Nhớ Việt Bắc trang 55, 56 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Đọc: Nhớ Việt Bắc trang 55, 56 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 870 lượt xem


Đọc: Nhớ Việt Bắc trang 55, 56 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

Bài đọc 4: Nhớ Việt Bắc

Nhớ Việt Bắc trang 55, 56 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

Tố Hữu

* Nội dung chính Nhớ Việt Bắc: Ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc và sự dũng cảm của con người Tây Bắc khi đánh giặc, sự chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất.

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 1: Bài thơ là lời của ai nói với ai? Chọn ý đúng:

a) Là lời của người sắp xa Việt Bắc nói với người dân Việt Bắc.

b) Là lời của người dân Việt Bắc nói với người sắp xa Việt Bắc.

c) Là lời của người dân Việt Bắc nói với nhau về quê hương.

Trả lời:

a) Là lời của người sắp xa Việt Bắc nói với người dân Việt Bắc.

Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 2: Tìm những hình ảnh đẹp về núi rừng Việt Bắc trong bài thơ.

Trả lời:

Những hình ảnh đẹp về núi rừng Việt Bắc trong bài thơ: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, mơ nở trắng rừng, đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng, rừng phách đổ vàng, rừng thu trăng rọi hòa bình, núi giăng thành lũy sắt dày.

Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 3: Tìm những hình ảnh đẹp về người dân Việt Bắc cần cù lao động.

Trả lời:

Những hình ảnh đẹp về người dân Việt Bắc cần cù lao động: dao gài thắt lưng, người đan nón chuốt từng sợi giang, cô em gái hái măng một mình.

Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 4: Những câu thơ nào nói lên lòng yêu nước của người dân Việt Bắc?

Trả lời:

Những câu thơ nói lên lòng yêu nước của người dân Việt Bắc:

"Nhớ khi giặc đến gặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây

Núi giang thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù."

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 1: Có thể thay vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây bằng dấu câu nào? Dấu câu ấy được dùng để làm gì?

Nhớ Việt Bắc trang 55, 56 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

a) Có thể thay vào chỗ trống dấu hai chấm. Trong câu, dấu hai chấm có tác dụng giải thích, làm rõ ý cho bộ phận câu đứng trước nó.

b) Không thể thay vào chỗ trống dấu hai chấm.

Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 2: Dựa theo nội dung bài đọc, em hãy viết tiếp vào vở câu dưới đây, trong câu có sử dụng dấu hai chấm:

Bài thơ Nhớ Việt Bắc đã khắc họa nên hình ảnh đồng bào các dân tộc Việt Bắc với những phẩm chất đáng quý...

Trả lời:

 Viết tiếp câu: Bài thơ Nhớ Việt Bắc đã khắc họa nên hình ảnh đồng bào các dân tộc Việt Bắc với những phẩm chất đáng quý: cần cù lao động, nghĩa tình thủy chung, kiên cường, một lòng yêu nước.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chia sẻ và đọc: Rừng gỗ quý (trang 45, 46, 47 Tiếng Việt lớp 3): Mỗi tấm ảnh dưới đây thể hiện hoạt động hoặc trang phục của một dân tộc ở Việt Nam...

Tự đọc sách báo (trang 47 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về các dân tộc anh em...

Viết (trang 48 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Trà Vinh...

Nói và nghe: Kể chuyện: Rừng gỗ quý (trang 48, 49 Tiếng Việt lớp 3): Kể lại câu chuyện Rừng gỗ quý theo lời của ông lão...

Đọc: Bên ô cửa đá (trang 49, 50 Tiếng Việt lớp 3): Tìm những hình ảnh trong các khổ thơ 1, 2 miêu tả vẻ đẹp của buổi sáng vùng cao...

Viết (trang 50, 51 Tiếng Việt lớp 3): Viết đoạn văn tả hình dáng, điệu bộ của 1, 2 nhân vật trong tranh minh họa câu chuyện Rừng gỗ quý...

Đọc: Hội đua ghe ngo (trang 51, 52, 53 Tiếng Việt lớp 3): Hội đua ghe ngo diễn ra vào dịp nào...

Viết (trang 53, 54 Tiếng Việt lớp 3): Nghe - viết: Hội đua ghe ngo (từ "Vào cuộc đua" đến hết)...

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 54, 55 Tiếng Việt lớp 3): Kể lại hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về các dân tộc anh em...

Góc sáng tạo (trang 57, 58 Tiếng Việt lớp 3): Chọn 1 trong 2 đề sau: Viết đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em...

Tự đánh giá (trang 58 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 14, em đã biết thêm những gì? đã làm thêm được những gì...

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Trái Đất của em

Bài 18: Bạn bè bốn phương

Bài 19: Ôn tập cuối năm

1 870 lượt xem