TOP 40 câu Trắc nghiệm Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng (có đáp án 2022) – Vật lí 8
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 1.
Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
Câu 1. Trong các câu nhận xét sau câu nào sai?
A. Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
B. Quả bóng có vận tốc lớn nhất khi nó lên đến điểm cao nhất.
C. Nước chảy từ trên cao xuống thì thế năng chuyển thành động năng.
D. Nếu kể đến ma sát thì cơ năng của vật không được bảo toàn.
Đáp án: B
Giải thích:
A, C, D – đúng.
B – sai, vì khi quả bóng lên đến điểm cao nhất thì vận tốc của nó bằng 0.
Câu 2. Từ độ cao h người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0. Khi viên bi đang chuyển động đi lên, cơ năng của viên bi chuyển hóa như thế nào?
A. Động năng và thế năng đều tăng.
B. Động năng và thế năng đều giảm.
C. Động năng giảm và thế năng tăng.
D. Động năng tăng và thế năng giảm.
Đáp án: C
Giải thích:
- Độ cao của viên bi so với mặt đất tăng dần thế năng tăng.
- Vận tốc của viên bi giảm dần động năng giảm.
Do đó, khi viên bi đang chuyển động đi lên thì động năng giảm và thế năng tăng.
Câu 3. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng? Hãy chọn câu đúng nhất.
A. Mũi tên được bắn đi từ cung.
B. Nước trên đập cao chảy xuống.
C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.
D. Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng.
Đáp án: D
Giải thích:
A – Thế năng đàn hồi của dây cung chuyển hóa thành động năng cho mũi tên chuyển động.
B – Thế năng hấp dẫn của nước chuyển hóa thành động năng.
C – Thế năng hấp dẫn của viên bi chuyển hóa thành động năng.
Cả 3 trường hợp trên thế năng đều chuyển hóa thành động năng.
Câu 4. Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?
A. Động năng tăng, thế năng giảm.
B. Động năng giảm, thế năng tăng.
C. Động năng và thế năng đều giảm.
D. Động năng và thế năng đều tăng.
Đáp án: B
Giải thích:
- Độ cao của quả bóng so với mặt đất tăng dần thế năng tăng.
- Vận tốc của quả bóng giảm dần động năng giảm.
Do đó, trong thời gian quả bóng nảy lên thì động năng giảm và thế năng tăng.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng ?
A. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng.
B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
D. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại, nhưng cơ năng không được bảo toàn.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
Câu 6. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào có sự chuyển hóa từ thế năng thành động năng?
A. Chỉ khi vật đang đi lên.
B. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
C. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
D. Cả khi vật đang đi lên và rơi xuống.
Đáp án: B
Giải thích:
Khi vật rơi xuống, độ cao của vật giảm thế năng giảm, động năng tăng.
Khi vật rơi xuống có sự chuyển hóa từ thế năng sang động năng.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại?
A. Vật rơi từ trên cao xuống.
B. Vật được ném lên rồi rơi xuống.
C. Vật lăn từ đỉnh dốc xuống.
D. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.
Đáp án: B
Giải thích:
A – Khi vật rơi từ trên cao xuống: độ cao giảm, vận tốc tăng thế năng chuyển hóa thành động năng.
B – Khi vật được ném lên: độ cao tăng, vận tốc giảm động năng chuyển hóa thành thế năng. Khi vật rơi xuống: độ cao giảm, vận tốc tăng thế năng chuyển hóa thành động năng.
C - Vật lăn từ đỉnh dốc xuống: độ cao giảm, vận tốc tăng thế năng chuyển hóa thành động năng.
D – Vật chuyển động nằm ngang trên mặt bàn không có sự chuyển hóa giữa thế năng và động năng.
Do đó, chỉ B có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại.
Câu 8. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có thế năng, vừa có động năng?
A. Cả khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.
B. Chỉ khi vật đang đi lên.
C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
Đáp án: A
Giải thích:
- Khi vật đang đi lên thì có sự chuyển hóa động năng thành thế năng.
- Khi vật rơi xuống thì có sự chuyển hóa thế năng thành động năng.
Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống thì vừa có động năng, vừa có thế năng.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?
A. Chỉ có động năng mới chuyển hóa thành thế năng.
B. Chỉ có thế năng mới chuyển hóa thành động năng.
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
D. Chỉ có cơ năng mới chuyển hóa thành động năng và thế năng.
Đáp án: C
Giải thích:
A, B, D – sai, vì động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
C – đúng.
Câu 10. Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra?
A. Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. Cơ năng chuyển hóa thành động năng.
C. Cơ năng chuyển hóa thành công cơ học.
D. Cơ năng chuyển hóa thành thế năng.
Đáp án: A
Giải thích:
Khi cưa thép, lưỡi cưa ma sát với thanh thép làm thanh thép và lưỡi cưa nóng lên
đã có sự chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không phù hợp với sự bảo toàn năng lượng.
A. Năng lượng của vật không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi.
B. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác.
C. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
D. Sau khi một hiện tượng xảy ra, tổng năng lượng có trước và tổng năng lượng có sau luôn bằng nhau.
Đáp án: B
Giải thích:
Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác.
A, C, D đúng, B sai.
Câu 12. Quan sát dao động của một con lắc như hình vẽ. Tại vị trí nào thì thế năng hấp dẫn là lớn nhất, nhỏ nhất?
A. Tại B là lớn nhất, tại C là nhỏ nhất.
B. Tại C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất.
C. Tại A và C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất.
D. Tại A là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất.
Đáp án: C
Giải thích:
- Con lắc ở vị trí B có độ cao so với mặt đất là nhỏ nhất Tại B thế năng hấp dẫn nhỏ nhất.
- Con lắc ở vị trí A và C có độ cao so với mặt đất lớn nhất Tại A và C thế năng hấp dẫn lớn nhất.
Câu 13. Trong các trường hợp sau trường hợp nào động năng chuyển hóa thành thế năng? (Lấy mặt đất làm mốc tính thế năng).
A. Vật lăn từ máng nghiêng xuống.
B. Xe đạp đi trên đường bằng.
C. Quả bóng nảy lên.
D. Hạt mưa rơi.
Đáp án: C
Giải thích:
A – Độ cao của vật so với mặt đất giảm dần Thế năng chuyển hóa thành động năng.
B – Xe đi trên đường bằng không có sự chuyển hóa giữa thế năng và động năng.
C – Quả bóng khi nảy lên có độ cao so với mặt đất tăng dần Động năng chuyển hóa thành thế năng.
D – Hạt mưa rơi xuống có độ cao so với mặt đất giảm dần Thế năng chuyển hóa thành động năng.
Câu 14. Vận động viên nhảy cầu thường lấy đà trên một tấm ván đàn hồi tốt, khi ấy vận động viên sẽ nhảy cao hơn. Đó là vì
A. khi nhảy trên tấm ván ngoài động năng mà vận động viên tự tạo cho mình còn có cả động năng của tấm ván nên vận động viên nhảy cao hơn.
B. khi nhảy trên tấm ván ngoài động năng mà vận động viên tự tạo cho mình còn có cả thế năng của tấm ván nên vận động viên nhảy cao hơn.
C. khi nhảy trên tấm ván ngoài động năng mà vận động viên tự tạo cho mình còn có cả trọng lượng của tấm ván nên vận động viên nhảy cao hơn.
D. khi nhảy trên tấm ván ngoài động năng mà vận động viên tự tạo cho mình còn có cả lực hút của tấm ván nên vận động viên nhảy cao hơn.
Đáp án: B
Giải thích:
Vận động viên nhảy cầu thường lấy đà trên một tấm ván đàn hồi tốt, vì khi nhảy trên tấm ván ngoài động năng mà vận động viên tự tạo cho mình còn có cả thế năng của tấm ván nên vận động viên nhảy cao hơn.
Câu 15. Xe đạp đang chuyển động, nếu không đạp nữa thì sau một thời gian xe sẽ dừng lại. Tức là lúc đầu động năng của nó khác không đến khi dừng lại thì động năng của nó bằng không. Trong các câu nhận xét sau câu nào sai?
A. Lúc này định luật bảo toàn cơ năng không còn đúng nữa.
B. Lúc này định luật bảo toàn năng lượng vẫn còn đúng.
C. Lúc này toàn bộ động năng đã chuyển thành thế năng.
D. Lúc này toàn bộ động năng đã chuyển thành một dạng năng lượng khác.
Đáp án: C
Giải thích:
Do có lực ma sát cản trở chuyển động Định luật bảo toàn cơ năng không còn đúng nữa.
Lúc này toàn bộ động năng đã chuyển thành một dạng năng lượng khác chứ không phải chuyển thành thế năng và định luật bảo toàn năng lượng thì vẫn đúng.
Vậy nên: A, B, D đúng, C sai.
Câu 16. Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm rơi bất kì trên đoạn AB (hình vẽ). Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Động năng của vật tại A là lớn nhất.
B. Động năng của vật tại A bằng thế năng của vật tại B.
C. Động năng của vật tại C là lớn nhất.
D. Cơ năng của vật tại A nhỏ hơn tại C.
Đáp án: C
Giải thích:
- Cơ năng của vật luôn được bảo toàn D sai.
- Tại A: vật có động năng và thế năng.
- Tại B vật chỉ có thế năng thế năng tại B lớn nhất và lớn hơn động năng tại A.
- Tại C vật chỉ có động năng Động năng tại C lớn nhất A sai, C đúng.
Câu 17. Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương nằm ngang từ vị trí A, rơi xuống mặt đất tại vị trí D (Hình vẽ). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại vị trí nào vật không có thế năng?
A. Vị trí A.
B. Vị trí B.
C. Vị trí C.
D. Vị trí D.
Đáp án: D
Giải thích:
Tại vị trí D vật không có độ cao so với mặt đất không có thế năng.
Câu 18. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động (Hình vẽ). Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí C động năng tăng dần, thế năng giảm dần.
B. Con lắc chuyển động từ C đến vị trí B, động năng giảm dần, thế năng tăng dần.
C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí A.
D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí B.
Đáp án: C
Giải thích:
- Khi con lắc chuyển động từ A đến C, độ cao so với mặt đất giảm động năng tăng, thế năng giảm A đúng.
- Khi con lắc chuyển động từ C đến B, độ cao so với mặt đất tăng động năng giảm, thế năng tăng B đúng.
- Cơ năng của con lắc luôn được bảo toàn C sai.
- Ở vị trí A và B, con lắc có cùng độ cao Thế năng tại A bằng thế năng tại B D đúng.
Câu 19. Một con lắc đang dao động từ A sang vị trí C và ngược lại (Hình vẽ). Nếu lấy mốc tính độ cao là mặt đất và bỏ qua ma sát với không khí thì tại điểm A và B,
A. con lắc có cơ năng bằng không.
B. con lắc chỉ có thế năng hấp dẫn.
C. con lắc chỉ có động năng.
D. con lắc có cả động năng và thế năng hấp dẫn.
Đáp án: B
Giải thích:
Tại điểm A và B, con lắc có vận tốc bằng 0 động năng bằng 0.
Con lắc có độ cao so với mặt đất con lắc có thế năng hấp dẫn.
Câu 20. Thả viên bi lăn trên một cái máng có hình vòng cung như hình vẽ. Bỏ qua ma sát. Ở vị trí nào viên bi có động năng lớn nhất?
A. Vị trí A.
B. Vị trí B.
C. Vị trí C.
D. Ngoài 3 vị trí trên.
Đáp án: B
Giải thích:
Tại vị trí B, thế năng của viên bi nhỏ nhất động năng của viên bi lớn nhất.
Câu 21. Trường hợp nào sau đây có sự bảo toàn cơ năng?
A. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
B. Một vật rơi từ trên cao xuống.
C. Viên bi chuyển động trên mặt phẳng tương đối nhẵn.
D. Một con bò đang kéo xe.
Đáp án: A
Giải thích:
B, C – không bỏ qua ma sát nên cơ năng không được bảo toàn.
D – con bò đang thực hiện công, có sự tiêu hao năng lượng nên cơ năng cũng không được bảo toàn.
B, C, D sai, chỉ có A đúng.
Câu 22. Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất. Trong quá trình bay lên thì viên đạn có:
A. động năng tăng dần.
B. thế năng tăng dần.
C. động năng giảm dần.
D. động năng giảm dần, thế năng tăng dần.
Đáp án: D
Giải thích:
Trong quá trình bay lên thì viên đạn có:
+ Vận tốc giảm nên động năng giảm dần.
+ Độ cao so với mặt đất tăng dần nên thế năng tăng dần.
Câu 23. Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương nằm ngang từ vị trí A, rơi xuống mặt đất tại vị trí D (Hình vẽ). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại vị trí nào vật có thế năng lớn nhất?
A. Vị trí A.
B. Vị trí B.
C. Vị trí C.
D. Vị trí D.
Đáp án: B
Giải thích:
Tại B, vật có độ cao so với mặt đất lớn nhất có thế năng lớn nhất.
Câu 24. Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm rơi bất kì trên đoạn AB (hình vẽ). Trong quá chuyển động từ A đến B, cơ năng của vật đã thay đổi như thế nào?
A. Thế năng giảm dần, động năng tăng dần.
B. Thế năng tăng dần, động năng giảm dần.
C. Thế năng giảm dần, động năng không đổi.
D. Thế năng tăng dần, động năng không đổi.
Đáp án: B
Giải thích:
Trong quá trình chuyển động từ A đến B, vật có:
+ Vận tốc giảm nên động năng giảm dần.
+ Độ cao so với mặt đất tăng dần nên thế năng tăng dần.
Câu 25. Hai vật như nhau được thả cùng lúc: vật B trượt trên mặt phẳng nghiêng, vật A rơi tự do như hình vẽ. Bỏ qua ma sát và sức cản của không khí. Hãy cho biết ở những vị trí nào cơ năng của 2 vật bằng nhau ?
A. Ở vị trí khi hai vật bắt đầu được thả rơi.
B. Ở vị trí khi hai vật rơi được một nửa quãng đường.
C. Ở vị trí khi hai vật chạm đất.
D. Ở mọi vị trí.
Đáp án: D
Giải thích:
- Hai vật A và B như nhau và được thả cùng lúc, có cùng độ cao so với mặt đất nên có cơ năng ban đầu bằng nhau.
- Trong quá trình chuyển động, do đã bỏ qua ma sát và sức cản không khí nên cơ năng của hai vật luôn được bảo toàn.
Tại mọi vị trí, cơ năng của hai vật A và B đều bằng nhau.
Câu 26. Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là 100 J thì có giá trị bằng thế năng. Thế năng của vật ở vị trí A là
A. 50 J.
B. 100 J.
C. 200 J.
D. 600 J.
Đáp án: D
Giải thích:
Gọi động năng là: Wđ
Thế năng là: Wt
Cơ năng: W = Wđ + Wt
- Tại B: động năng bằng thế năng nên ta có:
- Gọi C là vị trí động năng tiếp tục tăng thêm một lượng là 100 J. Vì cơ năng được bảo toàn nên khi động năng tăng 100 J thì thế năng sẽ giảm 100 J, và khi đó động năng bằng thế năng nên ta có:
Cơ năng tại B là: WB = WđB + WtB = 200 + 400 = 600 J.
- Tại vị trí A cao nhất nên động năng đã chuyển hóa thành thế năng nên ta có:
WB = WtA = 600 J.
Câu 27. Một vận động viên đẩy tạ ném quả tạ bay lên cao rồi rơi xuống như hình vẽ.
Khi quả tạ chuyển động
A. động năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.
B. thế năng chuyển dần thành động năng.
C. động năng chuyển dần thành thế năng.
D. thế năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.
Đáp án: D
Giải thích:
- Ban đầu quả tạ chuyển động bay lên đến điểm cao nhất, thế năng của quả tạ tăng dần rồi đạt cực đại.
- Sau đó quả tạ rơi xuống, độ cao của quả tạ so với mặt đất giảm dần thế năng giảm dần.
Khi quả tạ chuyển động, thế năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.
Câu 28. Một người nằm trên một chiếc võng, võng đu đưa qua lại như hình. Khi võng chuyển động từ vị trí biên này sang biên kia
A. động năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.
B. thế năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.
C. động năng chuyển dần thành thế năng.
D. thế năng chuyển dần thành động năng.
Đáp án: A
Giải thích:
- Khi chiếc võng chuyển động từ biên bên này đến vị trí cân bằng, tốc độ của võng tăng dần rồi đạt cực đại động năng tăng rồi đạt cực đại.
- Khi chiếc võng chuyển động từ vị trí cân bằng đến biên bên kia, tốc độ của võng giảm dần động năng giảm dần.
Khi võng chuyển động từ vị trí biên này sang biên kia động năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.
Câu 29. Hãy phân tích sự chuyển hóa cơ năng của một vận động viên nhảy sào như hình vẽ bằng cách điền các từ thích hợp vào chỗ trống.
Khi chống sào để nhảy, vận động viên đã được nâng cao lên, đồng thời sào bị biến dạng. Vậy ………. đã chuyển hóa thành…….. của người và………… của sào.
A. thế năng hấp dẫn, động năng, động năng.
B. động năng, thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi.
C. động năng, thế năng đàn hồi, thế năng hấp dẫn.
D. thế năng đàn hồi, động năng, động năng.
Đáp án: B
Giải thích:
- Hình a: Vận động viên chạy lấy đà vận động viên có động năng.
- Hình b: Vận động viên có độ cao so với mặt đất vận động viên có thế năng hấp dẫn. Sào bị biến dạng sào có thế năng đàn hồi.
Khi chống sào để nhảy, vận động viên đã được nâng cao lên, đồng thời sào bị biến dạng. Vậy động năng đã chuyển hóa thành thế năng hấp dẫn của người và thế năng đàn hồi của sào.
Câu 30. Quan sát hình vẽ mô tả quá trình nhảy sào của một vận động viên và điền từ thích hợp vào chố trống.
Càng lên cao, … của người càng tăng, độ biến dạng của sào càng giảm nên … của sào càng giảm.
A. động năng, thế năng đàn hồi.
B. thế năng hấp dẫn, động năng.
C. thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi.
D. thế năng đàn hồi, thế năng hấp dẫn.
Đáp án: C
Giải thích:
Càng lên cao, thế năng hấp dẫn của người càng tăng, độ biến dạng của sào càng giảm nên thế năng đàn hồi của sào càng giảm.
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án