Trao đổi: Kì nghỉ thú vị trang 19, 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Nói và nghe: Trao đổi: Kì nghỉ thú vị trang 19, 20 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 1270 lượt xem


Nói và nghe: Trao đổi: Kì nghỉ thú vị trang 19, 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

Tiếng Việt lớp 3 trang 19 Câu 1: Đọc câu chuyện:

Trao đổi: Kì nghỉ thú vị trang 19, 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Nghỉ hè, Lâm được về quê với ông bà. Lần đầu tiên, em thấy quả táo, quả lê ở trên cây, thấy cây đỗ với hai cái lá non vừa đội đất nhô lên, quả bí đao dài thượt trên giàn và cánh đồng lúa đang trổ đòng thơm mùi sữa…

Thấy mấy con vật to, da trắng loang đen, có cặp sừng nhọn, Lâm hoảng sợ. Ông bảo: “Cháu đừng sợ! Đây là mấy con bò vẫn cho cháu sữa đấy.”

Ông dẫn Lâm ra chuồng gà, chỉ cho em xem một quả trứng, chú gà ở bên trong đã mổ vỏ, chuẩn bị ra ngoài. Lâm tò mò muốn biết chú gà sẽ chui ra như thế nào nên ngồi canh ổ gà cả một buổi.

Kì nghỉ hè đã mang lại cho Lâm bao điều mới lạ, bổ ích.

Theo sách 365 chuyện kể mỗi ngày.

 

Trả lời:

- Học sinh đọc kĩ câu chuyện trong sách giáo khoa

Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Câu 2: Trao đổi:

a) Qua kì nghỉ hè ở quê, Lâm đã biết thêm điều gì về cây, quả?

b) Ông đã giúp Lâm hiểu về nguồn gốc của sữa và sự ra đời của những chú gà con bằng cách nào?

Trả lời:

a) Qua kì nghỉ hè ở quê, Lâm lần đầu tiên thấy quả táo, quả lê ở trên cây, thất cây đỗ với hai cái lá non vừa đội đất nhô lên, quá bí đao dài thượt trên giàn và cánh đồng lúa đang trổ đòng thơm mùi sữa,...

b) Ông đã giúp Lâm hiểu về nguồn gốc của sữa và sự ra đời của những chú gà con bằng cách: nói cho Lâm vai trò của những chú bò sữa, dẫn Lâm ra chuồng gà và chỉ cho Lâm xem trứng gà và quan sát sự ra đời của những chú gà con.

Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Câu 3: Hãy nói về một con vật (hoặc cây, hoa, quả) mà em thích. 

Trao đổi: Kì nghỉ thú vị trang 19, 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Sáng nay bà nội mang sang cho nhà em một chùm dừa sáp. Quả dừa sáp cũng to và tròn như các giống dừa khác. Khi chín, lớp vỏ bên ngoài chuyển thành màu ngà ngà vàng. Điều thực sự đặc biệt của quả dừa là bên trong cơ. Khi bổ ra, nước dừa không quá nhiều, nhưng rất bùi và ngọt. Phần cơm dừa thì dày lắm, gần như phải gấp ba, gấp bốn lần quả dừa thông thường. Khi ăn thì thấy phần cơm bùi, dẻo lại béo ngậy vô cùng. Múc ra, dằm với đá bào ăn thì chẳng còn gì bằng. Một trái dừa sáp, lượng cơm rất nhiều, phải cả nhà cùng ăn thì mới hết. Ăn xong, lấy phần vỏ sát cùi dừa đi rửa sạch còn có thể dùng làm gáo múc nước nữa. Thật là tiện lợi.

Trao đổi: Kì nghỉ thú vị trang 19, 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chia sẻ và đọc: Sông quê (trang 17, 18, 19 Tiếng Việt lớp 3): Hãy đọc và giải các câu đố sau...

Tự đọc sách báo (trang 19 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về nông thôn...

Viết (trang 19 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Phú Quốc...

Đọc: Hương làng (trang 20, 21, 22 Tiếng Việt lớp 3): Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì...

Viết (trang 23 Tiếng Việt lớp 3): Đọc bức thư sau và trao đổi: Quỳnh Ngọc viết thư cho ai...

Đọc: Làng em (trang 24, 25 Tiếng Việt lớp 3): Làng quê bạn nhỏ ở đâu? Hình dáng ngôi làng có gì đặc biệt...

Viết (trang 25, 26 Tiếng Việt lớp 3): Nhớ - viết: Sông quê (3 khổ thơ đầu)...

Nói và nghe: Nghe - kể: Kho báu (trang 26, 27 Tiếng Việt lớp 3): Nghe và kể lại câu chuyện...

Đọc: Phép màu trên sa mạc (trang 27, 28, 29 Tiếng Việt lớp 3): Người dân I-xra-en đã biến sa mạc thành đồng ruộng xanh tốt bằng cách nào...

Góc sáng tạo (trang 29, 30 Tiếng Việt lớp 3): Viết một bức thư gửi người thân (ông, bà, cô, chú, bác, dì, cậu,...) theo một trong hai...

Tự đánh giá (trang 30 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 12, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì...

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Cuộc sống đô thị

Bài 14: Anh em một nhà

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Trái Đất của em

1 1270 lượt xem