Hương làng trang 20, 21, 22 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Đọc: Hương làng trang 20, 21, 22 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 4,454 26/01/2023


Đọc: Hương làng trang 20, 21, 22 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

Bài đọc 2: Hương làng

Hương làng trang 20, 21, 22 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào có đất để trồng hoa. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê.

Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, bay đến rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng Tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng Tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.

Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ. Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ. Cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như thuở nhỏ hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.

Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhành hương nhu, nhánh bạc hà,… hai tay mình cũng đượm mùi thơm mãi không thôi.

Theo Băng Sơn

* Nội dung chính Hương làng: Những hương thơm mộc mạc, giản dị nhuốm màu quê hương của làng quê bạn nhỏ.

Đọc hiểu:

Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 1: Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì?

Trả lời:

Mỗi khi đi trong làng, tác giả thấy những làn hương mộc mạc, chân chất, quen thuộc của đất quê: hương thơm của hoa thiên lí, hoa cau, hoa ngâu,...

Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 2:Tìm những từ ngữ trong bài đọc tả hương thơm của hoa, lá.

Trả lời:

Những từ ngữ trong bài đọc tả hương thơm của hoa, lá: hoa thiên lí thoảng nhẹ, hoa cau thơm lạ lùng, hoa ngâu thơm nồng nàn

Tiếng Việt lớp 3 trang 22 Câu 3: Ngày mùa, làng quê tác giả còn có hương thơm đặc biệt nào?

Trả lời:

- Ngày mùa, làng quê tác giả còn có hương thơm đặc biệt, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 22 Câu 4: Theo em, vì sao bài đọc có tên là Hương làng?

Trả lời:

Theo em, bài đọc có tên Hương làng vì văn bản miêu tả những mùi hương chỉ có ở làng quê, thấm đượm hồn quê một mùi hương giản dị, mộc mạc nhưng khiến con người ta nhớ mãi.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 22 Câu 1: Đọc câu sau và hoàn chỉnh bảng so sánh ở bên dưới:

Hương làng trang 20, 21, 22 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Hoàn chỉnh bảng so sánh

Hoạt động 1

Từ so sánh

Hoạt động 2

Hít thở những mùi thơm ấy

 giống như thuở nhỏ

 hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra.

Tiếng Việt lớp 3 trang 22 Câu 2: Tìm những hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu văn, câu thơ sau:

Hương làng trang 20, 21, 22 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Những hoạt động được so sánh với nhau:

a) Hoạt động lượn lờ đờ của những con bướm được so sánh với hoạt động trôi trong nắng.

b) Hoạt động chạy của những chú gà được so sánh với hoạt động lăn trên sân, trên cỏ.

c) Hoạt động chồm lên hụp xuống của con thuyền được so sánh với hành động đùa giỡn

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chia sẻ và đọc: Sông quê (trang 17, 18, 19 Tiếng Việt lớp 3): Hãy đọc và giải các câu đố sau...

Tự đọc sách báo (trang 19 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về nông thôn...

Viết (trang 19 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Phú Quốc...

Nói và nghe: Trao đổi: Kì nghỉ thú vị (trang 19, 20 Tiếng Việt lớp 3): Qua kì nghỉ hè ở quê, Lâm đã biết thêm điều gì về cây, quả...

Viết (trang 23 Tiếng Việt lớp 3): Đọc bức thư sau và trao đổi: Quỳnh Ngọc viết thư cho ai...

Đọc: Làng em (trang 24, 25 Tiếng Việt lớp 3): Làng quê bạn nhỏ ở đâu? Hình dáng ngôi làng có gì đặc biệt...

Viết (trang 25, 26 Tiếng Việt lớp 3): Nhớ - viết: Sông quê (3 khổ thơ đầu)...

Nói và nghe: Nghe - kể: Kho báu (trang 26, 27 Tiếng Việt lớp 3): Nghe và kể lại câu chuyện...

Đọc: Phép màu trên sa mạc (trang 27, 28, 29 Tiếng Việt lớp 3): Người dân I-xra-en đã biến sa mạc thành đồng ruộng xanh tốt bằng cách nào...

Góc sáng tạo (trang 29, 30 Tiếng Việt lớp 3): Viết một bức thư gửi người thân (ông, bà, cô, chú, bác, dì, cậu,...) theo một trong hai...

Tự đánh giá (trang 30 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 12, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì...

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Cuộc sống đô thị

Bài 14: Anh em một nhà

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Trái Đất của em

1 4,454 26/01/2023