Xin lập khoa luật - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 11
VietJack.me xin giới thiệu với các bạn học sinh lớp 11 về Tác giả tác phẩm Xin lập khoa luật gồm đầy đủ những nội dung chính quan trọng nhất của văn bản Xin lập khoa luật như sơ lược về tác giả, tác phẩm, bố cục, tóm tắt, dàn ý, phân tích .... Mời các bạn theo dõi:
Xin lập khoa luật - Ngữ văn lớp 11
I. Tác giả Xin lập khoa luật
a. Tiểu sử
- Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) còn được gọi là Thầy Lân, là một danh sĩ, kiến trúc sư và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ XIX.
- Ông sinh trong một gia đình theo Công giáo Rô-ma từ nhiều đời tại làng Bùi Chu thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
- Cha là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm.
- Thuở thiếu thời, Nguyễn Trường Tộ học chữ Hán với cha và các thầy ở trong vùng: Tú Giai ở Bùi Ngõa, Cống Hữu ở Kim Khê và quan huyện Địa Linh về hưu ở Tân Lộc.
- Ông thông minh, học giỏi nên được truyền tụng là "Trạng Tộ".
- Ông đã viết nhiều bản điều trần gửi lên triều đình nhà Nguyễn đề nghị thực thi các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới và phát triển đất nước, để có thực lực đối phó với họa xâm lăng đến từ phương Tây.
b. Sự nghiệp văn học
- Những bản điều trần này không chỉ thể hiện kiến thức sâu sắc, uyên bác, mới mẻ về tình hình Việt Nam và thế giới khi ấy mà còn thấm đượm tinh thần yêu nước của tác giả, được viết bằng một văn phòng sáng rõ, chặt chẽ.
- Một số bản điều trần:
+ Lục lợi từ (Kế hoạch làm cho dân giàu, tháng 6 năm 1864)
+ Khai hoang từ (Bàn về việc khai hoang, tháng 2 năm 1865)
+ Điều trần khả năng lấy lại ba tỉnh miền Đông [Nam Kỳ] (1866)
+ Kế hoạch vận động ở Pháp để giữ ba tỉnh miền Tây [Nam Kỳ] (1866)
- Ngoài ra, Nguyễn Trường Tộ còn để lại một số di cảo thơ.
II. Nội dung tác phẩm Xin lập khoa luật
III. Tìm hiểu chung về tác phẩm Xin lập khoa luật
1. Bố cục tác phẩm Xin lập khoa luật
- Phần 1 (từ đầu … quốc dân giết): Nêu trách nhiệm, vị trí của luật pháp đối với xã hội
- Phần 2 (tiếp … chất phác): Mối quan hệ của luật pháp với Nho giáo, văn chương
- Phần 3 (còn lại): Mối quan hệ luật pháp với đạo đức
2. Tóm tắt tác phẩm Xin lập khoa luật
Tóm tắt Xin lập khoa luật (mẫu 1)
Bài Xin lập khoa luật bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa Luật.
Tóm tắt Xin lập khoa luật (mẫu 2)
Bản điều trần thể hiện tư tưởng cấp tiến của Nguyễn Trường Tộ, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tác phẩm bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa Luật.
Tóm tắt Xin lập khoa luật (mẫu 3)
Xin lập khoa luật là một trong số những bản điều trần mà Nguyễn Trường Tộ dâng lên vua Tự Đức. Trước cảnh nước ta đang mất dần vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Trường Tộ muốn đem tất cả tài trí của mình hiến dâng cho dân, cho nước bằng những bản điều trần này nhưng rất tiếc chúng đã không được vua Tự Đức chấp nhận.
3. Phương thức biểu đạt tác phẩm Xin lập khoa luật
- Nghị luận
4. Thể loại tác phẩm Xin lập khoa luật
- Tác phẩm Xin lập khoa luật thuộc thể loại: Điều trần
5. Giá trị nội dung tác phẩm Xin lập khoa luật
Với cái nhìn tiến bộ và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ rõ vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội. Tư tuởng ấy của ông dù được nói đến cách đây hàng trăm năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Xin lập khoa luật
Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, lời lẽ mềm dẻo, có sức thuyết phục.
IV. Dàn ý tác phẩm Xin lập khoa luật
1. Vai trò và trách nhiệm của luật pháp đối với xã hội
- Pháp luật đảm bảo cho trật tự xã hội và uy quyền của nhà cầm quyền bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, đi từ phạm trù đạo đức đến việc hành chính.
→ Nhà nước, xã hội tồn tại, vận hành và phát triển bằng pháp luật.
- Pháp luật đảm bảo cân bằng xã hội: dẫn ra việc thực hành pháp luật ở các nước phương Tây rất công bằng, nghiêm minh – không có ai, kể cả vua chúa được đứng ngoài, đứng trên luật pháp, mọi sự thưởng phạt đều dựa trên luật pháp.
→ Những điều này đảm bảo cho nhà nước pháp quyền.
2. Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo Nho, văn chương nghệ thuật
- Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp, đến Khổng Tử cũng công nhận điều này:
+ Chỉ nói suông trên giấy, ghi chép trên sách vở chỉ thêm rối trí.
+ Làm tốt chẳng ai khen.
+ Không làm hay, làm dở chẳng ai phạt.
+ Các nhà nho cư xử còn kém hơn người quê mùa chất phác.
3. Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức
- Thống nhất giữa đúng luật và đạo đức:
+ Công bằng, luật pháp là đạo đức.
+ Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư.
+ Trái luật cũng đồng nghĩa với trái đạo đức, tôn trọng pháp luật là trọng đạo làm người.
4. Sơ đồ tư duy
V. Một số đề văn bài Xin lập khoa luật
Đề bài: Phân tích tác phẩm "Xin lập khoa luật" trích Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ
Bài văn mẫu Phân tích tác phẩm "Xin lập khoa luật" trích Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Trường Tộ đặt vấn đề phải lập khoa luật
Cách vào đề của Nguyễn Trường Tộ là trực tiếp, trực diện cốt để nêu bật tầm quan trọng của luật trong cuộc sống, vai trò của luật đối với bất kì ai - dù là người đó làm quan hay là dân thường: "Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước và những luật mới bổ sung thêm từ thời Gia Long đến nay". Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia : đất nước muốn tồn tại phải có kỉ cương, nhà nước muốn cai trị dân phải có uy quyền, thông qua các chính sách và pháp luật (chính lệch). Điều đó chứng tỏ luật bao trùm lên tất cả mọi lĩnh của đời sống xã hội cũng như cuộc sống của con người.
Do bản điều trần này, viết đệ trình lên vua Tự đức phải thuyết phục nhà vua cho mở khoa luật nên ông đã khéo léo làm một việc so sánh, đối chiếu giữa việc hành pháp ở các nước phương Tây văn minh với việc thực thi đạo tam cương ngũ thường, việc hành chính của sáu bộ ở nước ta thời đó. Theo Nguyễn Trường Tộ tam cương ngũ thường là xương sống của chế độ phong kiến, là đạo lớn nhất bao trùm mọi quan hệ xã hội và gia đình, mọi cách ứng xử giữa con người với nhau; lục bộ (sáu bộ) là cơ quan quyền lực trung ương của nhà nước phong kiến. Vì trong luật có đủ cả đạo tam cương ngũ thường, cả việc hành chính của sáu bộ cho nên nhà vua không có lí do gì mà lại không cho thành lập khoa luật để dạy luật cho người Việt Nam.
Vả lại, việc hành pháp lại tránh cho các quan thi hành luật pháp "không bị một bó buộc nào cả"; lúc cho nhà vua "không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái".
Việc đặt vấn đề trực tiếp, rõ ràng như thế làm người đọc (vua Tự Đức) hiểu ngay mục đích vấn đề mà người viết nêu ra trong bản điều trần, bước đầu đã được thuyết phục bởi lí lẽ cũng như thực tế mà người viết viện dẫn.
Nguyễn Trường Tộ phê phán Nho học truyền thống không có tác dụng bằng luật pháp
Việc phê phán Nho học, nho gia được triển khai ở mấy điểm như sau:
Thứ nhất, Nguyễn Trường Tộ thừa nhận "đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa". Nhưng điều đáng nói ở đây là, ông khẳng định như vậy để mà phủ định nó: đạo ấy muốn trở thành hiện thực phải có luật không thì chỉ là nói suông, "không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng"; các nhà nho học nhiều nhưng" mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm?"
Để thuyết phục nhà vua, Nguyễn Trường Tộ dẫn lời của chính Khổng Tử - ông tổ của Nho học - để chứng minh cho sự phê phán của mình là đúng: "Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt". Đúng là Nho học truyền thống không có tác dụng như luật. Vì vậy, xã hội đã đến lúc cần phải có luật pháp để "cứu nước giúp đời".
Thứ hai, Nguyễn Trường Tộ cho rằng vua chúa thống trị là nhờ hiểu luật chứ đâu chỉ vì xem các sách vở của nho gia xưa để lại. Theo ông, họ không "phụ thuộc" vào sách vở; các vua chúa chỉ tham khảo thôi chứ dùng để trị dân sao được. Bởi vì, sách vở chỉ là các " sự tích chính sự thời xưa của cổ nhân", "những bài luận hay ho của người xưa", "những áng văn chương trau chuốt của chư tử", "những tiểu thuyết dã sử của những người hiếu sự", ... Tóm lại, sách vở nho gia " chỉ làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì"!
Một lần nữa, ông lại dẫn lời Khổng Tử để làm sáng tỏ quan điểm của mình vừa nêu: "chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc". Mà muốn làm việc phải có luật. Về vấn đề này, ông nêu lên tình trạng đáng buồn của phần đông các "con dân" nơi cửa Khổng sân Trình thời đó : suốt đời học chữ thánh hiền nhưng cư sử "còn tệ hơn những người quê mùa chất phác".
Cách lập luật của Nguyễn Trường Tộ tỏ ra rất sắc sảo, chặt chẽ; luận điểm rõ ràng, luận chứng và luận cứ có sức thuyết phục, có tính chiến đấu cao, bộc lộ tâm huyết của một nhà trí thức thiết tha với công cuộc đổi mới đất nước ở nửa sau thế kỉ XIX.
Nguyễn Trường Tộ khẳng định sự thống nhất giữa đạo đức và luật pháp
Để chốt lại vấn đề đặt ra, sau khi lập luận rằng luật pháp có vai trò quan trọng trong việc điều hành chính sự, tổ chức xã hội, rằng Nho học đã tỏ ra không có tác dụng bằng luật, Nguyễn Trường Tộ nâng thành vấn đề quan hệ giữa đạo đức và pháp luật để giả định phản bác quan niệm "luật chỉ tốt cho cai trị chứ không có đạo đức". Theo ông, luật đâu chỉ là chính trị, đâu "chỉ tốt cho việc cai trị", mà luật còn là " đức", là cái đức "chí công vô tư", là "đức trời", là"mở đạo làm người". Ông phản bác để mà khẳng định: "nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức"; "trong luật cái gì cũng công bằng hợp với đức trời".
Nếu có đọc bản điều trần này thì đến đây, chắc Tự Đức sẽ an lòng, không lo việc lập khoa luật sẽ trái với "đức trời", với "đạo làm người" mà hàng nghìn năm bao đời vua đã cố công duy trì để thống trị xã hội phong kiến Việt Nam.
Tiếc rằng vua Tự Đức, triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ không chấp nhận. Bản điều trần số 27 cũng như các bản điều trần khác của Nguyễn Trường Tộ đều bị xếp lại.
Xin lập khoa luật là một trong những rất nhiều điều đề nghị của Nguyễn Trường Tộ để canh tân đất nước - để đưa xã hội Việt Nam vào luật pháp, đưa con người sống trong luật pháp nhằm góp phần làm cho Việt Nam thoát khỏi lạc hậu và hiểm họa mất nước. Bản điều trần số 27 biểu hiện tấm lòng yêu nước của một trí thức theo đạo Thiên Chúa đi trước thời đại, tiếp cận tư tưởng nhà nước pháp quyền, khát khao muốn đi đất nước đi lên theo hướng hiện đại, tiên tiến như các nước phương Tây khi đó. Tư tưởng pháp trị mà Nguyễn Trường Tộ trình bày trong bản điều trần vừa có ý nghĩa tiến bộ về luật pháp, vừa có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi cho người dân thời đó. Cho đến nay, đều này vẫn còn nguyên giá trị.
Đề bài: Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Trường Tộ và tác phẩm "Xin lập khoa luật
Bài văn mẫu Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Trường Tộ và tác phẩm "Xin lập khoa luật
I. TÁC GIẢ
- Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) là một tri thức yêu nước và theo đạo Thiên Chúa. Ông là người làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Nguyễn Trường Tộ sớm được tiếp xúc với tư tưởng phương Tây nên ông có nhiều tư tưởng tiến bộ, Ông đã dâng lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần có giá trị, tập trung ở Tế cấp bát điều nhưng tiếc là không được chấp nhận.
- Tế cấp bát điều là bản điều trần thứ 27 của Nguyễn Trường Tộ. Bản điều trần thể hiện tài năng và tư tưởng tiến bộ của ông. Trong bản điều trần ông chỉ ra tám việc cần làm gấp để canh tân đất nước, thể hiện suy nghĩ sắc sảo và tầm nhìn xa trông rộng của tác giả.
- Đoạn Xin lập khoa luật đã đưa ra những lí do rất xác đáng về việc mở khoa luật để dạy cho người việt Nam. Với cái nhìn tiến bộ và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ rõ vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội. Và cuối cunghfg kẳng định việc lập khoa luật đê dạy luật phsp cho nhân dân là cần thiết và đúng đắn.
II. TÁC PHẨM
Trích từ bản điều trần số 27: "Tế cấp bát điều" bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.
- Đoạn 1, tác giả nêu ra các nội dung của luật để khẳng định khả năng bao quát của luật đối với xã hội. Sau đó, khẳng định vai trò của luật đối với việc trị dân của vua.
+ Luật bào gồm: "kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ". Có nghĩa là luật bao trùm cả vấn đề đạo đức và trách nhiệm. Cũng ở đây, tác giả chỉ ra tác dụng của luật: quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn". Ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của luật đối với việc trị dân của vua. Tác giả đã đề cập đến vấn đề dân chủ trong việc thi hành luật pháp.
+ Tác giả đã vào đề theo cách trực tiếp. Cách vào đề đó giúp cho người đọc chủ động tiếp nhận những nội dung được trình bảy ở phần sau.
+ Trong chế độ phong kiến, vua là trên hết nhưng tác giả đã dùng những lí lẽ thuyết phục nhà vua tuân theo pháp luật, đó là "Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chũ kí của các quan trong bộ ấy. Làm thế là để cho dân chúng thấy rõ đạo công bằng. Vả lại vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái…"
+ Nguyễn Trường Tộ viết "Phàm những ai đã nhập ngạch bộ Hình xử đoán…được một bậc" là đúng. Bởi vì, điều đó sẽ khiến cho các vị quan thực hành luật pháp có thể xử án một cách vô tư, đảm bảo sịư công minh, công bằm của luật, "để giúp cho các vị này được thong dong trong việc chấp hành luật pháp không bị một bó buộc nào cả".
- Đoạn 2, tác giả khẳng định vai trò của luật.
+ Ông đã chỉ ra rằng, lí thuyết của sách Nho "chỉ là nói suông trên giấy", đó là những lẽ phải nhưng tự nó không có đủ khả năng làm cho mọi người thay đổi tâm tính, tự giác sửa mình. Đưa ra những nhược điểm của việc trị dân bằng lí thuyết nhà Nho, tác giả không chỉ hướng đến mục đích phê phán sách Nho mà để khẳng định luật cần thiết đối với sự ổn định của xã hội. Nho gia giáo dục con người bằng đạo đức, bằng những tấm gương đạo đức của quá khứ nên nặng tính lí thuyết suông.
+ Cuối mỗi điều phê phán Nho giáo, Nguyễn Trường Tộ kết lại bằng lời của Khổng Tử khiến cho lí lẽ của ông càng thuyết phục người nghe, nhất là nhà Nho vốn rất bảo thủ. Luật có vai trò biến lí thuyết của sách Nho thành hiện thực.
- Đoạn 3, Nguyễn Trường Tộ đã lí giải thấu đáo vai trò của luật, đồng thời giải quyết triệt để những nghi ngờ về khả năng của luật. Ông dùng lập luận để bác bỏ quan điểm "luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi". Ông khẳng định "trái luật là tội, giữ đúng luật là đức". Để khẳng định tác giả đã dùng các câu nghi vấn tu từ. Bằng lập luận rõ ràng, lí lẽ thấu đáo, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ ra một cách thuyết phục sự cần thiết của việc dùng luật để trị dân. Từ đó khẳng định: lập khoa luật để dạy dân hiểu luật là việc làm cấp thiết.
Với cái nhìn tiến bộ và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ rõ vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội. Tư tuởng ấy của ông dù được nói đến cách đây hàng trăm năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11