Bên ô cửa đá trang 49, 50 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Đọc: Bên ô cửa đá trang 49, 50 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 2512 lượt xem


Đọc: Bên ô cửa đá trang 49, 50 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

Bài đọc 2: Bên ô cửa đá

Bên ô cửa đá trang 49, 50 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Buổi sáng em ngồi học

Mây rủ nhau vào nhà

Ông Mặt Trời khó nhọc

Đang leo dốc đằng xa.

 

Lảnh lót tiếng chim xa

Kéo nắng lên rạng rỡ

Cả khoảng trời bao la

Hiện dần qua ô cửa.

 

Trong bếp còn đỏ lửa

Hương ngô thoảng ra ngoài

Rìa đường dăm chú ngựa

Đứng nghe em học bài.

 

Bản Mông em sơ sài

Chênh vênh trên núi đa

Vẫn có bao điều lạ

Từ sách hồng bước ra.

Hoài Khánh 

* Nội dung chính Bên ô cửa đá: Khung cảnh thiên nhiên ở bản Mông bên núi đá của tác giả đơn sơ, mộc mạc, giản dị nhưng trong lành.

Đọc hiểu:

Tiếng Việt lớp 3 trang 50 Câu 1: Tìm những hình ảnh trong các khổ thơ 1, 2 miêu tả vẻ đẹp của buổi sáng vùng cao.

Trả lời:

Những hình ảnh trong các khổ thơ 1, 2 miêu tả vẻ đẹp của buổi sáng vùng cao: mây rủ nhau vào nhà, ông mặt trời đang leo dốc đằng xa, tiếng chim ca lảnh lót kéo nắng lên rạng rỡ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 50 Câu 2: Các khổ thơ 3, 4 cho em biết điều gì về cuộc sống của đồng bào Mông?

Trả lời:

Các khổ thơ 3, 4 cho em biết đôi nét về cuộc sống người dân vùng cao: họ sử dụng than, củi để nấu nướng, chăn nuôi ngựa, bản làng ở trên núi cao nên còn khá đơn sơ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 50 Câu 3: Em hiểu hai dòng thơ cuối như thế nào?

a) Bản Mông sơ sài nhưng vẫn có rất nhiều điều lại.

b) Trên núi đá chênh vênh có rất nhiều điều lạ.

c) Bạn nhỏ biết thêm nhiều điều mới lạ từ những trang sách.

Trả lời:

 c) Bạn nhỏ biết thêm nhiều điều mới lạ từ những trang sách.

Tiếng Việt lớp 3 trang 50 Câu 4: Bài thơ cho thấy tình cảm của bạn nhỏ với quê hương mình như thế nào?

Trả lời:

Bạn nhỏ rất yêu quý và tự hào trước khung cảnh đẹp đẽ nơi quê hương mình.

Luyện tập:

Tiếng Việt lớp 3 trang 50 Câu 1: Dựa vào nội dung bài thơ, em hãy đặt câu nói về cảnh thiên nhiên buổi sáng ở bản Mông:

a) Một câu kể

b) Một câu cảm

Trả lời:

Đặt câu nói về cảnh thiên nhiên buổi sáng ở bản Mông:

a) Một câu kể: Khung cảnh thiên nhiên buổi sáng ở bản Mông thật trong lành.

b) Một câu cảm: Ôi, khung cảnh thiên nhiên nơi đây mới đẹp làm sao!

Tiếng Việt lớp 3 trang 50 Câu 2: Viết tên các dân tộc được nêu ở phần Chia sẻ (trang 45)

Trả lời:

Tên các dân tộc được nêu ở phần Chia sẻ (trang 45): Ba-na, Chăm, Dao, Khmer, Kinh, Mông (Hmông).

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chia sẻ và đọc: Rừng gỗ quý (trang 45, 46, 47 Tiếng Việt lớp 3): Mỗi tấm ảnh dưới đây thể hiện hoạt động hoặc trang phục của một dân tộc ở Việt Nam...

Tự đọc sách báo (trang 47 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về các dân tộc anh em...

Viết (trang 48 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Trà Vinh...

Nói và nghe: Kể chuyện: Rừng gỗ quý (trang 48, 49 Tiếng Việt lớp 3): Kể lại câu chuyện Rừng gỗ quý theo lời của ông lão...

Viết (trang 50, 51 Tiếng Việt lớp 3): Viết đoạn văn tả hình dáng, điệu bộ của 1, 2 nhân vật trong tranh minh họa câu chuyện Rừng gỗ quý...

Đọc: Hội đua ghe ngo (trang 51, 52, 53 Tiếng Việt lớp 3): Hội đua ghe ngo diễn ra vào dịp nào...

Viết (trang 53, 54 Tiếng Việt lớp 3): Nghe - viết: Hội đua ghe ngo (từ "Vào cuộc đua" đến hết)...

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 54, 55 Tiếng Việt lớp 3): Kể lại hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về các dân tộc anh em...

Đọc: Nhớ Việt Bắc (trang 55, 56 Tiếng Việt lớp 3): Bài thơ là lời của ai nói với ai? Chọn ý đúng: Là lời của người sắp xa Việt Bắc...

Góc sáng tạo (trang 57, 58 Tiếng Việt lớp 3): Chọn 1 trong 2 đề sau: Viết đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em...

Tự đánh giá (trang 58 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 14, em đã biết thêm những gì? đã làm thêm được những gì...

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Trái Đất của em

Bài 18: Bạn bè bốn phương

Bài 19: Ôn tập cuối năm

1 2512 lượt xem