến vậy. Qua nghiên cứu, khỉ và vượn có cùng tổ tiên với con người

Câu 9: Văn bản trên giúp em hiểu biết thêm gì về động vật? Tìm thêm các lí lẽ hoặc bằng chứng khác để làm sáng rõ sự cần thiết phải đối xử thân thiện với động vật.

Trả lời:

- Văn bản trên giúp em hiểu rằng động vật có vai trò vô cùng quan trọng với môi trường sống của con người. Mỗi loài động vật có trên trái đất này đều là kết quả tạo hóa hàng tỉ năm trong tự nhiên nên chúng ta cần chung tay bảo vệ các loài động vật.

- Chúng ta cần phải thân thiết bảo vệ các loài động vật vì:

Đa dạng sinh học

Hiện có khoảng 10 tới 15 triệu loài sinh vật sinh sống trên hành tinh. Tất cả các cá thể sống đều là một phần của mạng lưới phức tạp, cân bằng một cách tinh vi gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh quyển của trái đất của tạo nên bởi vô số các hệ sinh thái bao gồm các loài động thực vật và môi trường sống tự nhiên của chúng. Sự biến mất của một loài sẽ gây nên phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tới rất nhiều loài khác. Đặc biệt đối với các loài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thì sự tuyệt chủng của chúng có thể dẫn đến những hậu họa khó lường chẳng hạn như sói xám được cho là một trong những loài động vật có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Mỗi loài đều có những giá trị ẩn sâu bên trong. Việc làm biến mất một loài sinh vật được ví như xé những trang giấy ra khỏi cuốn vở nhưng chưa kịp đọc.

Câu 10: Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

- Nội dung: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? nhấn mạnh vai trò quan trọng của động vật đối với con người cũng như Trái Đất. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu ra hiện trạng hành động sai trái của động vật cùng lời nhắn nhủ con người phải đặt mình vào vị trí của động vật và bảo vệ chúng.

- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ cùng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

Văn bản 2: Khan hiếm nước ngọt

Câu 1: Văn bản “Khan hiếm nước ngọt” thuộc thể loại nào?

Trả lời:

- Văn bản “Khan hiếm nước ngọt” thuộc thể loại văn bản nghị luận.

Câu 2: Phương thức biểu đạt tác giả sử dụng trong văn bản “Khan hiếm nước ngọt” là?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt tác giả sử dụng trong văn bản “Khan hiếm nước ngọt” là nghị luận.

Câu 3: Văn bản Khan hiếm nước ngọt viết về vấn đề gì? Vấn đề đó được nêu khái quát ở phần nào? Tên văn bản và vấn đề đặt ra trong đó có liên quan như thế nào?

Trả lời:

- Văn bản Khan hiếm nước ngọt viết về tình trạng khan hiếm nước ngọt hiện nay.

- Vấn đề được khái quát ở phần (1) của văn bản.

- Tên văn bản và vấn đề đặt ra có liên quan chặt chẽ với nhau.

Câu 4: Theo tác giả, có những lí do nào khiến nước ngọt ngày càng khan hiếm? Liệt kê ra vở các lí do theo bảng sau:

Hiện tượng

Lí do

Nước ngọt ngày càng khan hiếm

Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra.

Trả lời:

Hiện tượng

Lí do

Nước ngọt ngày càng khan hiếm

- Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra.

- Đủ thứ rác thải, có những rác thải tiêu hủy được nhưng có những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, cẩ những chất độc hại cứ ngấm vô đất, thải ra sông suối

- Cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nhiều nước hơn cho mọi nhu cầu của mình.

- Nước ngọt phân bố không nhiều có nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi lại khan hiếm

Câu 5: Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì và được thể hiện rõ nhất ở câu văn, đoạn văn nào? Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có làm rõ được mục đích của tác giả không?

Trả lời:

- Theo em, mục đích của tác giả trong văn bản này là muốn nêu lên thực thiếu nước ngọt và kêu gọi mọi người chung tay khai thác sử dụng hợp lí, bảo vệ nguồn nước ngọt.

Câu 6: Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ như thế nào đối với vấn đề nước ngọt?

Trả lời:

- Người viết thể hiện thái độ lo ngại trước tình trạng khan hiếm nước ngọt đang xảy ra. Qua đó nhằm nâng cao ý thức của mọi người khi sử dụng nguồn nước ngọt.

Câu 7: So với những điều em biết về nước, văn bản Khan hiếm nước ngọt cho em hiểu thêm được những gì?

Trả lời:

- Văn bản trên giúp cho em biết rằng nước ngọt là có hạn. Để có thể đảm bảo nguồn nước bản thân mình cần phải tiết kiệm nước, sử dụng hợp lí và giữ gìn để nguồn nước không bị ô nhiễm.

Câu 8: Viết đoạn văn (khoảng 8 — 10 dòng) về chủ đề môi trường, có sử dụng thành ngữ “nhiều như nước”.

Đoạn văn mẫu tham khảo

Môi trường trên thế giới đang ngày càng bị ô nhiễm. Không khí bị ô nhiễm bởi khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông. Nguồn đất trở nên ô nhiễm bởi các loại hóa chất bảo quản thực vật, rác thải nhựa hay bao bi ni-lông. Con người vẫn nghĩ rằng trên trái đất chẳng có gì nhiều như nước. Nhưng họ không biết rằng nguồn nước ngọt đang ngày càng trở nên khan hiếm. Trái đất ngày một nóng lên khiên cho băng tan chảy gây ra ngập lụt, bão và sóng thần... Những hình thức thời tiết cực đoan như: mưa đá, sương muối, băng tuyết diễn ra ngày càng nhiều. Các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện gây ra ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của con người… Tất cả đòi hỏi con người cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Câu 9: Nêu bố cục văn bản Khan hiếm nước ngọt.

Trả lời:

- Phần 1 (Từ đầu đến …như vậy là nhầm to): Giới thiệu vấn đề.

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...trập trùng núi đá): Chứng minh vấn đề.

- Phần 3 (Còn lại): Giải quyết vấn đề.

Câu 10: Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản Khan hiếm nước ngọt.

Trả lời:

- Nội dung: Văn bản nêu lên hiện trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới. Từ đó nhắc nhở con người phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước ngọt.

- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.

Thực hành tiếng Việt trang 54

Câu 1: Từ Hán Việt là gì?

Trả lời:

- Từ Hán Việt là những từ mượn của tiếng Hán, chiếm số lượng lớn trong ngôn ngữ tiếng Việt.

Câu 2: Nêu đặc trưng cơ bản của từ Hán Việt.

Trả lời:

- Từ Hán Việt mang nhiều sắc thái, ý nghĩa, biểu cảm và phong cách khác nhau.

- Sắc thái ý nghĩa của từ Hán Việt thường mang ý nghĩa khái quát và trừu tượng.

Câu 3: Tìm từ Hán Việt trong câu sau: “Thái độ đối xử với động vật là một tiêu chí đánh giá sự văn minh của một cá nhân hoặc cộng đồng.”. Em hiểu “văn minh” có nghĩa là gì? Cách đối xử với động vật như thế nào được coi là kém văn minh, lạc hậu?

Trả lời:

- Các từ Hán Việt trong câu là:

+ Thái độ

+ Động vật

+ Văn minh

+ Cá nhân

+ Cộng đồng

- “Văn minh” có nghĩa là: đẹp đẽ sáng sủa, chỉ cái mức sinh hoạt sáng đẹp của những xã hội tiến bộ

- Cách cư xử với động vật được xem là kém văn minh là: săn bắt trái phép, đánh đập động vật, ngược đãi, hành hạ động vật.

Câu 4: Đọc các câu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Đại đương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ nằm sâu trong đất liền lớn chẳng kém gì biển cả.” (Khan hiếm nước ngọt).

a) Xếp các từ in nghiêng vào hai nhóm: từ thuần Việt, từ Hán Việt.

b) Xếp các từ thuần Việt, Hán Việt thành các cặp đồng nghĩa.

c) Tìm thêm hoặc đặt câu có sử dụng một trong các từ đại đương, lục địa.

Trả lời:

a) Xếp các từ in nghiêng vào hai nhóm: từ thuần Việt, từ Hán Việt.

Từ Hán Việt:

- Đại dương

- Lục địa

Từ thuần Việt:

- Đất liền

- Biển cả

b) Xếp các từ thuần Việt, Hán Việt thành các cặp đồng nghĩa:

Các cặp từ đồng nghĩa:

đất liền- lục địa

đại dương- biển cả

c) Tìm thêm hoặc đặt câu có sử dụng một trong các từ đại đương, lục địa.

- Lục địa là một mảng đất liền nằm trên bề mặt lớp vỏ Trái Đất, có nước vây quanh

Câu 5: Phân tích văn bản Khan hiếm nước ngọt

a) Chủ đề của văn bản là gì?

b) Xác định các đoạn văn và chủ đề của mỗi đoạn.

c) Nội dung các đoạn văn phục vụ cho chủ để của văn bản như thế nào?

d) Dựa vào hiểu biết về các phép liên kết đã học ở tiểu học, hãy chỉ ra và phân tích một phép liên kết câu ở một đoạn văn trong văn bản.

Trả lời:

a. Chủ đề của văn bản là: Sự khan hiếm của nước ngọt

b. Xác định các đoạn văn và chủ đề của mỗi đoạn:

- Đoạn 1: Đoạn mở đầu, nguồn nước không dồi dào, vô tận như chúng ta vẫn thường nghĩa

- Đoạn 2: Đoạn thân, tình trạng môi trường nước ngọt hiện nay

- Đoạn 3: Đoạn kết thúc, cách khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước.

c) Nội dung các đoạn văn đều phục vụ cho chủ đề, liên quan chặt chẽ đến chủ đề của văn bản:

- Đoạn 1: Giới thiệu vấn đề nước ngọt khan hiếm.

- Đoạn 2: Chứng minh vì sao nước ngọt khan hiếm.

- Đoạn 3: Đưa ra giải pháp tiết kiệm nước ngọt.

d) Chỉ ra và phân tích một phép liên kết câu ở một đoạn văn trong văn bản.

- Ở đoạn 1, tác giả sử dụng phép liên kết câu thay thế khi chọn những từ đồng nghĩa về biển: đại dương, biển cả,…

Câu 6: Đọc và đặt nhan đề phù hợp cho văn bản sau:

Một buổi tối, tôi cùng Gia-ca-ri-a (Zakaria), đứa con trai lên tám của tôi, đọc tạp chí truyền hình để chọn chương trình xem.

- Có một cuộc thì hoa hậu nè! - Tôi phấn khởi nói.

Gia-ca-ri-a hỏi tôi thi hoa hậu là gì. Tôi giải thích rằng đỏ là cuộc thỉ chọn ra người phụ nữ đẹp nhất và tốt bụng nhất.

Ngay sau đó, con trai tôi đã làm tôi vô cùng xúc động khi ngạc nhiên hỏi tôi:

- Mẹ ơi, sao mẹ không tham dự cuộc thi đó?

(Theo sách Hạt giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống)

Trả lời:

Nhan đề phù hợp cho văn bản: Mẹ chính là hoa hậu đẹp và tuyệt vời nhất.

Câu 7: Đọc các đoạn văn sau và tìm câu chủ để của mỗi đoạn.

a) Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời đề tìm hiểu về hậu quả. Khi các thú cưng không được chăm sóc tốt, kết quả sẽ thấy rõ ràng trong thực tế. Ví dụ: Nếu cá không được cho ăn, cá sẽ chết; nếu chó không vận động, chó sẽ bị cuồng chân; khi chuồng của một con chuột lang không được cọ rửa thì nó sẽ có mùi khó chịu;...

(Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?)

b) Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều từng có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên. [...] Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến “hành quân” tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh điều thả chơi. Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời ấu thơ tươi đẹp.

(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?)

c) Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê. Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.

(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?)

Trả lời:

a) Câu chủ đề: Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về hậu quả.

b) Câu chủ đề: Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời ấu thơ tươi đẹp.

c) Câu chủ đề: Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.

Câu 8: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) với câu chủ đề: Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.

Đoạn văn mẫu tham khảo

Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật. Chúng là một phần quan trọng trong cuộc sống. Mỗi loài động vật đều có vai trò nhất định. Một số loài được nuôi để cung cấp nguồn thực phẩm như lợn, gà, bò… Một số loài trở thành thú cưng, giống như bạn bè của con người như chó, mèo… Còn các loài động vật hoang dã là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái của trái đất. Dù có vai trò như thế nào, các loài động vật cũng cần được chăm sóc, bảo vệ.

Câu 9: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) với câu chủ đề: Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm.

Bài mẫu tham khảo

Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm. Bởi nguồn nước không chỉ đang ngày càng cạn kiệt mà còn đang trở nên ô nhiễm. Suy nghĩ trái đất chẳng có gì nhiều như nước quả là sai lầm. Đúng là khoảng tám mươi phần trăm thế giới là nước. Nhưng đó không phải là nước ngọt mà con người có thể sử dụng được. Hơn nữa chúng ta có thể nhịn ăn trong vài ngày, nhưng lại không thể sống thiếu nước trong vài giờ. Hãy sử dụng tiết kiệm nước ngọt bởi nó có một tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc sống của nhân loại.

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

Câu 1: Cách trình bày văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? có gì đáng chú ý?

Trả lời: Cách trình bày văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? đáng chú ý là:

- Cách trình bày văn bản rất rõ ràng, mạch lạc

- Các lí lẽ được chia thành từng đoạn, có câu chủ đề ở mỗi đoạn tạo sức thuyết phục cho người đọc.

Câu 2: Dựa vào cách trình bày văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? để nêu khái quát các lợi ích của vật nuôi theo bảng sau:

Lợi ích của vật nuôi

Giảm stress

Trả lời:

Lợi ích của vật nuôi

Giảm stress

Phát triển ý thức

Bồi dưỡng sự tự tin

Vui chơi và luyện tập

Rèn luyện sự bình tĩnh cho trẻ

Cải thiện kĩ năng đọc

Tìm hiểu về hậu quả

Học cách cam kết

Kỉ luật

Câu 3: Qua văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà ?, em thấy tác giả đồng tình hay phản đối việc nuôi động vật trong nhà? Em nhận ra điều ấy dựa vào những bằng chứng nào trong văn bản?

Trả lời:

- Qua văn bản em thấy tác giả đồng tình với việc nuôi động vật trong nhà

- Em nhận ra điều đó ở việc tác giả đã đưa ra 9 lí lẽ nhằm giải thích lợi ích của việc có vật nuôi trong nhà.

Câu 4: Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? có phù hợp với mục đích của tác giả không? Vì sao?

Trả lời:

- Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản phù hợp với mục đích của tác giả. - Vì tác giả đã đưa là những lí lẽ và bằng chứng hết sức thuyết phục, hợp lí nhằm chứng minh cho kết luận của tác giả: Chúng ta nên nuôi động vật trong nhà.

Câu 5: Nội dung hai văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? Và Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? Có điềm gì giống nhau? Điểm giống nhau ấy có ý nghĩa gì đối với em?

Trả lời:

- Điểm giống nhau của cả hai văn bản này là hai văn bản đều nhằm mục đích hướng khẳng định giá trị, lợi ích tốt đẹp của các loài động vật với cuộc sống của con người.

- Ý nghĩa: hai văn bản này đã khơi dậy nhiều hơn nữa tình yêu thương, quý mến động vật trong em.

Câu 6: Nêu bố cục văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

Trả lời:

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...con vật trong nhà): Giới thiệu vấn đề

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...rèn luyện tính kỉ luật): Những lí do nên nuôi vật nuôi.

- Phần 3 (Còn lại): Khẳng định vấn đề

Câu 7: Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản: Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

- Nội dung: Văn bản nêu những lợi ích của việc nuôi một thú cưng trong nhà. Từ đó đồng tình với quan điểm nên nuôi một con vật khi nhà có trẻ con.

- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.

VIẾT

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Câu 1: Nêu một số hiện tượng đời sống nổi bật hiện nay.

Trả lời:

- Một số hiện tượng đời sống nổi bật hiện nay:

+ Hiện tượng ô nhiễm môi trường

+ Hiện tượng học sinh chơi game quá nhiều

+ Việc có vật nuôi trong nhà

+ Hiện tượng bạo lực học đường

+ Hiện tượng chảy máu chất xám

+ Biểu dương về lối sống đẹp

Câu 2: Thế nào là viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống?

Trả lời:

- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống là nêu lên những suy nghĩa và đưa ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của người viết về hiện tượng ấy

Câu 3: Lập dàn ý cho bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.

Trả lời:

Dàn ý tham khảo

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vào đề để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…

II. Thân bài:

1. Giải thích từ ngữ

(Ví dụ: nghị luận hiện tượng nghiện facebook thì cần phải giải thích facebook là gì? Nghiện facebook là gì?)

2. Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài. Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó

Lưu ý: Khi đánh giá thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục: mức độ phổ biến, tình tăng có xu hướng tăng hay giảm, đối tượng, độ tuổi...)

3. Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan

+ Nguyên nhân chủ quan

- Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:

+ Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội

+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người

4. Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai...)

- Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.

- Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận

- Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại

5. Đề xuất những giải pháp:

Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

- Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):

+ Đối với bản thân…

+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…

+ Đối với xã hội, đất nước: …

+ Đối với toàn cầu

III. Kết bài:

- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn

- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người

Câu 4: Viết bài văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng ô nhiễm nguồn nước hiện nay.

Trả lời:

Bài mẫu tham khảo

Hiện nay tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cao, nhiều nơi nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng và bị ách tắc phải thông tắc cống liên tục thường xuyên

Nước bị ô nhiễm trên nhiều nơi và nhiều địa điểm khác nhau như ao hồ, sông ngòi, hay hệ thống ống dẫn thoát nước thải thì bị ách tắc do rác thải rơi vào hoặc do nguồn nước bị ô nhiễm có nặng. Những hiện tượng đó xảy ra đều là do sự phát triển nhanh của công nghiệp hóa, khoa học kĩ thuật và sự phát triển môi trường đô thị ngày càng được tăng nhanh chóng mặt tạo ra một môi trường luôn nặng về chất thải sinh hoạt vệ sinh hàng ngày, mà nước là nguồn nhiên liệu chủ yếu mà chúng ta dùng hàng ngày lên tình trạng ô nhiễm nguồn nước khó có thể tránh khỏi.

Vậy những ô nhiễm đó xảy ra như thế nào và nguyên nhân từ đâu? Tất cả những điều đó là do sự tác động chính từ con người chúng ta gây ra. Con người đã sử dụng nguồn nước vào rất nhiều việc khác nhau nhưng việc sử dụng đó vẫn chưa đúng hiệu quả và chưa được xử lý đúng cách. Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố có số lượng người tập trung làm ăn và sản xuất nhiều nhất ở đây. Hầu hết các hệ thống ao hồ sông ngòi trong hai thành phố này đều bị ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Hàng ngày tại đây có một lượng lớn nước thải sinh hoạt thải ra mỗi ngày nhưng chưa được xử lý, bên cạnh đó lượng nước thải trong các khu sản xuất công nghiệp đa phần không được xử lý cũng thải trực tiếp ra các ao hồ cống rãnh rồi nguồn nước này theo chiều chảy ra sông gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Nước thải công nghiệp ở đây có thể là những công ty sản xuất về các mặt hàng tiêu dùng như các lò giết mổ hay các nước thải từ các bệnh viện…

Từ những nguyên nhân đó mà nhiều sông ngòi ao hồ trong hai thành phố lớn đều bị ô nhiễm trầm trọng. Không chỉ ô nhiễm môi trường nước mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của con người cũng bị đe dọa bởi sự ô nhiễm này, nước ô nhiễm dẫn đến nguồn nước sạch sẽ không đủ phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu cây trồng và sinh hoạt hàng ngày của con người và nước ô nhiễm cũng là nguồn sinh ra các mầm mống dịch bệnh nguy hiểm khác.

Tình trạng nước ô nhiễm hiện nay đã mang đến cho chúng ta những hậu quả mà chúng ta đang gánh chịu như số người chết do các bệnh liên quan về nguồn nước như các bệnh ung thư ngày càng gia tăng, bệnh về đường tiêu hóa..vv. Bên cạnh đó nguồn nước ô nhiễm ùn tắc cứ đến mùa mưa bão nguồn nước không lưu thông gây ngập úng làm tràn nước ô nhiễm ra diện rộng mặc dù có thông tắc và hút bể phốt thì cũng không thể làm giảm được tính trạng này thường xuyên.

Nước càng ngày ô nhiễm như vậy chúng ta cần phải đưa ra những biện pháp và giải pháp nhanh chóng tức thời để giảm sự ô nhiễm này xuống mức thấp nhất có thể.

Đầu tiên vấn đề cần làm ngay bây giờ là cung cấp một nguồn nước sạch an toàn đã qua xử lý để cung cấp cho các hộ dân trong vùng bị nước ô nhiễm, đưa các phương pháp xử lý nước đơn giản tới các hộ gia đình như thiết bị lọc nước hiện đại giá cả hợp lý hay các thiết bị đun nước bằng năng lượng thiên nhiên. Lên rửa tay với nước sạch thường xuyên hàng ngày để tạo thói quen đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngoài ra chúng ta vận động tuyên truyền nâng cao ý thức cho từng người về tầm quan trọng của nguồn nước. Cần đưa ra những quy định nghiêm hơn về việc xử lý kiểm soát nguồn nước thải từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Tại các khu đô thị hay các khu công nghiệp lên xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi cho chảy ra ngoài môi trường, nhưng tại các hộ gia đình nước thải sinh hoạt đa phần không được xử lý mà cho chảy ra ngoài môi trường luôn, nước thải gây ô nhiễm ở đây đa phần là nước thải nhà vệ sinh khi bị đầy sẽ tràn ra ngoài gây ô nhiễm và mùi hôi thối, để tránh giảm tình trạng này chúng ta lên hút bể phốt theo định kì tránh để tràn ứ gây ra ô nhiễm.

Từ những điều trên chúng ta cần xử lý khắc phục kịp thời ô nhiễm nguồn nước để giảm những hậu quả sau này. Chính vì vậy chúng ta cần chung tay xây dựng nguồn nước luôn sạch đẹp nhất.

Câu 5: Nhiều người cho rằng nên có vật nuôi trong nhà. Em có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

Trả lời:

Bài mẫu tham khảo

Hiện nay, con người vẫn luôn tranh cãi về vấn đề nên hay không có vật nuôi trong nhà. Theo cá nhân tôi, việc nuôi thú cưng trong nhà là cần thiết.

Đầu tiên, cần hiểu được vật nuôi (hay còn gọi là thú cưng) là những loài động vật được con người nuôi dưỡng, chăm sóc với mục đích làm như làm cảnh, bầu bạn. Bên cạnh những mặt hạn chế, vật nuôi đem đến nhiều lợi ích cho con người hơn.

Vật nuôi giúp con người biết sống trách nhiệm. Rõ ràng, các loài vật nuôi cần có sự chăm sóc. Chúng cần được cho ăn uống, tắm rửa, vui chơi. Khi chúng ta có ý thức chăm sóc vật nuôi, sẽ học cách sống trách nhiệm hơn.

Tiếp theo, vật nuôi giúp con người cân bằng cảm xúc, giảm stress. Chúng giống như một người bạn luôn biết cách chia sẻ, thấu hiểu. Những hành động như vuốt vẻ, ôm hay hôn vật nuôi giúp con người cảm thấy dễ chịu và bình yên. Từ đó, cảm xúc tiêu cực cũng dần tan biến. Sự gắn kết với các loài vật nuôi, cũng sẽ giúp con người biết trân trọng, yêu thương thiên nhiên hơn.

Thứ ba, nuôi thú cưng giúp con người bồi dưỡng sự tự tin. Khi thành công trong việc chăm sóc thú cưng, chúng ta cũng sẽ cảm thấy bản thân mình tốt hơn. Để có thể chăm sóc vật nuôi, con người cũng cần phải có điều kiện kinh tế. Bởi vậy, chúng ta sẽ biết cách chi tiêu hợp lí, tiết kiệm hơn.

Dù vậy, mỗi người cũng nên cân nhắc kĩ trước khi quyết định nuôi thú cưng. Chúng ta cần phải có đủ điều kiện, thời gian cũng như sự kiên nhẫn và quan tâm với vật nuôi. Không nên đánh đập, bỏ đói hay giết hại các loài vật nuôi.

Tóm lại, mỗi người đều có quan điểm riêng về vấn đề này. Nhưng không thể phủ nhận rằng sự gắn bó thân thiết với loài vật sẽ đem đến cho con người rất nhiều lợi ích.

NÓI VÀ NGHE

Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Câu 1: Để thực hành bài nói trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống em cần làm những bước nào? Cụ thể từng bước.

Trả lời:

- Để thực hành bài nói trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống em cần làm 4 bước là:

+ Bước 1: Chuẩn bị:

Xem lại dàn ý ở phần Viết

Sắp xếp tranh ảnh, các phương tiện hỗ trợ khác

+ Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Bổ sung, chỉnh sửa dàn ý cho bài nói dựa trên bài viết

+ Bước 3: Nói và nghe

Người nói: Chú ý đảm bảo nội dung và cách trình bày bài nói sao cho hấp dẫn

+ Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa

Xem nội dung bài nói đã đủ ý chưa, đồng thời nghe ý kiến nhận xét và rút kinh nghiệm.

Câu 2: Lập dàn ý chi tiết cho bài nói: Nhiều người cho rằng nên có vật nuôi trong nhà. Em có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

Trả lời:

Dàn ý tham khảo

I. Mở bài:

- Gửi lời chào tới thầy/cô và các bạn đang nghe

- Em đồng ý với vấn đề này: Vì việc có vật nuôi trong nhà đem đến rất nhiều lợi ích.

II. Thân bài:

- Thế nào là những con vật nuôi: Vật nuôi, vật cưng hay thú cảnh, thú cưng là những loài động vật được nuôi để làm cảnh, ôm ấp, nâng niu chăm sóc của con người

- Gia đình em cũng có nuôi một chú chó con.

- Lợi ích của vật nuôi với con người:

+ Mang lại nhiều niềm vui, sự luyện tập cho con người: đi dạo cùng chó, chơi ném bóng với chó,…

+ Phát triển ý thức trách nhiệm: chăm sóc, cho ăn, tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh, huấn luyện,… Nếu không chăm sóc thì dẫn đến những hậu quả xấu.

+ Giảm stress: vuốt ve, âu yếm “người bạn nhỏ” sẽ giúp chúng ta làm giảm căng thẳng.

+ Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, việc nuôi thú cưng còn giúp các bạn có thêm ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng sự tự tin và nâng cao khả năng giao tiếp với mọi người.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại ý kiến, đề xuất các biện pháp bảo vệ và thái độ đối xử với vật nuôi.

- Nêu cảm xúc của bản thân: Vật nuôi trong nhà giống như một thành viên của gia đình. Và khi có vật nuôi trong nhà, chúng ta cần có tránh nhiệm với nó.

- Nói lời cảm ơn mọi người đã lắng nghe bài nói của mình.

Câu 3: Lập dàn ý chi tiết cho bài nói: Trình bày ý kiến về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở địa phương em.

Trả lời:

Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Gửi lời chào tới thầy/cô và các bạn đang nghe

- Dẫn vào vấn đề: Gần đây, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đang rầm rộ đưa tin về hiện tượng cá chết hàng loạt ở các vùng biển duyên hải miền Trung (nơi địa phương em đang sống).

B. Thân bài

a. Giải thích vấn đề

- Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân loại, cụ thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Biển là một bộ phận của môi trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại trong môi sinh biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và tạo ra những vấn đề xấu với con người.

b. Thực trạng

- Hiện nay, việc cá chết hàng loạt ở khắp các tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị mỗi ngày lại thêm những diễn biến phức tạp. Nguyên nhân vẫn chưa được công khai chính thức trong dư luận vì vậy sự hoang mang của xã hội ngày càng tăng dần lên.

Dẫn chứng

- Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này.

- Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn.

- Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển.

- 10 tấn rác thải "tấn công" vịnh Nha Trang mỗi ngày.

- Chỉ trong mấy ngày qua bờ biển tỉnh Hà Tĩnh chứng kiến hai sự cố mà tác nhân chủ yếu đến từ ô nhiễm môi trường ven bờ biển. Từ ngày 2 - 3, hơn 50 ha nghêu thương phẩm vùng bờ biển bãi ngang hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên chết dạt đến gần 90% chưa có biện pháp khắc phục hậu quả thì ngay sau đó sò lông, ốc hương tự nhiên chết theo sóng biển tấp vào đầy nghẹt bờ cát ven bờ huyện Kỳ Anh, dọn không xuể.

c. Nguyên nhân

- Do ý thức kém của con người.

- Do hiện tượng cực đoan của xã hội.

- Sự quản lí của nhà nước: hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí.

d. Hậu quả

- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

- Mất đi các nguồn lợi từ biển: các hải sản, du lịch biển.

- Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém. Ô nhiễm môi trường cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch.

- Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.

e. Giải pháp

- Nâng cao ý thức con người.

- Tăng cường sự quản lí của nhà nước.

- Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải ... hiện nay.

C. Kết bài

- Hiện tượng cá chết vẫn đang đặt ra cho xã hội những bài toán khó: Để khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, du lịch biển cần sự tham chống ô nhiễm biển cần sự tham gia của các cấp, các ngành và mọi thành phần của xã hội.

- Nói lời cảm ơn với thầy/cô và các bạn đã lắng nghe bài nói của mình.

TỰ ĐÁNH GIÁ

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

THẾ GIỚI RA SAO NẾU KHÔNG CÓ CÂY XANH?

Trong một năm, một cây ra lá khi trưởng thành sẽ sản sinh ra ngày càng nhiều oxi, đủ cho 10 người thở. Ai cũng biết tầm quan trọng, sự thiết yếu của oxi đối với cuộc sống của con người. Nhưng đó chỉ là yếu tố cần. Yếu tố đủ cho sự sống bao gồm nhiệt độ, khí hậu, không khí trong lành,... cũng phụ thuộc lớn vào mật độ cây xanh trên thế giới. Tuy nhiên, rừng của chúng ta đang ngày càng mất đi. Ước tính có khoảng hàng chục triệu hecta rừng biến mất mỗi năm. Nạn phá rừng xảy ra do tình trạng gia tăng dân số và nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ngày một nhiều. Con người đã chặt hạ cây cối để lấy chỗ cho sự phát triển mới. Một trong những vai trò quan trọng nhất của cây xanh là làm mát, điều hoà, không khí. Hệ thực vật trên Trái Đất đã khiến cuộc sống của chúng ta dễ chịu hơn, nhất là việc cung cấp bóng râm trong những ngày oi nóng. Có một điều không ai phủ nhận là sự tồn tại của cây xanh ảnh hưởng tới khí hậu Trái Đất. Dù không tạo ra tuyết trong ngày nắng nóng nhưng có cây xanh là có sự khác biệt. Nhiệt độ Trái Đất đang dần tăng 1 - 1,5 °C trong thế kỉ qua, một phần nguyên nhân từ sự sụt giảm diện tích rừng trên toàn cầu.

Mỗi bộ phận của cây xanh, từ rễ đến lá đều có tác động đến khí hậu. Lá cây giúp điều hoà, làm mát không khí qua quá trình thoát hơi nước, giúp tăng độ ẩm trong không khí. Với mắt người, thoát hơi nước ở cây là quá trình vô hình, nhưng theo điều tra địa chất của Mỹ một cây sồi lớn có khả năng vận chuyển khoảng 40 000 gallon (hơn 151 000 lít) nước vào bầu khí quyển trong vòng một năm. Quá trình này cực kì hữu ích trong việc giảm mưa bão vì nó trả lại độ ẩm cho bầu khí quyển. Nhờ khả năng điều hoà, làm mát không khí mà ở những khu vực có cây xanh thì cư dân giảm thiểu được nhu cầu sử dụng năng lượng. Xung quanh các toà nhà, văn phòng thường trồng cây xanh như một chiến lược tạo bóng mát cho ngày hè cũng như cản gió lạnh vào mùa đông. Cây xanh có tác dụng hấp thụ bớt lượng nhiệt phát sinh từ các hoạt động của đô thị (xe cộ, giao thông, điều hoà nhiệt độ, máy làm mát). Trồng cây xanh được biết đến là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự nóng dần lên của Trái Đất.

Cây cối luôn được ví là “lá phổi xanh”. Lá cây giúp che chắn các thành phần bụi bẩn, độc hại có trong không khí. Nếu không có cây xanh che bụi và các chất ô nhiễm, con người sẽ khó thở và mắc nhiều bệnh mãn tính do không khí ô nhiễm gây ra.

Tóm lại, không phải ngẫu nhiên những nơi sạch nhất và đáng sống nhất, trong mắt nhiều người tựa “thiên đường” lại được thiết kế để con người có thể sống hài hoà với màu xanh của cỏ cây.

(Theo THU THUỶ - songmoi.vn)

Câu 1. Nêu vấn đề chính của văn bản “Thế giới ra sao nếu không có cây xanh?” ?

Trả lời:

- Vấn đề chính của văn bản là: Con người không thể sống thiếu cây xanh.

Câu 2. Xác định câu văn trong bài “Thế giới ra sao nếu không có cây xanh?” thể hiện rõ thái độ quan tâm, lo lắng của tác giả?

Trả lời:

- Câu văn trong bài “Thế giới ra sao nếu không có cây xanh?” thể hiện rõ thái độ quan tâm, lo lắng của tác giả là: Thế giới ra sao nếu không có cây xanh?

Câu 3. Ý chính của câu kết “Tóm lại [...] màu xanh của cỏ cây.” Bài “Thế giới ra sao nếu không có cây xanh?” là gì?

Trả lời:

- Ý chính của câu kết “Tóm lại [...] màu xanh của cỏ cây.” Bài “Thế giới ra sao nếu không có cây xanh?” là: Sống hài hoà với cỏ cây là tiêu chí của cuộc sống hạnh phúc.

Câu 4. Tại sao văn bản “Thế giới ra sao nếu không có cây xanh?” được coi là văn nghị luận?

Trả lời:

- Văn bản “Thế giới ra sao nếu không có cây xanh?” được coi là văn nghị luận: Vì văn bản đã nêu được ý kiến và làm sáng tỏ bởi lí lẽ và bằng chứng

Câu 5. Xác định câu văn trong bài “Thế giới ra sao nếu không có cây xanh?” nêu lên bằng chứng cụ thể về tác động của cây xanh đến khí hậu?

Trả lời:

- Câu văn trong bài “Thế giới ra sao nếu không có cây xanh?” nêu lên bằng chứng cụ thể về tác động của cây xanh đến khí hậu là: Nếu không có cây xanh che chắn bụi và các chất ô nhiễm, con người sẽ khó thở và mắc nhiều bệnh mãn tính do không khí ô nhiễm gây ra.

Câu 6. Xác định câu văn trong bài “Thế giới ra sao nếu không có cây xanh?” nêu lên tầm quan trọng của cây xanh?

Trả lời:

- Câu văn trong bài “Thế giới ra sao nếu không có cây xanh?” nêu lên tầm quan trọng của cây xanh là: Sự tồn tại của cây xanh ảnh hưởng tới khí hậu Trái Đất.

Câu 7. Qua câu: “Cây cối luôn được ví là “lá phổi xanh”.”, tác giả muốn khẳng định điều gì?

Trả lời:

- Qua câu: “Cây cối luôn được ví là “lá phổi xanh”.”, tác giả muốn khẳng định rằng: Cây cối rất quan trọng đối với việc hô hấp của con người.

Câu 8. Câu nào sau đây chứa từ Hán Việt?

- Cây cối luôn được ví là “lá phổi xanh”.

- Rừng của chúng ta đang ngày càng mất đi.

- Xung quanh nhà, người ta thường trồng cây xanh.

- Nhiệt độ Trái Đất đang dần tăng trong thế kỉ qua.

Trả lời:

- “Nhiệt độ Trái Đất đang dần tăng trong thế kỉ qua” là câu chứa từ Hán Việt.

Câu 9. Từ nào sau đây có yếu tố “ô” không cùng nghĩa với yếu tố “ô” trong ba từ còn lại? Vì sao?

- ô nhiễm

- ô uế

- ô trọc

- ô kìa

Trả lời:

- Từ “ô kìa” đây có yếu tố “ô” không cùng nghĩa với yếu tố “ô” trong ba từ còn lại

- Giải thích: 3 từ “ô nhiễm”, “ô uế”, “ô trọc” đều chỉ sự xấu xa, nhơ bẩn còn “ô kìa” là từ thể hiện sự cảm thán khi ngạc nhiên, bất ngờ trước một điều gì đó.

Câu 10. Viết một đoạn văn khoảng 4 - 5 dòng mở đầu bằng: “Nếu không có cây xanh...”; trong đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt.

Đoạn văn mẫu tham khảo

Nếu không có cây xanh, con người sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Cây xanh có một tầm quan trọng trong việc điều hòa khí hậu trên Trái Đất. Không chỉ vậy, nó còn cung cấp vật liệu xây dựng, nguyên liệu cháy, ngăn chặn sạt lở đất và lũ quét. Cây xanh cũng góp phần bảo vệ sức khỏe của con người. Nếu không có cây xanh che chắn bụi và các chất ô nhiễm, con người sẽ cảm thấy khó thở, dễ mắc các bệnh mãn tính do ô không khí ô nhiễm gây ra. Bởi vậy, cây xanh mới được coi là “lá phổi xanh” của Trái Đất.

- Từ Hán Việt: mãn tính

1 194 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: