Trên hồ Ba Bể trang 4, 5, 6 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Chia sẻ và đọc: Trên hồ Ba Bể trang 4, 5, 6 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 1,214 26/01/2023


Chia sẻ và đọc: Trên hồ Ba Bể trang 4, 5, 6 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

Chia sẻ

Tiếng Việt lớp 3 trang 4 Câu 1: Đọc và giải các câu đố dưới đây:

Trên hồ Ba Bể trang 4, 5, 6 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Hình 1. Hồ Gươm

- Hình 2. Núi Phan-xi-păng

- Hình 3. Đà Lạt

- Hình 4. Thành phố Hồ Chí Minh

Bài đọc 1: Trên hồ Ba Bể

Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể

Núi dựng cheo leo, hồ lặng im

Lá rừng với gió ngâm se sẽ

Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.

 

Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể

Trên cả mây trời, trên núi xanh

Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ

Mái chèo khua bóng núi rung rinh.

 

Thuyền ta quanh quất trên Ba Bể

Đỏ ối vườn cam, thắm bãi ngô

Thuyền ơi, chầm chậm chờ ta nhé

Muốn ở đây thôi, chẳng muốn về!

(Hoàng Trung Thông)

Trên hồ Ba Bể trang 4, 5, 6 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1) 

* Nội dung chính Trên hồ Ba Bể: Vẻ đẹp thiên nhiên và tình cảm của tác giả trước khung cảnh Hồ Ba Bể.

Tiếng Việt lớp 3 trang 5 Câu hỏi: Ghép từ ngữ ở bên A với nghĩa phù hợp ở bên B:

Trên hồ Ba Bể trang 4, 5, 6 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Trên hồ Ba Bể trang 4, 5, 6 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Đọc hiểu:

Tiếng Việt lớp 3 trang 5 Câu 1: Đi thuyền trên hồ Ba Bể, tác giả nghe được những âm thanh gì?

Trả lời:

Đi thuyền trên hồ Ba Bể, tác giả nghe thấy tiếng lá rừng hòa với tiếng gió, tiếng chim.

Tiếng Việt lớp 3 trang 5 Câu 2: Vì sao tác giả có cảm giác thuyền lướt trên mây, trên núi? Chọn ý đúng:

a) Vì thuyền lướt trên mặt hồ có in bóng mây, núi.

b) Vì mái chèo khua làm bóng núi rung rinh.

c) Vì xung quanh hồ có núi dựng cheo leo.

Trả lời:

b) Vì mái chèo khua làm bóng núi rung rinh.

Tiếng Việt lớp 3 trang 5 Câu 3: Quang cảnh hồ Ba Bể đẹp như thế nào?

Trả lời:

Hồ Ba Bể là hồ đẹp và nổi tiếng ở tỉnh Bắc Kạn. Hồ được bao quanh bởi những dãy núi dựng đứng, nhu cheo leo, mặt nước hồ trong vắt in bóng mây trời. Hai bên bờ còn được tô điểm bởi những vườn cam đỏ ối, những bãi ngô xanh mướt trải dài.

Tiếng Việt lớp 3 trang 6 Câu 4: Theo em, vì sao tác giả lưu luyến, không muốn về?

- Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.

Trả lời:

Tác giả lưu luyến, không muốn về bởi đẹp thiên nhiên nên thơ nơi đây. Chèo thuyền trên hồ mà cứ ngỡ như đang lướt trên mây, trên núi. Không gian yên tĩnh ở hồ Ba Bể giúp tác giả có thể hòa mình vào thiên nhiên, lắng nghe tiếng cây cối, chim chóc và thưởng thức vẻ đẹp bình dị của vườn cam, bãi ngô bên hồ.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 6 Câu 1: Tên riêng hồ Ba Bể được viết như thế nào? Chọn ý đúng:

a. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng: Ba Bể

b. Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu tiên: Ba bể

c. Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữa các tiếng: Ba – bể

Trả lời:

a. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng: Ba Bể

Tiếng Việt lớp 3 trang 6 Câu 2: Viết tên xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố) nơi em ở.

Trả lời:

- Phường Định Công, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tự đọc sách báo (trang 6 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về cảnh đẹp quê hương...

Viết (trang 6 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Cửa Ông...

Nói và nghe: Trao đổi: Nói về cảnh đẹp non sông (trang 6, 7 Tiếng Việt lớp 3): Giới thiệu tranh ảnh sưu tầm được về một cảnh đẹp và nói về cảnh đẹp đó...

Đọc: Sông Hương (trang 7, 8, 9 Tiếng Việt lớp 3): Qua đoạn 2, em hiểu vì sao dòng sông được đặt tên là sông Hương...

Viết (trang 9 Tiếng Việt lớp 3): Viết đoạn văn nêu những điều em quan sát được trong bức ảnh giới thiệu một cảnh đẹp...

Đọc: Chợ nổi Cà Mau (trang 10, 11 Tiếng Việt lớp 3): Chợ nổi Cà Mau họp vào lúc nào, ở đâu...

Viết (trang 11, 12 Tiếng Việt lớp 3): Nhớ - viết: Trên hồ Ba Bể (2 khổ thơ đầu)...

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 13 Tiếng Việt lớp 3): Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về cảnh đẹp quê hương...

Đọc: Sự tích thành Cổ Loa (trang 14, 15 Tiếng Việt lớp 3): Qua đoạn 1, em biết điều gì về vua An Dương Vương...

Góc sáng tạo (trang 15, 16 Tiếng Việt lớp 3): Chuẩn bị câu hỏi bí mật theo một trong ba cách: Chép lại một câu đố...

Tự đánh giá (trang 16 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 11, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì...

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 12: Đồng quê yêu dấu

Bài 13: Cuộc sống đô thị

Bài 14: Anh em một nhà

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Bảo vệ Tổ quốc

1 1,214 26/01/2023