Sông Hương trang 7, 8, 9 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Đọc: Sông Hương trang 7, 8, 9 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 687 26/01/2023


Đọc: Sông Hương trang 7, 8, 9 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

Bài đọc 2: Sông Hương

Từ xưa, người Huế đã dành những lời thơ đẹp nhất, tình cảm sâu đậm nhất cho dòng sông quê hương.

Người ta kể rằng, xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên một mùi hương dìu dịu bởi nguồn sông chảy qua một cách rừng mọc dày một loại cỏ có tên là thạch xương bồ.

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm đỏ,…

Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.

Theo Cửu Thọ  

* Nội dung chính Sông Hương: Văn bản ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của dòng sông Hương. Nó là nét đẹp tượng trưng cho thành phố Huế.

Đọc hiểu:

Tiếng Việt lớp 3 trang 8 Câu 1: Qua đoạn 2, em hiểu vì sao dòng sông được đặt tên là sông Hương?

Trả lời:

Dòng sông được đặt tên là sông Hương vì xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên một mùi hương dìu dịu bởi nguồn sông chảy qua một cánh rừng mọc dày một loài cỏ có tên là thạch xương bồ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 8 Câu 2: Câu mở đầu đoạn 3 gọi sông Hương là gì?

Trả lời:

Câu mở đầu đoạn 3 gọi sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó.

Tiếng Việt lớp 3 trang 8 Câu 3: Tìm những hình ảnh minh hoạ cho nhận xét nói trên về vẻ đẹp của sông Hương.

Trả lời:

 Những hình ảnh minh họa cho nhận xét nói trên về vẻ đẹp của sông Hương:

- Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, của những bãi ngô, thảm cỏ,...

- Vào mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông. Hương Giang như một dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

- Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 8 Câu 4: Những từ ngữ nào trong đoạn cuối thể hiện sự thay đổi mà sông Hương tạo ra cho phố phường xung quanh?

Trả lời:

Những từ ngữ trong đoạn cuối thể hiện sự thay đổi mà sông Hương tạo ra cho phố phường xung quanh: làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 8 Câu 1: Trong các câu dưới đây, sông Hương được so sánh với những gì?

a) Sông Hương là một bức tranh phong cảnh nhiều màu sắc.

b) Vào mùa hè, Hương Giang như một dải lụa đào.

c) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng dát vàng.

Trả lời:

Sông Hương được so sánh với:

a) bức tranh phong cảnh nhiều màu sắc

b) dải lụa đào

c) đường trăng dát vàng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 8 Câu 2: Chọn từ chỉ đặc điểm thích hợp (lung linh, ửng hồng, đẹp) để thể hiện lại hình ảnh so sánh ở các câu trên theo mẫu sau:

Sông Hương trang 7, 8, 9 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

Hương Giang

ửng hồng

như

Một dải lụa đào

Dòng sông

lung linh

như

Đường trăng dát vàng

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chia sẻ và đọc: Trên hồ Ba Bể (trang 4, 5, 6 Tiếng Việt lớp 3): Đọc và giải các câu đố dưới đây...

Tự đọc sách báo (trang 6 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về cảnh đẹp quê hương...

Viết (trang 6 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Cửa Ông...

Nói và nghe: Trao đổi: Nói về cảnh đẹp non sông (trang 6, 7 Tiếng Việt lớp 3): Giới thiệu tranh ảnh sưu tầm được về một cảnh đẹp và nói về cảnh đẹp đó...

Viết (trang 9 Tiếng Việt lớp 3): Viết đoạn văn nêu những điều em quan sát được trong bức ảnh giới thiệu một cảnh đẹp...

Đọc: Chợ nổi Cà Mau (trang 10, 11 Tiếng Việt lớp 3): Chợ nổi Cà Mau họp vào lúc nào, ở đâu...

Viết (trang 11, 12 Tiếng Việt lớp 3): Nhớ - viết: Trên hồ Ba Bể (2 khổ thơ đầu)...

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 13 Tiếng Việt lớp 3): Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về cảnh đẹp quê hương...

Đọc: Sự tích thành Cổ Loa (trang 14, 15 Tiếng Việt lớp 3): Qua đoạn 1, em biết điều gì về vua An Dương Vương...

Góc sáng tạo (trang 15, 16 Tiếng Việt lớp 3): Chuẩn bị câu hỏi bí mật theo một trong ba cách: Chép lại một câu đố...

Tự đánh giá (trang 16 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 11, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì...

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 12: Đồng quê yêu dấu

Bài 13: Cuộc sống đô thị

Bài 14: Anh em một nhà

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Bảo vệ Tổ quốc

1 687 26/01/2023