Nghe - kể: Kho báu trang 26, 27 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Nói và nghe: Nghe - kể: Kho báu trang 26, 27 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 1571 lượt xem


Nói và nghe: Nghe - kể: Kho báu trang 26, 27 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

Tiếng Việt lớp 3 trang 26 Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện.

Nghe - kể: Kho báu trang 26, 27 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Nghe - kể: Kho báu trang 26, 27 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Kể lại câu chuyện:

Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân quanh năm làm lụng, cuốc bẫm cày sâu. Họ rất chăm chỉ cấy lúa, trồng các loài cây theo mùa vụ. Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. Nhưng rồi, hai ông bà ngày một già yếu. Hai con trai của họ đều ngại làm ruộng vì sợ vất vả, chỉ mơ những chuyện hão huyền. Ít lâu sau, bà lão qua đời, ông lão cũng lâm bệnh nặng. Biết mình khó lòng qua khỏi, ông lão đã dặn các con rằng ruộng nhà có một kho báu, các con hãy đào lên mà dùng. Theo lời cha, hai người con đào bới cả đám ruộng mà chẳng thấy kho báu đâu. Mùa vụ đến, họ đành trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ, vụ mùa đã bội thu. Hết mùa, họ lại đào bới để tìm kiếm kho báu nhưng vẫn không thấy. Vụ mùa tiếp theo đến, họ đành tiếp tục trồng lúa và vụ ấy cũng bội thu. Liên tiếp mấy vụ được mùa, hai anh em đã có của ăn của để. Lúc ấy, họ mới hiểu lời dặn dò của người cha trước khi ông ra đi.

Tiếng Việt lớp 3 trang 26 Câu 2: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện:

a) Em hiểu kho báu mà người cha dặn các con tìm là gì?

b) Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? 

Trả lời:

Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện:

a) Em hiểu kho báu mà người cha dặn các con chính là sự chăm chỉ cần cù, chịu khó.

b) Câu chuyện khuyên chúng ta đừng trông mong vào những điều có sẵn, hãy tự cố gắng bằng đôi bàn tay khối óc của mình để thành công

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chia sẻ và đọc: Sông quê (trang 17, 18, 19 Tiếng Việt lớp 3): Hãy đọc và giải các câu đố sau...

Tự đọc sách báo (trang 19 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về nông thôn...

Viết (trang 19 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Phú Quốc...

Nói và nghe: Trao đổi: Kì nghỉ thú vị (trang 19, 20 Tiếng Việt lớp 3): Qua kì nghỉ hè ở quê, Lâm đã biết thêm điều gì về cây, quả...

Đọc: Hương làng (trang 20, 21, 22 Tiếng Việt lớp 3): Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì...

Viết (trang 23 Tiếng Việt lớp 3): Đọc bức thư sau và trao đổi: Quỳnh Ngọc viết thư cho ai...

Đọc: Làng em (trang 24, 25 Tiếng Việt lớp 3): Làng quê bạn nhỏ ở đâu? Hình dáng ngôi làng có gì đặc biệt...

Viết (trang 25, 26 Tiếng Việt lớp 3): Nhớ - viết: Sông quê (3 khổ thơ đầu)...

Đọc: Phép màu trên sa mạc (trang 27, 28, 29 Tiếng Việt lớp 3): Người dân I-xra-en đã biến sa mạc thành đồng ruộng xanh tốt bằng cách nào...

Góc sáng tạo (trang 29, 30 Tiếng Việt lớp 3): Viết một bức thư gửi người thân (ông, bà, cô, chú, bác, dì, cậu,...) theo một trong hai...

Tự đánh giá (trang 30 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 12, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì...

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Cuộc sống đô thị

Bài 14: Anh em một nhà

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Trái Đất của em

1 1571 lượt xem