Hội đua ghe ngo trang 51, 52, 53 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Đọc: Hội đua ghe ngo trang 51, 52, 53 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 2,058 26/01/2023


Đọc: Hội đua ghe ngo trang 51, 52, 53 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

Bài đọc 3: Hội đua ghe ngo

Hội đua ghe ngo trang 51, 52, 53 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Hội đua ghe ngo điễn ra vào dịp lễ hội Cúng Trăng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm.

Ghe ngo được làm từ gỗ cây sao, dài 10 mét trở lên, chứa được từ 20 đến 40 tay chèo. Ghe được chà nhẵn bóng để lướt nhanh trên dòng sông. Mũi và đuôi ghe cong vút, tạo hình rắn thần. Thân ghe vẽ hoa văn và sơn màu sặc sỡ. Mỗi ghe ngo là của một hoặc một vài phum, sóc. Ghe được cất giữ ở chùa, mỗi năm chỉ được hạ thủy một lần vào dịp hội. Trước ngày hội, các tay đua còn phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen.

Vào cuộc đua, mỗi ghe có một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi chỉ huy và một người đứng giữa ghe giữ nhịp. Theo hiệu lệnh, những mái chèo đưa nhanh thoăn thoắt, đều tăm tắp, đẩy chiếc ghe lướt nhanh trên sông. Tiếng trống hội, tiếng hò reo cổ vũ vang dội cả một vùng sông nước.

Theo Phương Nghi 

* Nội dung chính Hội đua ghe ngo: Văn bản trình bày những đặc trưng nổi bật của lễ hội đua ghe gho của người dân miền sông nước.

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 52 Câu 1: Hội đua ghe ngo diễn ra vào dịp nào?

Trả lời:

Hội đua ghe ngo diễn ra vào dịp lễ hội Cúng Trăng giữa tháng 10 âm lịch hàng năm.

Tiếng Việt lớp 3 trang 52 Câu 2: Những chiếc ghe ngo có gì đặc biệt?

Trả lời:

Ghe ngo được làm từ gỗ cây sao, dài khoảng 30 mét, chứa được trên dưới 50 tay chèo. Ghe được chà nhẵn bóng để lướt nhanh trên sông. Mũi và đuôi ghe cong vút, tạo hình rắn thần. Thân ghe vẽ hoa văn và sơn màu sặc sỡ. Mỗi ghe ngo là của một hoặc một vài phum, sóc. Ghe được cất giữ ở chùa, mỗi năm chỉ được hạ thủy một lần vào dịp hội.

Tiếng Việt lớp 3 trang 52 Câu 3: Vì sao trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn?

Trả lời:

Trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn để quen với nhịp chèo khi xuống nước.

Tiếng Việt lớp 3 trang 52 Câu 4: Cuộc đua ghe ngo diễn ra sôi động như thế nào?

Trả lời:

Vào cuộc đua, mỗi ghe có một người ngồi đằng mũi chỉ huy và một người đứng giữa ghe giữ nhịp. Theo hiệu lệnh, những mái chèo đưa nhanh thoăn thoắt, đều tăm tắp, đẩy chiếc ghe lướt nhanh trên sông. Tiếng trống hội, tiếng hò reo cổ vũ vang dội cả một vùng sông nước.

Luyện tập:

Tiếng Việt lớp 3 trang 52 Câu 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu dưới đây: 

Hội đua ghe ngo trang 51, 52, 53 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:

a) Đồng bào Khmer tổ chức lễ hội Cúng Trăng để làm gì?

b) Ghe ngo được chà nhẵn bóng để làm gì?

Tiếng Việt lớp 3 trang 52 Câu 2: Sử dụng câu hỏi Để làm gì?, hỏi đáp với bạn theo nội dung các câu sau:

a) Một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi ghe để chỉ huy các tay đua.

b) Một người đứng giữa ghe để giữ nhịp cho các tay đua chèo thật đều.

c) Trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen.

Trả lời:

Sử dụng câu hỏi Để làm gì? để hỏi đáp:

a)

Hỏi: Trong cuộc đua, một người giỏi tay chèo được cử ngồi đằng mũi ghe để làm gì?

Đáp: Để chỉ huy các tay đua.

b)

Hỏi: Một người đứng giữa ghe để làm gì?

Đáp: Để giữ nhịp cho các tay đua chèo thật đều.

c)

Hỏi: Trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp để làm gì?

Đáp: Các tay đua phải tập như vậy để quen với nhịp khi xuống nước.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chia sẻ và đọc: Rừng gỗ quý (trang 45, 46, 47 Tiếng Việt lớp 3): Mỗi tấm ảnh dưới đây thể hiện hoạt động hoặc trang phục của một dân tộc ở Việt Nam...

Tự đọc sách báo (trang 47 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về các dân tộc anh em...

Viết (trang 48 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Trà Vinh...

Nói và nghe: Kể chuyện: Rừng gỗ quý (trang 48, 49 Tiếng Việt lớp 3): Kể lại câu chuyện Rừng gỗ quý theo lời của ông lão...

Đọc: Bên ô cửa đá (trang 49, 50 Tiếng Việt lớp 3): Tìm những hình ảnh trong các khổ thơ 1, 2 miêu tả vẻ đẹp của buổi sáng vùng cao...

Viết (trang 50, 51 Tiếng Việt lớp 3): Viết đoạn văn tả hình dáng, điệu bộ của 1, 2 nhân vật trong tranh minh họa câu chuyện Rừng gỗ quý...

Viết (trang 53, 54 Tiếng Việt lớp 3): Nghe - viết: Hội đua ghe ngo (từ "Vào cuộc đua" đến hết)...

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 54, 55 Tiếng Việt lớp 3): Kể lại hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về các dân tộc anh em...

Đọc: Nhớ Việt Bắc (trang 55, 56 Tiếng Việt lớp 3): Bài thơ là lời của ai nói với ai? Chọn ý đúng: Là lời của người sắp xa Việt Bắc...

Góc sáng tạo (trang 57, 58 Tiếng Việt lớp 3): Chọn 1 trong 2 đề sau: Viết đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em...

Tự đánh giá (trang 58 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 14, em đã biết thêm những gì? đã làm thêm được những gì...

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Trái Đất của em

Bài 18: Bạn bè bốn phương

Bài 19: Ôn tập cuối năm

1 2,058 26/01/2023