Lưu biệt khi xuất dương - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12 - Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn lớp 12 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 3,962 29/10/2024
Tải về


Tác giả tác phẩm: Lưu biệt khi xuất dương - Ngữ văn 12

I. Tác giả Phan Bội Châu

Lưu biệt khi xuất dương - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Cánh diều

- Phan Bội Châu (1867-1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, biệt hiệu chính Sào Nam

- Là nhà nho đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới. Ông học hành thi cử không phải để làm quan mà là để trang bị vốn hiểu biết, tạo uy tín chuẩn bị cơ sở cho hoạt động Cách mạng

- Phan Bội Châu là lãnh tụ các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.

- Các tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử, Phan Sào Nam văn tập, Phan Bội Châu niên biểu,...

- Phong cách nghệ thuật: văn chương là vũ khí để tuyên truyền cổ động, thơ văn ông đã làm rung động biết bao con tim yêu nước.

II. Tìm hiểu văn bản Lưu biệt khi xuất dương

1. Thể loại

- Tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương thuộc thể loại: thất ngôn bát cú.

2. Xuất xứ

- Tôn Quang Phiệt dịch, Văn thơ Phan Bội Châu, NXB Văn học, Hà Nội, 1965.

3. Hoàn cảnh sáng tác Lưu biệt khi xuất dương

- Bài thơ được sáng tác vào năm 1905 trước lúc tác giả sang Nhật Bản tìm một con đường cứu nước mới, ông làm bài thơ này để giã từ bè bạn, đồng chí

4. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

5. Bố cục Lưu biệt khi xuất dương

- Phần 1 (4 câu đầu): Quan niệm mới về chí làm trai, cùng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.

- Phần 2 (còn lại): Ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.

6. Giá trị nội dung

- Bài thơ khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi nổi và khát vọng cháy bỏng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.

7. Giá trị nghệ thuật

- Giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, chất lãng mạn toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà thơ.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Lưu biệt khi xuất dương

1. Hai câu đề

- Trước hết câu thơ vẫn nói đến chí nam nhi, một quan niệm nhân sinh phổ biến thời phong kiến: nam nhi phải làm nên nghiệp lớn xưng danh với thiên hạ, phải lạ ở trên đời.

- Thế nhưng trong quan niệm cuả mình cụ Phan đã có điểm nhìn mới mẻ, sáng tạo hơn: Há để càn khôn tự chuyển dời.

+ Thời xưa người ta thưởng phó mặc cuộc đời cho hai chữ số phận, mệnh người do trời định đoạt.

+ Nhưng với cụ Phan làm trai sao lại để như vậy, phải tự mình chủ động xoay chuyển thời thế (đặt trong hoàn cảnh hiện tại câu thơ ngụ ý nói tới việc tìm đường cứu nước)

+ Hình thức câu hỏi tu từ khiến câu thơ xoáy sâu và tâm trí người đọc đặc biệt là các đấng nam nhi.

Lưu biệt khi xuất dương - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Cánh diều

2. Hai câu thực

- Tác giả đã thể hiện rõ cái tôi công dân đầy tinh thần trách nhiệm gánh vác giang sơn, đồng thời mang ý kích lệ ý thức này ở các trang nam nhi.

- Một người sống vì dân vì nước tên tuổi sẽ lưu truyền ngàn năm.

⇒ Hai câu thơ cụ thể hóa lẽ sống của trang nam nhi: phải tự giác chủ động, lưu danh thiên cổ. Đồng thời thúc giục mọi người sống có ích.

3. Hai câu luận

- Chí nam nhi được gắn chặt vào hoàn cảnh hiện tại của đất nước:

+ Hiện lên trong câu thơ là nỗi đau mất nước, nỗi nhục của thân phận nô lệ cùng sự phản kháng ngầm, không cam chịu (sống thêm nhục).

+ Trung quân ái quốc là tư tưởng đạo đức nho gia nhưng hiện nay còn đâu vua hiền mà trung, sách vở thánh hiền đâu cứu được thời buổi nước mất nhà tan nàyè câu thơ thức tỉnh hành động thiết thực, yêu nước là phải cứu nước.

- Bằng sự quyết liệt táo bạo của nhà cách mạng đi trước thời đại Phan Bội Châu đang đối đầu, phản bác trực tiếp nền học vấn cũ, thức tỉnh những chí sĩ yêu nước.

4. Hai câu kết

- Những hình ảnh kì vĩ, lớn lao: biển Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc phù hợp với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của chủ thể trữ tình.

- Câu thơ cuối chứa đựng một hình ảnh hào hùng lãng mạn thể hiện tư thế, khát vọng lên đường của người chí sĩ yêu nước, khơi gợi được nhiệt huyết cả một thế hệ.

IV. Đọc văn bản Lưu biệt khi xuất dương

Phiên âm

Bài thơ: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu): nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 11

Dịch nghĩa

Bài thơ: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu): nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 11

Dịch thơ

Bài thơ: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu): nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 11

V. Dàn ý tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

1. Hai câu đề

- Trước hết câu thơ vẫn nói đến chí nam nhi, một quan niệm nhân sinh phổ biến thời phong kiến: nam nhi phải làm nên nghiệp lớn xưng danh với thiên hạ, phải lạ ở trên đời

- Thế nhưng trong quan niệm cuả mình cụ Phan đã có điểm nhìn mới mẻ, sáng tạo hơn: Há để càn khôn tự chuyển dời

+ thời xưa người ta thưởng phó mặc cuộc đời cho hai chữ số phận, mệnh người do trời định đoạt

+ nhưng với cụ Phan làm trai sao lại để như vậy, phải tự mình chủ động xoay chuyển thời thế (đặt trong hoàn cảnh hiện tại câu thơ ngụ ý nói tới việc tìm đường cứu nước)

+ hình thức câu hỏi tu từ khiến câu thơ xoáy sâu và tâm trí người đọc đặc biệt là các đấng nam nhi

2. Hai câu thực

- Tác giả đã thể hiện rõ cái tôi công dân đầy tinh thần trách nhiệm gánh vác giang sơn, đồng thời mang ý kích lệ ý thức này ở các trang nam nhi

- Một người sống vì dân vì nước tên tuổi sẽ lưu truyền ngàn năm

⇒ Hai câu thơ cụ thể hóa lẽ sống của trang nam nhi: phải tự giác chủ động, lưu danh thiên cổ. Đồng thời thúc giục mọi người sống có ích

3. Hai câu luận

- Chí nam nhi được gắn chặt vào hoàn cảnh hiện tại của đất nước:

+ hiện lên trong câu thơ là nỗi đau mất nước, nỗi nhục của thân phận nô lệ cùng sự phản kháng ngầm, không cam chịu (sống thêm nhục)

+ trung quân ái quốc là tư tưởng đạo đức nho gia nhưng hiện nay còn đâu vua hiền mà trung, sách vở thánh hiền đâu cứu được thời buổi nước mất nhà tan này câu thơ thức tỉnh hành động thiết thực, yêu nước là phải cứu nước

- Bằng sự quyết liệt táo bạo của nhà cách mạng đi trước thời đại Phan Bội Châu đang đối đầu, phản bác trực tiếp nền học vấn cũ, thức tỉnh những chí sĩ yêu nước

4. Hai câu kết

- Những hình ảnh kì vĩ, lớn lao: biển Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc phù hợp với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của chủ thể trữ tình

- Câu thơ cuối chứa đựng một hình ảnh hào hùng lãng mạn thể hiện tư thế, khát vọng lên đường của người chí sĩ yêu nước, khơi gợi được nhiệt huyết cả một thế hệ

5. Nghệ thuật

- Âm hưởng hào hùng

- Giọng thơ tâm huyết, sôi sục

VI. Một số đề văn bài Lưu biệt khi xuất dương

Đề bài: Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu

Bài văn mẫu

Phan Bội Châu được coi là một trong số những anh hùng kiệt xuất có tầm ảnh hưởng lớn đối với cách mạng Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XX. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ông chưa một lần được hưởng niềm vui chiến thắng nhưng tình yêu đất nước, khát vọng hòa bình và ý chí đấu tranh của ông luôn là ngọn lửa tiếp thêm nhiệt huyết, đam mê cho nhiều thế hệ sau này. Mà trước hết, thơ ca là mặt trận để ông bộc lộ điều ấy. Lưu biệt khi xuất dương là một bài thơ như thế. Ra đời vào thời điểm, nhà thơ chuẩn bị lên đường sang Nhật để thực hiện chí lớn, tác phẩm đã thể hiện niềm khát khao mãnh liệt, mong chờ một sự nghiệp kinh bang tế thế thay đổi vận mệnh cho nước nhà:

Làm trai phải lạ ở trên đời

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi

Bài thơ mở đầu bằng một quan niệm rất quen thuộc của Nho giáo: chí làm trai.v

Làm trai phải lạ ở trên đời,

Há để càn khôn tự chuyển dời.

Nếu đặt trong mạch nguồn của thơ ca trung đại, việc đề cập đến lý tưởng xã hội này là điều rất dễ thấy. Danh tướng đời Trần Phạm Ngũ Lão và sau này là bậc nho sĩ tài tử Nguyễn Công Trứ đã từng đề cập.

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

(Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão)

Đã mang tiếng ở trong trời đất,

Phải có danh gì với núi sông.

(Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ)

Cái chí của đấng nam nhi ở đây là công, là danh. Họ trông vào đó mà tìm kiếm sự nghiệp, khẳng định bản thân mình trước cuộc đời, trước mọi người. Nhưng cách thể hiện của Phan tiên sinh trong bài thơ này lại gây một ấn tượng mạnh. Cái chí của kẻ làm trai lại trở nên kì vĩ, lớn lao. Bởi nó được đặt trong một không gian đặc biệt, đó là vũ trụ. Nếu nhìn từ không gian ấy, bậc nam nhi sẽ còn có nhiều khao khát hơn là công và danh. Chữ lạ trong bản dịch thơ tuy hay nhưng chưa làm toát lên được ý nghĩa từ chữ trong văn bản gốc. Làm trai phải lạ cần được hiểu là làm được những việc kì lạ, kiệt xuất, phi thường. Muốn làm được điều ấy, người quân tử phải được đặt trong một không gian không thể là trên đời được, mà phải là càn khôn. Vì “đời” tưởng rộng mà hóa ra lại hẹp, mới chỉ là thế giới loài người, còn “càn khôn” là vũ trụ bao la. Cho nên cái hay trong hai câu đề là không gian ấy đến câu thứ hai mới xuất hiện, nó làm tôn lên hình ảnh một bậc nam nhi đại trượng phu, hào kiệt dõng dạc hô vang ở câu đầu rằng phải lạ. Có nghĩa là đấng nam tử đâu chỉ trông chờ, thụ động, phó mặc cho tạo hóa xoay vần, mà phải chủ động, dấn thân thay đổi cả càn khôn, trời đất, cải tạo cả vũ trụ, giang sơn. Mạnh mẽ hơn là phải biết sống hiển hách, dám mưu đồ những việc lớn, kinh thiên động địa, đất nước lâm nguy thì ra tay cứu nước, thay đổi lịch sử. Cảm hứng sử thi, lãng mạn đã nâng tầm chí làm trai lên một diện mạo mới. Đặt trong bối cảnh ra đời bài thơ, hình ảnh đấng nam nhi mang tầm vóc vũ trụ ấy đã mở đầu cho một khúc khải hoàn ca đầy hùng tráng, phi thường về ý chí và tinh thần yêu nước.

Hai câu đề đã mở ra không gian rộng lớn, đến hai câu thực lại mang tới độ tối đa trong thời gian của đời người:

Trong khoảng trăm năm cần có tớ,

Sau này muôn thuở, há không ai?

Trong quan niệm chung về đấng nam nhi ở trên, Phan Bội Châu đã nêu lên được ý thức cá nhân đầy khảng khái của bản thân mình. Đến hai câu này, ý thức cá nhân ấy càng rõ hơn. Có thể hiểu trong khoảng một trăm năm này, không thể thiếu được ta. Ta phải trở thành nhân vật lịch sử, ta có sứ mệnh xoay chuyển càn khôn để thay đổi cả bộ mặt lịch sử của thế kỉ này. Ta bỗng vút lên giữa cái vô cùng vô tận của không gian và thời gian như thế, bảo sao lại không tráng lệ, lộng lẫy. Chữ tớ dịch khá thú vị, vừa có chút dí dỏm vừa vẫn khẳng định cái tôi đầy mạnh mẽ. Ý thức cá nhân được vươn cao, vươn rộng theo không gian và còn vươn dài theo cả thời gian nâng tầm nhận thức cao cả về sứ mệnh của con người trước lịch sử. Cái tôi như thế thật là vừa lãng mạn vừa kiêu hùng!

Xoay chuyển càn khôn, làm chủ lịch sử tưởng chừng như đã quá to tát, ấy vậy mà cái phải lạ của bậc anh hào còn khiến người ta bất ngờ hơn:

Non sông đã chết, sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài.

Trong bối cảnh của sự chuyển giao thời đại, dẫu có mới mẻ đến đâu cũng vẫn phải có sự thay đổi dần dần. Nhưng nhận thức của Phan tiên sinh lại khiến người ta thấy thật phi thường. Đúng non sông đã chết là cách nhân hóa rất chân thực cho hiện tại của nước nhà. Kẻ thù ngoại bang chiếm lấy chủ quyền thì coi như đất nước đã chết. Câu thơ uất nghẹn trước thực trạng đau thương của dân tộc. Nhưng cái mạnh mẽ của đấng nam nhi trước Tổ quốc như thế buộc phải nhận ra sống chỉ thêm nhục. Vì thế cái cần nhất, cái lý tưởng nhất của một thời hiền thánh giờ cũng chẳng còn ý nghĩa, có đọc sách cũng ngu thôi. Vậy là hai thứ quan trọng ấy mà còn tiếp tục sống, tiếp tục học thì chẳng khác nào đã để tự mình phó mặc cho số phận, để càn khôn nó tự chuyển dời, để tiếp tục sống một trăm năm đầy vô nghĩa. Có lẽ vậy mà, cuộc đời Phan Sào Nam tuy sống trọn vẹn trong cảnh đất nước lầm than, trải qua bao lần thất bại đau đớn nhưng ông vẫn cống hiến đầy hiển hách, vinh quang. Hai câu thơ đã chứng tỏ một sự chuyển mình của thời đại, nếu nói không quá lên, thật là vĩ đại. Nhận ra lẽ vinh nhục trong cảnh đất nước ấy là thường tình, nhưng dám chối bỏ, phủ định cả một nền học thức của một kẻ vốn xuất thân từ cửa Khổng, sân Trình như cụ Phan, thì đó là một điều rất phi thường.

Vậy không thể sống như thế với thực tại, muốn mưu đồ việc xoay chuyển càn khôn phải tiến đến hành động. Và hành động ấy chỉ có thể là xuất dương.

Muốn vượt bể đông theo cánh gió,

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Hai câu kết thật đẹp! Hình ảnh miêu tả có phần ước lệ tượng trưng tạo nên một cảnh tượng biển trời, gió bão, sóng bạc thật hùng vĩ. Nó làm toát lên cái hùng tâm tráng trí của kẻ sĩ yêu nước cháy bỏng mà ở câu thơ cuối: thiên trùng bạch lãng nhất tề phi, bản dịch chưa làm toát lên được. Đúng hơn là biển mênh mông, gió bát ngát, sóng bạc muôn trùng và ý chí, khát vọng của con người cùng nhau hòa quện làm một mà nhất tề phi (cùng bay lên). Tâm thế ra đi cũng rộng lớn, tráng lệ như biển trời vậy. Có cái hào sảng, quyết tâm, mạnh mẽ, nhiệt huyết khi lên đường. Người ở lại – bạn bè bằng hữu, chắc chắn cảm nhận được khát vọng, lý tưởng trong hành động kiệt xuất của con người kiệt xuất ấy.

Bài thơ khép lại trong một niềm hân hoan, hứng khởi trào dâng mãnh liệt của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. Sự kết hợp đầy mới mẻ giữa cách thể hiện đậm chất thơ văn trung đại với những tư tưởng nội dung đậm hơi thở của nhịp sống đương thời đã hình tượng hóa một cách lãng mạn và hào hùng của người chí sĩ yêu nước những năm đầu thế kỉ XX. Giọng thơ nhiệt huyết, lay động này đã tiếp thêm sức mạnh, đã thổi bùng khát khao cho biết bao kẻ sĩ thời ấy có mong muốn thực hiện chí lớn vì sự nghiệp dân tộc của mình.

Đề bài: Phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu

Bài văn mẫu

Thế kỉ XX, đặc biệt là những năm đầu, đất nước, nhân dân ta đã ghi nhận nhiều gương mặt các nhà cách mạng, nhà chí sĩ yêu nước lỗi lạc như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,… và không thể không kể đến Phan Bội Châu. Đóng góp to lớn của ông đối với thời đại khó mà kể hết được, trước hết là tinh thần yêu nước. Đã nhiều lần ông gửi gắm điều ấy trong các sáng tác sục sôi ý chí căm hơn, thúc giục thế hệ trẻ phải đứng lên đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Một trong số đó, có Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa thành công hình ảnh người chí sĩ yêu nước lúc lên đường thực hiện ước mơ lớn:

Làm trai phải lạ ở trên đời

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi

Thật chẳng khó nhận ra, những năm đầu của thế kỉ XX tinh thần yêu nước đã lớn mạnh như thế nào, trước hết xuất phát từ những bậc nho sĩ. Thất bại của phong trào Cần Vương, hay câu chuyện “Bình Tây phục quốc” không thành… đất nước vẫn rơi vào tay giặc là hiện thực buồn bã của dân tộc. Nhưng sức mạnh của truyền thống yêu nước cả ngàn năm dội về, cùng với những “tân thư” mới mẻ của thời đại, đã tạo ra những phong trào: Duy tân, Đông Du, Đông kinh nghĩa thục… làm thức tỉnh cả một lớp nhà nho nhiệt huyết. Họ đã hành động theo tiếng gọi của lịch sử: kẻ cắt phăng búi tóc trên đầu mà đoạn tuyệt với lối học cử tử để đi tìm lí tưởng mới, kẻ tạm biệt gia đình, người thân, quê hương đi Tàu, đi Xiêm, đi Nhật để hướng về một chân trời mới đầy hi vọng và ước mơ. "Tất cả chí hướng của thế hệ trí thức yêu nước đã nhằm vào một mục tiêu vĩ đại: "khôi phục nước nhà" (Đặng Thai Mai). Phan Bội Châu cũng mưu đồ sự nghiệp ấy tới đất nước Nhật Bản. Chưa bàn con đường ấy đúng sai, nhưng ông đã tạo nên một luồng sinh khí mạnh mẽ thổi bùng khát vọng đấu tranh của dân tộc trong một thời gian dài. Lưu biệt khi xuất dương ra đời trong bối cảnh như thế. Khúc trang ca khi lên đường này ông viết để giã từ bạn bè, đồng chí nhưng đã khắc họa đầy chân thực và lãng mạn hình ảnh người chí sĩ yêu nước trong lúc ra đi.

Chân dung bậc nho sĩ ái quốc hiện lên trong dáng vẻ phi thường thách thức cả không gian và thời gian:

Làm trai phải lạ ở trên đời

Sau này muôn thuở há không ai?

Người chí sĩ đó vẫn mang theo khát vọng chí làm trai thuở trước, nhưng khát vọng ấy thật oai hùng, phi thường của một bậc vĩ nhân. Có hai vấn đề, mà không phải là sự nghiệp “công danh” thông thường đấng nam nhi hay nghĩ tới, đó là phải lạ giữa càn khôn và phải cần có tớ trong khoảng trăm năm này. Phan Bội Châu lựa chọn không gian và thời gian đặc biệt để cái chí của kẻ làm trai được thỏa sức tung hoành. Cái lạ là phải làm nên được những điều kì diệu, phi thường không phải ở đời mà phải giữa càn khôn. Suốt một trăm năm đời người không thể sống hoài, sống phí mà phải trở thành nhân vật lịch sử lớn lao. Ý thức cá nhân, bản ngã lịch sử đẩy tâm tư của người chí sĩ thoát khỏi những suy nghĩ thông thường mà khát vọng mưu đồ việc lớn, xoay chuyển càn khôn, cụ thể là đất nước lâm nguy thì cần phải ra tay cứu nước. Tớ cần phải xoay vần vũ trụ, phải làm điều kinh thiên động địa trong thế kỉ này. Ở Phan tiên sinh, cái tôi yêu nước đầy chủ động, không trông chờ, không hô hào mà trở thành lý tưởng hành động.

Bởi vậy cái phải lạ không phải là một lời nói suông, mà trở thành hành động thực sự:

Non sông đã chết sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.

Người chí sĩ yêu nước như nhân vật trữ tình trong bài thơ này thật khiến người ta thán phục. Cái tráng lệ trong tinh thần không chỉ toát ra từ ý thức cá nhân đầy mạnh mẽ mà ở cả nhận thức đã hoàn toàn chuyển mình. Nhiều nhà nho thời ấy đều biết sự nhục nhã khi phải sống trong cảnh ngoại bang xâm lăng, sự vô nghĩa khi giá trị của nền học vấn cũ giờ đây đã không còn phù hợp. Nhưng để viết nó ra một cách đầy khảng khái, khí chất chỉ có Phan Bội Châu. Cách ông hình tượng hóa hiện thực đất nước rất chân thực: non sông đã chết. Nó không đơn thuần còn là lẽ sống vinh nhục, mà là nỗi đau của nước mất nhà tan. Từ đó không chỉ riêng ông mà biết bao người chí sĩ đã từng là “sản phẩm” của một nền Hán học uy nghi, vững chãi cả ngàn năm, đã từng xuất thân từ chốn cửa Khổng sân Trình cũng đau đớn nhận ra, cái hiền thánh năm xưa đã không còn. Nếu ở trên, hình ảnh người chí sĩ yêu nước thật ngang tàng, thách thức, có phần bướng bỉnh trước vũ trụ, cuộc đời, thì đến đây còn trở nên quật cường, quyết liệt hơn trong nhận thức. Còn sống là còn nhục, còn học là còn ngu. Táo bạo, dứt khoát, người chí sĩ ấy không né tránh mà đối diện với hiện thực thật oai hùng. Bởi vậy điều lạ trong con người của nhân vật trữ tình đã đánh dấu một bước ngoặt trong tư duy yêu nước của thời đại.

Muốn làm điều kinh thiên động địa, muốn làm cho đất nước thoát cảnh lầm than, muốn thay đổi con đường cứu nước cho dân tộc, người chí sĩ đã vượt xa hơn lời nói mà trở thành hành động cụ thể, đó là: xuất dương.

Muốn vượt bể đông theo cánh sóng

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Hai câu thơ cuối hình ảnh người chí sĩ lên đường thật phi thường, oai hùng mà lãng mạn. Cái nhất thể giữa tự nhiên và con người, giữa ngoại cảnh và ý chí đã đẩy bức chân dung nhân vật lịch sử năm ấy như một bức tượng đài sừng sững, nguy nga. Vẫn là không gian rộng lớn của biển khơi, vẫn là cái mạnh mẽ của muôn trùng sóng bạc nhưng lại hòa cùng nhau mà đẩy khát vọng, hoài bão của người chí sĩ vút cao. Ba chữ nhất tề phi bản dịch đã không nhắc tới, khiến sắc thái, tinh thần của kẻ sĩ lên đường chưa thể lột tả hết được. Cảnh tượng cuối bài thơ đã cho thấy một bầu nhiệt huyết sục sôi, lý tưởng lớn lao của bậc sĩ phu yêu nước khi lên đường. Điều đó đã tạo nên một khúc khải hoàn ca thật tráng lệ, hào hùng để mang theo bao hi vọng, bao niềm tin, bao ước mơ về một tương lai tươi sáng của dân tộc.

Tinh thần yêu nước của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu không phải tự nhiên có sức ảnh hưởng to lớn đến thời đại mà ông sống đến vậy. Bởi tinh thần đó đã khai sáng biết bao nhiêu kẻ sĩ còn mò mẫm trên hành trình phục sinh Tổ quốc. Dẫu Phan tiên sinh sau này vẫn chưa thành công được trong sự nghiệp kinh bang tế thế, nhưng lòng yêu nước và sức mạnh quả cảm của tấm lòng ấy mãi mãi trở thành ngọn lửa sáng rực cả bầu trời Cách mạng những năm nửa đầu thế kỉ XX. Lưu biệt khi xuất dương bởi vậy không còn là bài thơ giãi bày cảm xúc lưu luyến, bịn rịn trong cảnh chia tay thông thường mà là ý chí quyết tâm ra đi để mưu đồ nghiệp lớn. Bài thơ mãi mãi còn đó sự bất diệt trong khát vọng đấu tranh và tinh thần yêu nước cho những thế hệ sau này.

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu

Bài văn mẫu

Phan Bội Châu vị lãnh tụ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Mặc dù mang trong mình tâm huyết lớn lao song sự nghiệp của ông lại không thành, nhưng lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng của ông vẫn lưu mãi muôn đời. Ông dùng thơ văn của mình như một thứ vũ khí đắc lực để cổ vũ, tuyên truyền cách mạng. Xuất dương khi lưu biệt là một trong những bài thơ như vậy.

Thực dân Pháp xâm lược nước ta, đã có nhiều phong trào nổ ra, trong đó nổi bật nhất là phong trào Cần Vương nhưng cuối cùng vẫn bị dập tắt, nó là sự báo hiệu cho việc cứu nước theo con đường phong kiến đã không còn thích hợp. Trước thực trạng chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, phong trào cách mạng mới của Phan Bội Châu đã hé mở một hi vọng mới, ông cùng những người cùng chí hướng đã lập ra Duy tân hội. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật, mở đầu cho phong trào Đông Du. Tác phẩm Xuất dương lưu biệt được viết trước khi ông lên đường. Tác phẩm thể hiện lòng yêu nước sâu lặng của tác giả.

Hoài bão cuộc đời, chí khí làm trai của Phan Bội Châu được bộc lộ trực tiếp ngay trong câu thơ đầu tiên của tác phẩm:

Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời.

Câu thơ bắt đầu bắt motip rất phổ biến trong văn học trung đại đó là “làm trai” tức để nói về nghĩa vụ, trách nhiệm của một nam nhi đối với cuộc đời, đối với đất nước. Đây là quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo. Câu thơ gợi cho ta nhớ đến rất nhiều bài thơ nói chí phổ biến trong văn học trung đại như: “Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão) hay “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi song” (Nguyễn Công Trứ). Đến đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu tiếp tục nhắc lại quan niệm về chí làm trai, nhưng trong cách thể hiện của ông mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Làm trai là “phải lạ” tức là phải biết sống một cách phi thường, hiển hách, dám xoay vần, chuyển đất, không thể là một kẻ sống cuộc đời tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo thời thế, để con tạo tự xoay vần cuộc đời mình. Bởi vậy mà:

Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai?

Trong khoảng trăm năm là cả một đời người với biết bao biến cố có thể xảy ra, Phan Bội Châu tự tin khẳng định: “cần có tớ” cái tôi cái nhân xuất hiện thật ngạo nghễ, thật chủ động. Cần có ông không phải để được vui chơi, hưởng lạc mà là để cống hiến tận lực, tận tâm cho đời, để tiếng thơm còn lưu danh muôn thuở. Trong thời cuộc lúc bấy giờ đầy rối ren, thử hỏi mấy ai có thể chủ động đứng ra nhận lấy trách nhiệm vừa cao cả, vừa nặng nề ấy cho bản thân. Câu thơ của ông càng khiến ta cảm phục hơn về nhân cách cao đẹp, lớn lao ấy.

Với bốn câu thơ đầu người đọc có thể thấy hình tượng người chí sĩ hiện lên là người có khát vọng làm những việc lớn lao, trọng đại. Đồng thời ông cũng đầy ý thức về cái tôi của bản thân nhưng không phải là cái tôi hưởng thụ mà là cái tôi công dân đầy trách nhiệm. Có ý thức cống hiến cho đời. Giữa thời buổi tối tăm đó ý thức làm trai, khát vọng xoay chuyển vũ trụ và hoài bão lớn lao của Phan Bội Chây có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Bốn câu thơ cuối thể hiện chí làm trai trong hoàn cảnh thực tế:

Non sông đã chết sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài

Muốn vượt biển đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Câu thơ là nỗi đau đớn, xót xa quặn thắt của nhân vật trữ tình trước thực tế nước nhà đã bị mất chủ quyền, nhân dân phải sống trong vòng nô lệ. Phan Bội Châu cũng ý thức rõ về sự hết thời của Nho học, sách vở thánh hiền không còn có ý nghĩa gì cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Ông vốn xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, vậy nhưng ông không hề bao biện mà thấy rõ sự bất lực, vô ích của lối học cũ, mang trong mình quyết tâm tìm ra con đường mới để giải phóng đất nước. Đây là một ý tưởng hết sức mạnh mẽ, táo bạo. Sự táo bạo đó bắt nguồn từ nhiệt huyết nồng cháy, lòng yêu nước nồng nàn, muốn nhanh chóng thực hiện sự nghiệp cứu nước. Đồng thời cũng do ông chịu ảnh hưởng từ những cuốn “tân thư” được truyền bá bí mật vào nước ta lúc bấy giờ. Chính những yếu tố đó đã thôi thúc ông tìm một hướng đi mới, con đường mới để cứu nước, cứu dân.

Với giọng điệu tràn đậy nhiệt huyết và cảm xúc, bài thơ đã khắc họa một cách chân thực và đầy đủ khí phách ngang tàng, táo bạo quyết liệt của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Đồng thời tác phẩm này cũng cho người đọc thấy nét tính cách nổi bật trong con người ông đó là cá tính mạnh mẽ, ưa hành động, lòng yêu nước nồng nàn, sâu đậm.

VII. Sơ đồ tư duy Lưu biệt khi xuất dương

Lưu biệt khi xuất dương

1 3,962 29/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: