Những tấm chân tình trang 35, 36 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Đọc: Những tấm chân tình trang 35, 36 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 1622 lượt xem


Đọc: Những tấm chân tình trang 35, 36 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

Bài đọc 2: Những tấm chân tình

Lần đầu tới Thành phố Hồ Chí Minh, tôi bị choáng ngợp bởi thành phố khác xa nới tôi sống. Thành phố đón tôi bằng cơn mưa rào bất chợt. Mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh, chẳng rả rích như những cơn mưa ngoài Bắc.

Lần thứ hai trở lại, thành phố đón tôi bằng cái nắng chói chang. Tôi ghé quán hủ tiếu ven đường. Thấy tôi ngôi xe lăn, chú chủ quán vẫy tay gọi con: “Út ơi, mang cho chị cái mâm nhỏ để đặt tô lên nhen!”. Tôi cảm ơn, chú xua tay: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.”

Có lần đi ăn tối, tôi đang loay hoay với bậc vỉa hè cao mà không lăn nổi xe thì bốn người ngồi uống cà phê ven đường ùa ra giúp. Sao mà thương và cảm động đến vậy! Tôi lại nghĩ tới câu nói của chú bán hủ tiếu: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.” Tôi còn thấy người nơi đây không chỉ “trông nhau” mà còn thương nhau nhiều lắm.

Ở thành phố ít ngày nhưng tôi nhận được biết bao ân tình. Chỉ nhiêu đó thôi cũng khiến tôi yêu thành phố này và muốn trở lại nhiều lần nữa.

Theo Lê Hà

* Nội dung chính Những tấm chân tình: Những tấm lòng tốt bụng và nhân hậu luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống qua cái nhìn chân thành của bạn nhỏ bị khuyết tật phải ngồi xe lăn.

Đọc hiểu:

Tiếng Việt lớp 3 trang 35 Câu 1: Lần đầu đến Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả có ấn tượng gì?

Trả lời:

Lần đầu đến Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả bị choáng ngợp vì thành phố khác xa nơi tác giả sinh sống.

Tiếng Việt lớp 3 trang 35 Câu 2: Lần thứ hai đến thành phố, tác giả có thêm ấn tượng đặc biệt về điều gì?

Trả lời:

Lần thứ hai đến thành phố, tác giả có thêm ấn tượng về tình cảm và sự giúp đỡ nhiệt tình, hết lòng của những người dân nơi đây.

Tiếng Việt lớp 3 trang 36 Câu 3: Câu nói của chú chủ quán "Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống." thể hiện cách sống như thế nào?

Trả lời:

Câu nói của chú đã thể hiện tình cảm giữa những con người với con người trong cuộc sống này. Cần phải yêu thương, trân trọng, chia sẻ và giúp đỡ nhau nhiều hơn.

Tiếng Việt lớp 3 trang 36 Câu 4: Bài viết thể hiện tình cảm của tác giả với Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Tìm những chi tiết hoặc câu văn cho biết điều đó.

Trả lời:

Bài viết thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng của tác giả đối với Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này thể hiện ở những câu văn: "Sao mà thương và cảm động đến vậy!", "Ở thành phố ít ngày mà tôi cảm nhận được biết bao ân tình. Chỉ nhiêu đó thôi cũng khiến tôi yêu thành phố này và muốn trở lại nhiều lần nữa."

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 36 Câu 1: Tìm trong bài đọc 2 câu có sử dụng từ bằng.

Trả lời:

Những câu có sử dụng từ bằng trong bài đọc 2: 

- "Thành phố đón tôi bằng cơn mưa rào bất chợt."

- "Lần thứ hai trở lại, thành phố đón tôi bằng cái nắng chói chang."

Tiếng Việt lớp 3 trang 36 Câu 2: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:

a) Về thời tiết ở Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Về người Thành phố Hồ Chí Minh

Trả lời:

Đặt câu bày tỏ cảm xúc:

a) Thời tiết ở Thành phố Hồ Chí Minh mới đặc biệt làm sao!

b) Ôi chao, người dân nơi đây thật thân thiện và tốt bụng!

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chia sẻ và đọc: Phố phường Hà Nội (trang 31, 32, 33 Tiếng Việt lớp 3): Kể tên một đô thị ở địa phương (huyện, tỉnh, thành phố) của em...

Tự đọc sách báo (trang 33 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về cuộc sống ở đô thị...

Viết (trang 33 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Sầm Sơn...

Nói và nghe: Trao đổi: Bảo vệ môi trường đô thị (trang 34 Tiếng Việt lớp 3): Nghe thông tin và trả lời câu hỏi:...

Viết (trang 36, 37 Tiếng Việt lớp 3): Quan sát hình minh họa một thư điện tử dưới đây và trả lời các câu hỏi...

Đọc: Trận bóng trên đường phố (trang 37, 38, 39 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đoạn văn ứng với mỗi ý sau: Trận bóng gây nguy hiểm cho người chơi bóng...

Viết (trang 39, 40 Tiếng Việt lớp 3): Nghe - viết...

Nói và nghe: Kể chuyện: Trận bóng trên đường phố (trang 40, 41 Tiếng Việt lớp 3): Chọn 1 trong 2 đề: Dựa vào tranh kể lại đoạn 1 của câu chuyện...

Đọc: Con kênh xanh giữa lòng thành phố (trang 41, 42, 43 Tiếng Việt lớp 3): Những thông tin sau được nêu ở đoạn văn nào? Ghép đúng...

Góc sáng tạo (trang 43, 44 Tiếng Việt lớp 3): Vẽ hoặc sưu tầm tranh, ảnh về một trong những đề tài sau: Thành phố (thị xã, thị trấn) em yêu...

Tự đánh giá (trang 44 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 13, em đã biết thêm những gì? đã làm thêm được những gì...

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 14: Anh em một nhà

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Trái Đất của em

Bài 18: Bạn bè bốn phương

1 1622 lượt xem