TOP 40 câu Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt (có đáp án 2022) – Vật lí 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 27.

1 2226 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Câu 1. Một vật trượt từ đỉnh dốc A tới chân dốc B, tiếp tục chuyển động trên mặt đường nằm ngang tới C mới dừng lại. Câu nào sau đây nói về sự chuyển hóa năng lượng của vật là đúng?

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A.Từ A đến B, chỉ có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng.

B. Từ A đến B, chỉ có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và nhiệt năng.

C. Từ B đến C, chỉ có sự chuyển hóa từ động năng thành nhiệt năng.

D. Từ B đến C, chỉ có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và nhiệt năng.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B – sai. Vì từ A đến B có sự chuyển hóa từ thế năng thành động năng.

C – đúng.

D – sai. Vì từ B đến C chỉ có sự chuyển hóa từ động năng thành nhiệt năng.

Câu 2. Kéo một sợi dây cuốn quanh một ống nhôm đựng nước bịt kín nút, người ta thấy nước trong ống nóng lên rồi sôi, hơi nước đẩy nút bật ra cùng với một lớp khói trắng do các hạt nước rất nhỏ tạo thành. Hỏi trong thí nghiệm trên đã có sự chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng xảy ra khi nào?

A. Kéo đi kéo lại sợi dây.

B. Nước nóng lên.

C. Hơi nước làm nút bật ra.

D. Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ.

Đáp án: A

Giải thích:

A - Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

B - Truyền nhiệt năng từ ống nhôm vào nước.

C - Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng.

D - Truyền nhiệt năng từ hơi nước ra môi trường bên ngoài và làm hơi nước lạnh đi ngưng tụ thành giọt nước.

Câu 3. Từ độ cao h người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0. Khi viên bi đang chuyển động đi lên, cơ năng của viên bi chuyển hóa như thế nào?

A. Động năng và thế năng đều tăng.

B. Động năng và thế năng đều giảm.

C. Động năng giảm và thế năng tăng.        

D. Động năng tăng và thế năng giảm.

Đáp án: C

Giải thích:

- Độ cao của viên bi so với mặt đất tăng dần thế năng tăng.

- Vận tốc của viên bi giảm dần  động năng giảm.

Do đó, khi viên bi đang chuyển động đi lên thì động năng giảm và thế năng tăng.

Câu 4. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động (Hình vẽ). Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A. Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí C động năng tăng dần, thế năng giảm dần.

B. Con lắc chuyển động từ C đến vị trí B, động năng giảm dần, thế năng tăng dần.

C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí A.

D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí B.

Đáp án: C

Giải thích:

- Khi con lắc chuyển động từ A đến C, độ cao so với mặt đất giảm

động năng tăng, thế năng giảm  A đúng.

- Khi con lắc chuyển động từ C đến B, độ cao so với mặt đất tăng

động năng giảm, thế năng tăng  B đúng.

- Cơ năng của con lắc luôn được bảo toàn   C sai.

- Ở vị trí A và B, con lắc có cùng độ cao  Thế năng tại A bằng thế năng tại B

 D đúng.

Câu 5. Một người kéo một vật bằng kim loại lên dốc, làm cho vật chuyển động vừa nóng lên. Nếu bỏ qua sự truyền năng lượng ra môi trường xunh quanh thì công của người này đã hoàn toàn chuyển hóa thành

A. động năng của vật.

B. động năng và thế năng của vật.

C. động năng và nhiệt năng của vật.

D. động năng, thế năng và nhiệt năng của vật.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi người này tác dụng lực kéo làm cho xe chuyển động tức là đã thực hiện công. Sau đó vật kim loại lên dốc, ở một độ cao h nào đó so với mặt đất thì vật đã có thế năng, đồng thời vật chuyển động và nóng lên tức là vật vừa có động năng và nhiệt năng.

Như vậy công đã chuyển hóa hoàn toàn thành động năng, thế năng và nhiệt năng của vật.

Câu 6. Cơ năng, nhiệt năng

A. chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

B. chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

C. có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

D. Cả A, B và C sai.

Đáp án: C

Giải thích:

Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Câu 7. Một vận động viên đẩy tạ ném quả tạ bay lên cao rồi rơi xuống như hình vẽ.

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

Khi quả tạ chuyển động

A. động năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.

B. thế năng chuyển dần thành động năng.

C. động năng chuyển dần thành thế năng.

D. thế năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.

Đáp án: D

Giải thích:

- Ban đầu quả tạ chuyển động bay lên đến điểm cao nhất, thế năng của quả tạ tăng dần rồi đạt cực đại.

- Sau đó quả tạ rơi xuống, độ cao của quả tạ so với mặt đất giảm dần thế năng giảm dần.

Khi quả tạ chuyển động, thế năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.

Câu 8. Xe đạp đang chuyển động, nếu không đạp nữa thì sau một thời gian xe sẽ dừng lại. Tức là lúc đầu động năng của nó khác không đến khi dừng lại thì động năng của nó bằng không. Trong các câu nhận xét sau câu nào sai?

A. Lúc này định luật bảo toàn cơ năng không còn đúng nữa.

B. Lúc này định luật bảo toàn năng lượng vẫn còn đúng.

C. Lúc này toàn bộ động năng đã chuyển thành thế năng.

D. Lúc này toàn bộ động năng đã chuyển thành một dạng năng lượng khác.

Đáp án: C

Giải thích:

Do có lực ma sát cản trở chuyển động  Định luật bảo toàn cơ năng không còn đúng nữa.

Lúc này toàn bộ động năng đã chuyển thành một dạng năng lượng khác chứ không phải chuyển thành thế năng và định luật bảo toàn năng lượng thì vẫn đúng.

Vậy nên A, B, D đúng, C sai.

Câu 9. Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm rơi bất kì trên đoạn AB (hình vẽ). Trong quá chuyển động từ A đến B, cơ năng của vật đã thay đổi như thế nào?

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A. Thế năng giảm dần, động năng tăng dần.

B. Thế năng tăng dần, động năng giảm dần.

C. Thế năng giảm dần, động năng không đổi.

D. Thế năng tăng dần, động năng không đổi.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong quá trình chuyển động từ A đến B, vật có:

+ Vận tốc giảm nên động năng giảm dần.

+ Độ cao so với mặt đất tăng dần nên thế năng tăng dần.

Câu 10. Hai hòn bi thép A và B giống hệt nhau được treo vào hai sợi dây có chiều dài như nhau. Khi kéo bi A lên rồi cho rơi xuống va chạm vào bi B, người ta thấy bi B bị bắn lên ngang với độ cao của bi A trước khi thả. Hỏi khi đó bi A sẽ ở trạng thái nào?

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A. Nóng lên.

B. Bật trở lại vị trí ban đầu.

C. Đứng yên ở vị trí ban đầu của B.

D. Chuyển động theo B nhưng không lên tới được độ cao của B.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi đó bi A sẽ ở trạng thái đứng yên ở vị trí ban đầu của B. Vì toàn bộ năng lượng của viên bi A đã truyền hết sang viên bi B.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hoá cơ năng?

A. Động năng có thể chuyến hóa thành cơ năng.

B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.

C. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.

D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

Đáp án: D

Giải thích:

Phát biểu đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng là: Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

Câu 12. Một người nằm trên một chiếc võng, võng đu đưa qua lại như hình. Khi võng chuyển động từ vị trí biên này sang biên kia

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A. động năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.

B. thế năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.

C. động năng chuyển dần thành thế năng.

D. thế năng chuyển dần thành động năng.

Đáp án: A

Giải thích:

- Khi chiếc võng chuyển động từ biên bên này đến vị trí cân bằng, tốc độ của võng tăng dần rồi đạt cực đại  động năng tăng rồi đạt cực đại.

- Khi chiếc võng chuyển động từ vị trí cân bằng đến biên bên kia, tốc độ của võng giảm dần  động năng giảm dần.

 Khi võng chuyển động từ vị trí biên này sang biên kia động năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây không phù hợp với sự bảo toàn năng lượng?

A. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

B. Năng lượng của vật không thể tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi.

C. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác.

D. Sau một hiện tượng xảy ra, tổng năng lượng có trước và tổng năng lượng có sau khi hiện tượng xảy ra luôn bằng nhau.

Đáp án: C

Giải thích:

C – không phù hợp. Vì năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.

Câu 14. Kéo con lắc lệnh khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng?

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A. Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí B động năng tăng dần, thế năng giảm dần.

B. Con lắc chuyển động từ B đến C, thế năng tăng dần, động năng giảm dần.

C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B.

D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D – đúng.

C – sai. Vì khi bỏ qua ma sát của không khí thì cơ năng của vật được bảo toàn nghĩa là cơ năng tại C bằng cơ năng tại B.

Câu 15. Thí nhiệm của Jun trình bày trong phần “Có thể em chưa biết” của bài 27 (sách giáo khoa Vật lí 8) cho thấy, công mà quả nặng thực hiện làm quay các tấm kim loại đặt trong nước để làm nóng nước lên đúng bằng nhiệt lượng mà nước nhận được. Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì? Trong các câu trả lời sau đây, câu nào là không đúng?

A. Năng lượng được bảo toàn.

B. Nhiệt là một dạng của năng lượng.

C. Cơ năng có thể chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt năng.

D. Nhiệt năng có thể chuyển hóa hoàn toàn thành cơ năng.

Đáp án: D

Giải thích:

D – sai. Vì trong thí nghiệm của Jun chứng tỏ cơ năng có thể chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt năng nhưng không có chiều ngược lại.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng?

A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi; nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

Đáp án: D

Giải thích:

Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: “Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác”.

Câu 17. Trong các trường hợp sau trường hợp nào động năng chuyển hóa thành thế năng? (Lấy mặt đất làm mốc tính thế năng).

A. Vật lăn từ máng nghiêng xuống.

B. Xe đạp đi trên đường bằng.

C. Quả bóng nảy lên.

D. Hạt mưa rơi.

Đáp án: C

Giải thích:

A – Độ cao của vật so với mặt đất giảm dần  Thế năng chuyển hóa thành động năng.

B – Xe đi trên đường bằng không có sự chuyển hóa giữa thế năng và động năng.

C – Quả bóng khi nảy lên có độ cao so với mặt đất tăng dần  Động năng chuyển hóa thành thế năng.

D – Hạt mưa rơi xuống có độ cao so với mặt đất giảm dần  Thế năng chuyển hóa thành động năng.

Câu 18. Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra?

A. Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

B. Cơ năng chuyển hóa thành động năng.

C. Cơ năng chuyển hóa thành công cơ học.

D. Cơ năng chuyển hóa thành thế năng.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi cưa thép, lưỡi cưa ma sát với thanh thép làm thanh thép và lưỡi cưa nóng lên đã có sự chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng.

Câu 19. Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng 12 thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là 200 J thì có giá trị bằng thế năng. Thế năng của vật ở vị trí A là

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A. 400 J.

B. 600 J.

C. 800 J.

D. 1200 J.

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi động năng là: Wđ

Thế năng là: Wt

Cơ năng: W =  Wđ + Wt

- Tại B: động năng bằng 12 thế năng nên ta có:

WđB=12WtBWtB=2WđB

- Gọi C là vị trí động năng tiếp tục tăng thêm một lượng là 200 J. Vì cơ năng được bảo toàn nên khi động năng tăng 200 J thì thế năng sẽ giảm 200 J, và khi đó động năng bằng thế năng nên ta có:

WđC=WtCWđB+200=WtB200

WđB+200=2WđB200

WđB=400JWtB=800J

 Cơ năng tại B là: WB =  WđB + WtB = 400 + 800 = 1200 J.

- Tại vị trí A cao nhất nên động năng đã chuyển hóa thành thế năng nên ta có:

WB = WtA = 1200 J.

Câu 20. Trường hợp nào sau đây không có sự chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng hoặc ngược lại?

A. Động cơ xe máy đang chạy.

B. Miếng đồng thả vào nước đang sôi, nóng lên.

C. Một vật vừa rơi từ trên cao xuống vừa nóng lên.

D. Búa máy đập vào cọc bê tông làm cọc bê tông lún xuống và nóng lên.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D – có sự chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng và ngược lại.

B – không có sự chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng và ngược lại. Vì miếng đồng thả vào nước đang sôi rồi nóng lên là do miếng đồng đã nhận nhiệt lượng do nước tỏa.

Câu 21. Chọn phát biểu đúng.

A. Các dạng của cơ năng gồm: động năng và thế năng.

B. Động năng và thế năng không thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

C. Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

D. Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Đáp án: A

Giải thích:

A – đúng.

B – sai. Vì động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

C, D sai. Vì cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

Câu 22. Hãy phân tích sự chuyển hóa cơ năng của một vận động viên nhảy sào như hình vẽ bằng cách điền các từ thích hợp vào chỗ trống.

Khi chống sào để nhảy, vận động viên đã được nâng cao lên, đồng thời sào bị biến dạng. Vậy ………. đã chuyển hóa thành…….. của người và………… của sào.

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A. thế năng hấp dẫn, động năng, động năng.

B. động năng, thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi.

C. động năng, thế năng đàn hồi, thế năng hấp dẫn.

D. thế năng đàn hồi, động năng, động năng.

Đáp án: B

Giải thích:

- Hình a: Vận động viên chạy lấy đà  vận động viên có động năng.

- Hình b: Vận động viên có độ cao so với mặt đất vận động viên có thế năng hấp dẫn. Sào bị biến dạng  sào có thế năng đàn hồi.

 Khi chống sào để nhảy, vận động viên đã được nâng cao lên, đồng thời sào bị biến dạng. Vậy động năng đã chuyển hóa thành thế năng hấp dẫn của người và thế năng đàn hồi của sào.

Câu 23. Chọn câu đúng điền vào chỗ trống sau:

Năng lượng không mất đi và cũng không tự sinh ra…………..

A. nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

B. nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác.

C. nó giữ nguyên không trao đổi.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

Năng lượng không mất đi và cũng không tự sinh ra nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Câu 24. Khi phanh xe đạp, hai mà phanh áp sát vào vành xe làm cho xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Ở đây xảy ra quá trình chuyển hoá năng lượng

A. công thực hiện làm nhiệt năng của xa giảm.

B. công thực hiện làm thế năng của xe tăng.

C. công thực hiện làm thế năng của xe tăng.

D. công thực hiện làm động năng của xe giảm.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi phanh xe đạp, hai má phanh áp sát vào vành xe làm cho xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Ở đây xảy ra quá trình chuyển hóa năng lượng công thực hiện làm động năng của xe giảm.

Câu 25. Hai vật như nhau được thả cùng lúc: vật B trượt trên mặt phẳng nghiêng, vật A rơi tự do như hình vẽ. Bỏ qua ma sát và sức cản của không khí. Hãy cho biết ở những vị trí nào cơ năng của 2 vật bằng nhau ?

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A. Ở vị trí khi hai vật bắt đầu được thả rơi.

B. Ở vị trí khi hai vật rơi được một nửa quãng đường.

C. Ở vị trí khi hai vật chạm đất.

D. Ở mọi vị trí.

Đáp án: D

Giải thích:

- Hai vật A và B như nhau và được thả cùng lúc, có cùng độ cao so với mặt đất nên có cơ năng ban đầu bằng nhau.

- Trong quá trình chuyển động, do đã bỏ qua ma sát và sức cản không khí nên cơ năng của hai vật luôn được bảo toàn.

 Tại mọi vị trí, cơ năng của hai vật A và B đều bằng nhau.

Câu 26. Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hoá như thế nào?

A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.

C. Không có sự chuyển hóa nào.

D. Động năng và thế năng đều tăng.

Đáp án: B

Giải thích:

- Ban đầu vật ở độ cao h so với mặt đất  vật có thế năng hấp dẫn.

- Khi thả vật, vật chuyển động rơi  có động năng.

- Độ cao của vật so với mặt đất giảm dần  thế năng giảm dần.

 Khi thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất, trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa từ thế năng thành động năng.

Câu 27. Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất. Trong quá trình bay lên thì viên đạn có

A. động năng tăng dần.

B. thế năng tăng dần.

C. động năng giảm dần.

D. động năng giảm dần, thế năng tăng dần.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong quá trình bay lên thì viên đạn có:

+ Vận tốc giảm nên động năng giảm dần.

+ Độ cao so với mặt đất tăng dần nên thế năng tăng dần.

Câu 28. Một đoàn tàu khi vào ga, người lái tàu phanh lại làm cho tàu chuyển động rồi dừng hẳn. Năng lượng đã chuyển hoá như thế nào? Đáp án đúng là: đúng nhất

A. Sự thực hiện công làm giảm nhiệt năng của tàu.

B. Sự thực hiện công làm tăng động năng của tàu.

C. Sự thực hiện công làm giảm thế năng của tàu.

D. Sự thực hiện công làm giảm động năng của tàu.

Đáp án: D

Giải thích:

Một đoàn tàu khi vào ga, người lái tàu phanh lại làm cho tàu chuyển động rồi dừng hẳn. Năng lượng công thực hiện làm động năng của xe giảm.

Câu 29. Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng 13 thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là 80 J thì có giá trị bằng thế năng. Thế năng của vật ở vị trí A là

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A. 80 J.

B. 160 J.

C. 320 J.

D. 640 J.

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi động năng là: Wđ

Thế năng là: Wt

Cơ năng: W =  Wđ + Wt

- Tại B: động năng bằng 13 thế năng nên ta có:

WđB=13WtBWtB=3WđB

- Gọi C là vị trí động năng tiếp tục tăng thêm một lượng là 80 J. Vì cơ năng được bảo toàn nên khi động năng tăng 80 J thì thế năng sẽ giảm 80 J, và khi đó động năng bằng thế năng nên ta có:

WđC=WtCWđB+80=WtB80

WđB+80=3WđB80

WđB=80JWtB=240J

 Cơ năng tại B là: WB =  WđB + WtB = 80 + 240 = 320 J.

- Tại vị trí A cao nhất nên động năng đã chuyển hóa thành thế năng nên ta có:

WB = WtA = 320 J.

Câu 30. Trường hợp nào sau đây có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại?

A. Vật rơi từ trên cao xuống.

B. Vật được ném lên rồi rơi xuống.

C. Vật lăn từ đỉnh dốc xuống.

D. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.

Đáp án: B

Giải thích:

A – Khi vật rơi từ trên cao xuống: độ cao giảm, vận tốc tăng  thế năng chuyển hóa thành động năng.

B – Khi vật được ném lên: độ cao tăng, vận tốc giảm   động năng chuyển hóa thành thế năng. Khi vật rơi xuống: độ cao giảm, vận tốc tăng thế năng chuyển hóa thành động năng.

C - Vật lăn từ đỉnh dốc xuống: độ cao giảm, vận tốc tăng thế năng chuyển hóa thành động năng.

D – Vật chuyển động nằm ngang trên mặt bàn không có sự chuyển hóa giữa thế năng và động năng.

Do đó: Chỉ B có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại.

 Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:     

1 2226 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: