Viết trang 74, 75 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Viết trang 74, 75 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 1,179 26/01/2023


Viết trang 74, 75 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

Bài viết 3:

Chính tả

Tiếng Việt lớp 3 trang 74 Câu 1: Nghe - viết: Trần Bình Trọng

Trả lời:

Trần Bình Trọng

Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc.”. Giặc tức giận giết ông. Khi ấy, ông mới 26 tuổi.

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam

- Cách viết:

+ Viết hoa chữ cái đầu câu, chú ý các lỗi chính tả

+ Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái,

cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.

Tiếng Việt lớp 3 trang 74 Câu 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống:

a) Chọn l hay n?

Viết trang 74, 75 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

b) Chọn v hay d?

Viết trang 74, 75 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Chọn chữ phù hợp với ô trống:

a) Chọn l hay n?

Các anh về 

Xôn xao làng bé nhỏ.

Nhà lá đơn sơ

Tấm lòng rộng mở

Nồi cơm nấu dở

Bát nước chè xanh

Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.

b) Chọn v hay d?

Rừng xa vọng tiếng chim gù

Ngân nga tiếng suối, vvu gió ngàn.

Mùa xuân đẫm lá ngụy trang

Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai.

Ba lô nặng, súng cầm tay

Đường xa biết mấy dặm dài nhớ thương.

Tiếng Việt lớp 3 trang 75 Câu 3: Thi tìm nhanh những từ gồm 2 tiếng:

a) Cả 2 tiếng đều bắt đầu bằng l hoặc n. VD: long lanh, no nê.

b) Cả 2 tiếng đều bắt đầu bằng v hoặc d. VD: vững vàng, dẻo dai.

Trả lời:

Thi tìm nhanh những từ gồm 2 tiếng:

a) Cả 2 tiếng đều bắt đầu bằng l hoặc n: nóng nảy, nung nấu, long lánh, lấp lánh, lung linh,…

b) Cả 2 tiếng đều bắt đầu bằng v hoặc d: vội vã, vấp váp, vuông vắn, duyên dáng, dịu dàng,…

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chia sẻ và đọc: Chú hải quân (trang 66, 67, 68 Tiếng Việt lớp 3): Nói điều em biết về những người trong mỗi tranh dưới đây...

Tự đọc sách báo (trang 68 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về bảo vệ Tổ quốc...

Viết (trang 68 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Uông Bí...

Nói và nghe: Kể chuyện: Chàng trai làng Phù Ủng (trang 69 Tiếng Việt lớp 3): Nghe và kể lại câu chuyện...

Đọc: Hai Bà Trưng (trang 69, 70, 71 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đoạn văn ứng với mỗi ý sau: Tội ác của giặc ngoại xâm...

Viết (trang 71 Tiếng Việt lớp 3): Viết đoạn văn về một anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết...

Đọc: Trận đánh trên không (trang 72, 73 Tiếng Việt lớp 3): Chú Lương và chú Sáu là ai? Họ có nhiệm vụ gì...

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 75, 76 Tiếng Việt lớp 3): Kể lại hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về đề tài bảo vệ Tổ quốc...

Đọc: Ở lại với chiến khu (trang 76, 77, 78 Tiếng Việt lớp 3): Trung đoàn trưởng nói gì với các chiến sĩ nhỏ...

Góc sáng tạo (trang 78, 79 Tiếng Việt lớp 3): Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu...

Tự đánh giá (trang 79 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 16, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì...

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 14: Anh em một nhà

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 17: Trái Đất của em

Bài 18: Bạn bè bốn phương

Bài 19: Ôn tập cuối năm

1 1,179 26/01/2023