Sông quê trang 17, 18, 19 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Chia sẻ và đọc: Sông quê trang 17, 18, 19 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 2007 lượt xem


Chia sẻ và đọc: Sông quê trang 17, 18, 19 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

Chia sẻ

Tiếng Việt lớp 3 trang 17 Câu 1: Hãy đọc và giải các câu đố sau:

Sông quê trang 17, 18, 19 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

a) Cánh đồng.

b) Con đom đóm.

c) Mặt Trăng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 17 Câu 2: Các câu đố trên nói về cảnh vật, con vật ở đâu? Chọn ý đúng:

a) Ở thành phố.

b) Ở nông thôn.

c) Ở ngoài biển.

Trả lời:

b) Ở nông thôn.

Bài đọc 1: Sông quê

Sông quê trang 17, 18, 19 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

* Nội dung chính Sông quê: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp bình yên tĩnh lặng ở vùng quê, gợi về những kỉ niệm thời thơ ấu.

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 18 Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê?

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê: bờ tre, khúc sông quê, cầu tre, thuyền nan.

Tiếng Việt lớp 3 trang 18 Câu 2: Tìm những hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương.

Trả lời:

Những hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương: Gió chiều ru hiền hòa, bầy chim sẻ nô đùa, tiếng cười trong trẻo vang vọng hai bên sông, vài chiếc thuyền nan lặng lờ trôi.

Tiếng Việt lớp 3 trang 18 Câu 3: Những âm thanh nào đem lại không khí vui tươi, ấm áp cho dòng sông?

Trả lời:

Những âm thanh đem lại không khí vui tươi, ấm áp cho dòng sông: tiếng bờ tre xào xạc, tiếng chim hót, tiếng bạn cười, câu hò quê hương.

Tiếng Việt lớp 3 trang 18 Câu 4: Bài thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với dòng sông quê hương như thế nào?

Trả lời:

Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương da diết của bạn nhỏ với dòng sông quê hương, dòng sông chứa chan đầy kí ức tuổi thơ đẹp đẽ.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 19 Câu 1: Tìm từ ngữ giống những từ ngữ sau:

Sông quê trang 17, 18, 19 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Từ ngữ có nghĩa giống với từ trong trẻo là trong veo, trong vắt.

- Từ ngữ có nghĩa giống với từ tuổi hoa là tuổi hồng, tuổi học trò.

Tiếng Việt lớp 3 trang 19 Câu 2: Đóng vai bạn nhỏ trong bài thơ, đặt câu cảm để bày tỏ:

a) Cảm xúc của em về cảnh đẹp của dòng sông.

b) Cảm xúc của em về tiếng hò trên dòng sông.

c) Tình cảm của em với dòng sông quê hương.

Trả lời:

a) Cảm xúc của em về cảnh đẹp của dòng sông: Ôi, dòng sông thật đẹp!

b) Cảm xúc của em về tiếng hò trên dòng sông: Tiếng hò trên sông thật mênh mông, da diết!

c) Tình cảm của em với dòng sông quê hương: Ôi dòng sông kỉ niệm!

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tự đọc sách báo (trang 19 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về nông thôn...

Viết (trang 19 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Phú Quốc...

Nói và nghe: Trao đổi: Kì nghỉ thú vị (trang 19, 20 Tiếng Việt lớp 3): Qua kì nghỉ hè ở quê, Lâm đã biết thêm điều gì về cây, quả...

Đọc: Hương làng (trang 20, 21, 22 Tiếng Việt lớp 3): Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì...

Viết (trang 23 Tiếng Việt lớp 3): Đọc bức thư sau và trao đổi: Quỳnh Ngọc viết thư cho ai...

Đọc: Làng em (trang 24, 25 Tiếng Việt lớp 3): Làng quê bạn nhỏ ở đâu? Hình dáng ngôi làng có gì đặc biệt...

Viết (trang 25, 26 Tiếng Việt lớp 3): Nhớ - viết: Sông quê (3 khổ thơ đầu)...

Nói và nghe: Nghe - kể: Kho báu (trang 26, 27 Tiếng Việt lớp 3): Nghe và kể lại câu chuyện...

Đọc: Phép màu trên sa mạc (trang 27, 28, 29 Tiếng Việt lớp 3): Người dân I-xra-en đã biến sa mạc thành đồng ruộng xanh tốt bằng cách nào...

Góc sáng tạo (trang 29, 30 Tiếng Việt lớp 3): Viết một bức thư gửi người thân (ông, bà, cô, chú, bác, dì, cậu,...) theo một trong hai...

Tự đánh giá (trang 30 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 12, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì...

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Cuộc sống đô thị

Bài 14: Anh em một nhà

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Trái Đất của em

1 2007 lượt xem