Nhớ lại buổi đầu đi học trang 18, 19, 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Cánh diều
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Chia sẻ và đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học trang 18, 19, 20 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1.
Chia sẻ và đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học trang 18, 19, 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1
Chia sẻ
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 18 Câu 1: Nói về em hôm nay
Trả lời:
- Tranh 1: So với năm trước em đã cao thêm 4cm và nặng thêm 5,5kg.
- Tranh 2: Em đã biết tự vệ sinh cá nhân, chuẩn bị sách vở trước khi đi học và tự giác học bài
- Tranh 3: Ở nhà em biết trông em giúp mẹ và phụ mẹ những việc nhỏ trong gia đình.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 18 Câu 2: Nhớ về ngày em vào lớp Một
a) Ai đưa em tới trường?
b) Em làm quen với thầy cô và các bạn như thế nào?
Trả lời:
a. Ông ngoại là người đưa em tới trường.
b. Dù còn hơi ngại ngùng nhưng khi được cô giáo giới thiệu các bạn trong lớp, chúng em đã dần làm quen với nhau và trò chuyện chia sẻ với nhau nhiều hơn.
Bài đọc 1:
Nhớ lại buổi đầu đi học
Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên đường không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp, con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Những lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thên, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng con ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Theo Thanh Tịnh
* Nội dung chính Nhớ lại buổi đầu đi học: Văn bản trình bày tâm trạng của bạn nhỏ trong buổi đi học đầu tiên đầy bỡ ngỡ và xúc động.
Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 20 Câu 1: Bài văn là lời của ai, nói về điều gì?
Trả lời:
Bài văn là lời của chính tác giả (xưng tôi), nói về buổi đầu tiên đi học của mình.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 20 Câu 2 : Điều gì gợi cho tác giả nhớ đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên?
Trả lời:
- Những dấu hiệu đặc trưng của thiên nhiên mùa thu khiến cho tác giả nhớ đên kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên:
+ Khi vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều.
+ Trên không có những đám mây bàng bạc.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 20 Câu 3: Tâm trạng của cậu bé trên đường tới trường học được diễn tả qua những chi tiết nào?
Trả lời:
- Tâm trạng của cậu bé trên đường tới trường học được diễn tả qua những chi tiết:
+ Lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
+ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 20 Câu 4: Sự bỡ ngỡ, rụt rè của các học trò mới được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Trả lời:
- Sự bỡ ngỡ, rụt rè của các học trò mới được thể hiện qua những hình ảnh:
+ Mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân
+ Chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ
+ Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 20 Câu 1: Dựa vào gợi ý ở phần Đọc hiểu, hãy cho biết mỗi đọan văn trong bài đọc nói về điều gì?
Trả lời:
- Đoạn 1: Tâm trạng nao nức, bồi hồi của nhân vật tôi.
- Đoạn 2: Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường.
- Đoạn 3: Mong muốn được hòa nhập với mọi thứ ở ngôi trường mới
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 20 Câu 2: Em dựa vào những dấu hiệu nào để nhận ra các đoạn văn trên? Chọn các ý đúng:
A. Mỗi đoạn văn nêu một ý.
B. Mỗi đoạn văn kể về một nhân vật.
C. Hết mỗi đoạn văn, tác giả đều xuống dòng.
Trả lời:
Chọn các đáp án sau:
A. Mỗi đoạn văn nêu một ý.
C. Hết mỗi đoạn văn, tác giả đều xuống dòng.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tự đọc sách báo (trang 20 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đọc thêm ở nhà: - 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về thiếu nhi ....
Viết (trang 21 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Cao Bằng ....
Nói và nghe: Nghe và kể: Chỉ cần tích tắc đến đều đặn (trang 21, 22 Tiếng Việt lớp 3): Nghe và kể lại câu chuyện ....
Đọc: Con đã lớn thật rồi (trang 22, 23, 24 Tiếng Việt lớp 3): Nói tiếp ý còn thiếu để hoàn thành sơ đồ tóm tắt câu chuyện ....
Viết (trang 24 Tiếng Việt lớp 3): Kể lại một cuộc trò chuyện giữa em với bạn (hoặc với bố, mẹ, anh chị em). ....
Đọc: Giặt áo (trang 25, 26 Tiếng Việt lớp 3): Bài thơ có hai nhân vật là bạn nhỏ và nắng ....
Viết (trang 26, 27 Tiếng Việt lớp 3): Nghe – viết ....
Kể chuyện: Con đã lớn thật rồi (trang 28 Tiếng Việt lớp 3): Các nhóm tập phân vai, thể hiện lại ....
Đọc: Bài tập làm văn (trang 28, 29, 30 Tiếng Việt lớp 3): Tìm những chi tiết cho thấy Cô–li–a lúng túng khi làm bài. ....
Góc sáng tạo (trang 30, 31 Tiếng Việt lớp 3): Đọc và trả lời câu hỏi ....
Tự đánh giá (trang 31 Tiếng Việt lớp 3): Sau Bài 2, em đã biết thêm những gì ....
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 – Cánh Diều
- Giải Vở bài tập Đạo đức lớp 3 – Cánh Diều
- Giải Vở bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Cánh Diều
- Giải sgk Tự nhiên và xã hội 3 – Cánh Diều
- Giải VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Cánh Diều
- Giải Vở bài tập Âm nhạc lớp 3 – Cánh Diều