Viết trang 11, 12 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 3  Viết trang 11, 12 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 802 lượt xem


Viết trang 11, 12 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

Bài viết 3:

Chính tả:

Tiếng Việt lớp 3 trang 11 Câu 1: Nhớ - viết: Trên hồ Ba Bể (2 khổ thơ đầu)

Trả lời:

Trên hồ Ba Bể

Thuyền ta chầm chậm vào Ba-bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngâm se sẽ
Hoạ tiếng lòng ta với tiếng chim.


Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba-bể
Trên cả mây trời trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh.

- Cách viết:

+ Viết hoa chữ cái đầu câu, chú ý lỗi chính tả.

+ Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái,

cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.

Tiếng Việt lớp 3 trang 11 Câu 2: Tìm đường

a) Em chọn chữ (I hay n) phù hợp với ô trống. Giúp rùa con tìm đường về hang, biết rằng đường về hang được đánh dấu bằng các tiếng bắt đầu với chữ l.

Viết trang 11, 12 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

b) Em chọn chữ (c hay t) phù hợp với ô trống. Giúp bạn Nam tìm đường về làng, biết rằng đường về làng được đánh dấu bằng các tiếng có chữ c đứng cuối.

Viết trang 11, 12 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

a) Em chọn chữ (I hay n) phù hợp với ô trống.

Viết trang 11, 12 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

b) Em chọn chữ (c hay t) phù hợp với ô trống.

Viết trang 11, 12 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Cánh diều (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 trang 12 Câu 3: Tìm các tiếng:

a) Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với chặt (chặt chẽ).

- Đồ dùng, thường bằng lá, để gội đầu, che mưa nắng.

- Đồ dùng bằng đất hoặc kim loại, có lòng sâu, để nấu cơm hoặc thức ăn.

b) Có vần uôc hoặc uôt, có nghĩa như sau:

- Có cảm giác đau nhói hoặc rất rét.

- Chất được chế biến dùng để chữa bệnh (bằng cách uống, tiêm,...).

- Làm chín thức ăn trong nước sôi.

Trả lời:

a) Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với chặt (chặt chẽ): lỏng (lỏng lẻo)

- Đồ dùng, thường bằng lá, để gội đầu, che mưa nắng: nón

- Đồ dùng bằng đất hoặc kim loại, có lòng sâu, để nấu cơm hoặc thức ăn: nồi

b) Có vần uôc hoặc uôt, có nghĩa như sau:

- Có cảm giác đau nhói hoặc rất rét: buốt

- Chất được chế biến dùng để chữa bệnh (bằng cách uống, tiêm,...): thuốc

- Làm chín thức ăn trong nước sôi: luộc

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chia sẻ và đọc: Trên hồ Ba Bể (trang 4, 5, 6 Tiếng Việt lớp 3): Đọc và giải các câu đố dưới đây...

Tự đọc sách báo (trang 6 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về cảnh đẹp quê hương...

Viết (trang 6 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Cửa Ông...

Nói và nghe: Trao đổi: Nói về cảnh đẹp non sông (trang 6, 7 Tiếng Việt lớp 3): Giới thiệu tranh ảnh sưu tầm được về một cảnh đẹp và nói về cảnh đẹp đó...

Đọc: Sông Hương (trang 7, 8, 9 Tiếng Việt lớp 3): Qua đoạn 2, em hiểu vì sao dòng sông được đặt tên là sông Hương...

Viết (trang 9 Tiếng Việt lớp 3): Viết đoạn văn nêu những điều em quan sát được trong bức ảnh giới thiệu một cảnh đẹp...

Đọc: Chợ nổi Cà Mau (trang 10, 11 Tiếng Việt lớp 3): Chợ nổi Cà Mau họp vào lúc nào, ở đâu...

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 13 Tiếng Việt lớp 3): Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về cảnh đẹp quê hương...

Đọc: Sự tích thành Cổ Loa (trang 14, 15 Tiếng Việt lớp 3): Qua đoạn 1, em biết điều gì về vua An Dương Vương...

Góc sáng tạo (trang 15, 16 Tiếng Việt lớp 3): Chuẩn bị câu hỏi bí mật theo một trong ba cách: Chép lại một câu đố...

Tự đánh giá (trang 16 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 11, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì...

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 12: Đồng quê yêu dấu

Bài 13: Cuộc sống đô thị

Bài 14: Anh em một nhà

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Bảo vệ Tổ quốc

1 802 lượt xem