Tự đọc sách báo trang 82 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Tự đọc sách báo trang 82 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1.

1 2,195 26/10/2022
Tải về


Tự đọc sách báo trang 82 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 82 Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà

- 2 câu chuyện ( hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về hoạt động sáng tạo

- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về hoạt động sách tạo

Trả lời:

- 2 câu chuyện ( hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về hoạt động sáng tạo

Nhà bác học và bà cụ

1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.

2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói:

- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?

- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?

- Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.

3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:

- Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.

Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:

- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.

4. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :

- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !

Bà cụ cười móm mém :

- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi !

Theo TRUYỆN ĐỌC 3, 1995 

Người trí thức yêu nước

Năm 1948, bác sĩ Đặng Văn Ngữ rời Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Để tránh bị địch phát hiện, ông phải vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên Việt Bắc. Dù băng qua rừng rậm hay suối sâu, lúc nào ông cũng giữ bên mình chiếc va li đựng nấm pê-ni-xi-lin mà ông gây được từ bên Nhật. Nhờ va li nấm này, bộ đội ta đã chế được thuốc chữa cho thương binh.

Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận chống Mĩ cứu nước. Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành, đồng bào và chiến sĩ cần có ông. Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông chế ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm thử vào cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên. Thuốc sản xuất ra, bước đầu có hiệu quả cao. Nhưng giữa lúc ấy, một trận bom của kẻ thủ đã cướp đi người trí thức yêu nước và tận tụy của chúng ta.

Theo ĐỨC HOÀI

- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về hoạt động sách tạo

Bài làm tham khảo

Hiện nay, nhịp sống hằng ngày của con người được hỗ trợ nhịp nhàng cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao. Tuy nhiên, việc đọc sách vẫn được duy trì như là một thói quen lành mạnh và nó luôn chứng tỏ được những vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Điều đầu tiên, sách được coi như là một nguồn giải trí tuyệt vời và ngày nay nhiều người đến cuốn sách như một cách thư giãn. Đọc sách thường xuyên sẽ giúp cho bộ não khỏe mạnh, làm thanh thản tâm hồn chúng ta và giải toả tất cả căng thẳng trong công việc, trong các mối quan hệ cá nhân hoặc các vấn đề khác trong cuộc sống thường ngày. Không những vậy, sách hỗ trợ rất nhiều cho chúng ta kĩ năng suy nghĩ và phân tích vấn đề và phát triển trí tưởng tượng của chúng ta nhờ vào nguồn thông tin đa dạng. Có kiến thức về lĩnh vực khác nhau sẽ tạo cơ sở giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại vật và những thách thức trong tương lai. Điều cuối cùng nhưng rất quan trọng, đọc sách rèn luyện chúng ta khả năng tập trung tâm trí vào những gì chúng ta đang làm. Trong một thế giới của Internet, nó dường như như rất khó khăn cho chúng ta cưỡng lại sự thu hút của điện thoại di động hoặc máy tính. Nhưng khi chúng ta đọc sách, tất cả sự chú ý của chúng ta tập trung vào việc câu chuyện và chúng ta có thể nhập tâm vào từng chi tiết nhỏ nhất. Kết lại, mỗi cuốn sách đều mang lại giá trị to lớn cho độc giả và chúng ta nên duy trì thói quen đọc sách thường xuyên.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 82 Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

- Tên bài đọc và một số nội dung chính ( nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích)

- Cảm nghĩ của em

Trả lời:

- Tên bài đọc và một số nội dung chính ( nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích)

+ Tên bài Nhà bác học và bà cụ

+ Sự việc: Nhờ cuộc nói chuyện với bà cụ già nhà bác học đã quyết tâm ngày đêm sáng tạo ra xe điện đầu tiên.

- Cảm nghĩ của em

+ Em rất khâm phúc trước tài năng và phẩm chất của nhà bác học Ê-đi-sơn.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chia sẻ và đọc: Ông Trạng giỏi tính toán (trang 80, 81, 82 Tiếng Việt lớp 3): Qua đoạn 1, em biết gì về ông Lương Thế Vinh? .... 

Viết (trang 82 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Ông Ích Khiêm ....  

Nói và nghe: Nghe - kể: Chiếc gương (trang 83, 84 Tiếng Việt lớp 3): Nghe và kể lại câu chuyện: .... 

Đọc: Cái cầu (trang 84, 85 Tiếng Việt lớp 3): Người cha trong bài thơ làm nghề gì? ....  

Viết (trang 85, 86 Tiếng Việt lớp 3): Nói với bạn về một đồ dùng trong nhà (hoặc đồ dùng học tập) ....  

Đọc: Người trí thức yêu nước (trang 86, 87 Tiếng Việt lớp 3): Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ .... 

Viết (trang 87, 88 Tiếng Việt lớp 3): Nhớ - viết : Cái đầu (2 khổ thơ cuối) .... 

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 88, 89 Tiếng Việt lớp 3): Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về hoạt động sáng tạo .... 

Đọc: Từ cậu bé làm thuê (trang 90, 91 Tiếng Việt lớp 3): Ông Nguyễn Sơn Hà là người mở ra ngành nào ở Việt Nam? ....

Góc sáng tạo (trang 92, 93 Tiếng Việt lớp 3): Viết đoạn văn tả một đồ vật (đồ chơi, máy móc, trang phục,...) ....  

Tự đánh giá (trang 93 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 7, em đã biết thêm những gì .... 

1 2,195 26/10/2022
Tải về