TOP 40 câu Trắc nghiệm Các chất được cấu tạo như thế nào? (có đáp án 2022) – Vật lí 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 Bài 18: Các chất được cấu tạo như thế nào? có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 18.

1 2,415 24/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 18: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 18: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Câu 1. Chọn câu sai.

A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.

B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn không có khoảng cách.

C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong không khí hòa tan được vào nước mà không làm thay đổi thể tích dung dịch.

D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D – đúng.

B – sai. Vì giữa các hạt cấu thành chất rắn luôn có khoảng cách, do đó chất rắn có thể cho các phân tử khí đi qua.

Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

…. được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

A. Nguyên tử.

B. Phân tử.

C. Các chất.

D. Vật.

Đáp án: C

Giải thích:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Câu 3. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

D. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

Đáp án: B

Giải thích:

Quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

Câu 4. Các chất được cấu tạo từ

A. tế bào.        

B. các mô.

C. hợp chất.        

D. các nguyên tử, phân tử.        

Đáp án: D

Giải thích:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Câu 5. Chọn phát biểu sai?

A. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.

B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.

C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

D. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Đáp án: A

Giải thích:

B, C, D – đúng.

A – sai. Vì giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

Câu 6. Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?

A. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.

B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.

C. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.

D. Một cách giải thích khác.

Đáp án: A

Giải thích:

Các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là vì các hạt vật chất có kích thước rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.

Câu 7. Chọn câu đúng.

A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.

B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng.

C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.

D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.

Đáp án: C

Giải thích:

A – sai. Vì nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất không thể phân chia được, phân tử là một nhóm nguyên tử kết hợp lại.

B – sai. Vì ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử lớn hơn ở thể lỏng.

C – đúng.

D – sai. Vì giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp thu được nhỏ hơn thể tích của hai chất lỏng.

Câu 8. Tính chất nào sau đâu không phải là tính chất của nguyên tử, phân tử cấu tạo nên một vật?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Giữa các nguyên tử, phân tử luôn có khoảng cách nhất định.

C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

D. Vận tốc thay đổi thì nhiệt độ thay đổi.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D – đúng.

C – sai. Vì khi nhiệt độ thay đổi thì khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử thay đổi chứ không phải kích thước của chúng thay đổi.

Câu 9. Bằng chứng nào sau đây cho thấy giữa các nguyên tử có khoảng cách?

A. Nước nóng trong ấm bay hơi.

B. Quả bóng cao su được bơm càng căng thì bay lên càng cao.

C. Trộn 50 ml rượu vào 50 ml nước ta thu được hỗn hợp rượu – nước chưa tới 100 ml.

D. Ta không thể bỏ nhiều viên sỏi vào bình thủy tinh chứa nước.

Đáp án: C

Giải thích:

Thí nghiệm trộn 50 ml rượu vào 50 ml nước ta thu được hỗn hợp rượu – nước chưa tới 100 ml là bằng chứng cho thấy giữa các nguyên tử có khoảng cách. Vì khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại làm cho thể tích của hỗn hợp rượu và nước giảm.

Câu 10. Vì sao nước biển có vị mặn?

A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.

B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.

C. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

D. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

Đáp án: D

Giải thích:

Nước biển có vị mặn vì các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau, giữa chúng có khoảng cách.

Câu 11. Hơ nóng một chiếc thìa bạc trên ngọn lửa đèn cồn. Khi nhiệt độ của chiếc thìa bạc tăng thì thể tích của nó cũng tăng. Nguyên nhân là do, khi nhiệt độ tăng thì

A. các nguyên tử bạc nở ra.

B. khoảng cách giữa các nguyên tử bạc tăng lên.

C. số nguyên tử bạc trong chiếc thìa tăng lên.

D. mật độ nguyên tử trong chiếc thìa bạc tăng lên.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi nhiệt độ tăng, các nguyên tử bạc trong chiếc thìa chuyển động mạnh hơn xung quanh vị trí cố định của chúng khiến cho khoảng cách giữa chúng khi đó tăng lên.

Câu 12. Khi đổ 100 cm3 rượu vào 100 cm3 nước, ta thu được hỗn hợp rượu – nước có thể tích

A. bằng 200 cm3.

B. lớn hơn 200 cm3.

C. nhỏ hơn 200 cm3.

D. có thể bằng hoặc nhỏ hơn 200 cm3.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi đổ 100 cm3 rượu vào 100 cm3 nước, ta thu được hỗn hợp rượu – nước có thể tích nhỏ hơn 200 cm3.

Vì giữa các phân tử nước và phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi đổ nước vào rượu thì các phân tử rượu xen lẫn vào các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp rượu – nước giảm.

Câu 13. Khi dùng pit – tông nén khí trong một xi – lanh thì

A. kích thước mỗi phân tử khí giảm.

B. số phân tử khí giảm.

C. khối lượng mỗi phân tử giảm.

D. khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi dùng pit – tông nén khí trong một xi – lanh thì khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.

Câu 14. Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì

A. thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng.

B. số nguyên tử đồng tăng.

C. khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì các nguyên tử, phân tử động chuyển động càng nhanh làm cho khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng.

Câu 15. Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì lúc bơm, không khí vào xăm còn nóng, sau đó không khí nguội dần, co lại, làm săm xe bị xẹp.

B. Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.

C. Vì săm xe làm bằng cao su là chất đàn hồi, nên sau khi giãn ra thì tự động co lại làm cho săm để lâu ngày bị xẹp.

D. Vì cao su dùng làm săm đẩy các phân tử không khí lại gần nhau nên săm bị xẹp.

Đáp án: B

Giải thích:

Săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.

Câu 16. Khi bơm không khí vào một quả bóng cao su thì dù có buộc chặt không khí vẫn dần thoát ra ngoài, còn nếu bơm không khí vào một quả cầu kim loại mỏng rồi hàn kín thì không khí hầu như không thoát được ra ngoài. Điều đó chứng tỏ giữa các nguyên tử của quả cầu kim loại

A. có khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách giữa các phân tử quả bóng cao su.

B. có khoảng cách lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử quả bóng cao su.

C. có cùng khoảng cách với khoảng cách giữa các phân tử quả bóng cao su.

D. không có khoảng cách.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi bơm không khí vào một quả bóng cao su thì dù có buộc chặt không khí vẫn dần thoát ra ngoài, còn nếu bơm không khí vào một quả cầu kim loại mỏng rồi hàn kín thì không khí hầu như không thoát được ra ngoài. Vì giữa các nguyên tử của quả cầu kim loại có khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách giữa các phân tử quả bóng cao su.

Câu 17. Đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước, ta thu được hỗn hợp rượu – nước có thể tích nhỏ hơn 100 cm3. Tuy nhiên, khối lượng của hỗn hợp vẫn bằng tổng khối lượng ban đầu của rượu và nước. Gọi khối lượng riêng của rượu là D1, của nước là D2 và của hỗn hợp là D. So sánh nào sau đây đúng?

A. D<(D1+D2)2.

B. D=(D1+D2)2.

C. D>(D1+D2)2.

D. D>(D1+D2).

Đáp án: C

Giải thích:

Tỏm tắt:

Rượu: V1 = 50 cm3 ; m1 ; D1

Nước: V2 = 50 cm3 ; m2 ; D2

Hỗn hợp rượu và nước: V < V1 + V2 ; m = m1 + m2 ; D = ?

Vì: V < V1 + V2

1V>1V1+V2

mV>mV1+V2

D>m1+m2V1+V2

D>D1.V1+D2.V2V1+V2=D1.50+D2.5050+50=D1+D22

Vậy D>(D1+D2)2.

Câu 18. Tại sao 1 kg hơi nước có thể tích lớn hơn 1 kg nước? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Vì phân tử nước trong hơi nước có thể tích lớn hơn phân tử nước trong nước.

B. Vì khối lượng riêng của hơi nước nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.

C. Vì phân tử nước trong nước có khối lượng lớn hơn phân tử nước trong hơi nước.

D. Vì khoảng cách giữa các phân tử nước trong hơi nước lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử nước trong nước.

Đáp án: D

Giải thích:

Do khoảng cách giữa các phân tử nước trong hơi nước lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử nước trong nước nên 1 kg hơi nước có thể tích lớn hơn 1 kg nước.

Câu 19. Trộn lẫn một khối lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V = V1 + V2.

B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V > V1 + V2.

C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V < V1 + V2.

D. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là: m < m1 + m2.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D – sai.

C – đúng. Vì:

+ Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách nên khi trộn rượu và nước với nhau thể tích của chúng sẽ nhỏ hơn tổng thể tích của rượu và nước: V < V1 + V2.

+ Mặt khác, rượu và nước vẫn giữ nguyên được số nguyên tử, phân tử

 khối lượng của hỗn hợp chính bằng tổng khối lượng của rượu và nước: m = m1 + m2.

Câu 20. Biết khối lượng riêng của hơi nước bao giờ cũng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Câu nào sau đây so sánh các phân tử nước trong hơi nước và các phân tử nước là đúng?

A. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.

B. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách lớn hơn các phân tử trong nước.

C. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách bằng các phân tử trong nước.

D. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong nước nhỏ hơn.

Đáp án: A

Giải thích:

Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.

Câu 21. Các nguyên tử trong một miếng sắt có tính chất nào sau đây?

A. Khi nhiệt độ tăng thì nở ra.

B. Khi nhiệt độ giảm thì co lại.

C. Đứng rất gần nhau.

D. Đứng xa nhau.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B – sai. Vì khi nhiệt độ thay đổi thì khoảng cách giữa các nguyên tử sắt thay đổi còn kích thước của chúng thì không thay đổi.

C – đúng.

D – sai. Vì sắt là chất rắn mà trong chấn rắn các nguyên tử đứng rất gần nhau.

Trắc nghiệm Các chất được cấu tạo như thế nào? có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

Câu 22. Kích thước của một phân tử Hidro vào khoảng 0,00000023 mm. Độ dài của một chuỗi gồm 1 triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau là

A. 0,23 m.

B. 0,23 mm.

C. 0,023 m.

D. 0,023 mm.

Đáp án: B

Giải thích:

Độ dài của một chuỗi gồm 1 triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau bằng:

0,00000023.1000000 = 0,23 mm.

Câu 23. Một nhóm các nguyên tử kết hợp lại tạo thành

A. nguyên tử.

B. vật.

C. chất.

D. phân tử.

Đáp án: D

Giải thích:

Một nhóm các nguyên tử kết hợp lại tạo thành phân tử.

Câu 24. Vì sao khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt?

A. Vì khi khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên.

B. Vì khi khuấy lên các phân tử đường xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước.

C. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thì thể tích nước trong cốc tăng.

D. Vì đường có vị ngọt.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi thả cục đường vào nước và khuấy lên các phân tử đường xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại làm cho đường và nước lẫn vào nhau tạo thành nước đường, ta thấy đường tan và nước có vị ngọt.

Câu 25. Chọn phát biểu đúng.

A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được.

B. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được.

C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách.

D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau.

Đáp án: A

Giải thích:

A – đúng.

B – sai. Vì nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được.

C – sai. Vì giữa các nguyên tử, phân tử của bất kì chất nào cũng có khoảng cách.

D – sai. Vì nguyên tử, phân tử của các chất là khác nhau. Nhờ sự khác nhau này ta mới có thể phân biệt được các chất với nhau.

Câu 26. Vì sao chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa?

A. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.

B. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.

C. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.

D. Tất cả các ý đều sai.

Đáp án: B

Giải thích:

Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.

Câu 27. Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa?

A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.

B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

C. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.

D. Tất cả các ý đều sai.

Đáp án: B

Giải thích:

Chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

Câu 28. Kích thước của một phân tử Hidro vào khoảng 0,00000023 mm. Độ dài của một chuỗi gồm 20 triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau là

A. 4,6 m.

B. 4,6 mm.

C. 0,46 m.

D. 0,46 mm.

Đáp án: B

Giải thích:

Độ dài của một chuỗi gồm 20 triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau bằng:

0,00000023.20000000 = 4,6 mm.

Câu 29. Khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?

A. bằng 450 cm3.

B. lớn hơn 450 cm3.

C. bằng 425 cm3.

D. nhỏ hơn 450 cm3.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước , ta thu được hỗn hợp giấm ăn – nước có thể tích nhỏ hơn 450 cm3.

Vì giữa các phân tử nước và phân tử giấm ăn đều có khoảng cách. Khi đổ giấm ăn vào nước thì các phân tử giấm ăn xen lẫn vào các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp giấm ăn – nước giảm.

Câu 30. Quan sát trong thực tế, em thấy các bao bì thực phẩm, dược phẩm có thể bằng nhựa hoặc kim loại mỏng. Theo em, loại chất liệu nào ngăn cản sự lưu thông của không khí qua bao bì tốt hơn?

A. Nhựa.

B. Kim loại mỏng.

C. Cả 2 loại tốt như nhau.

D. Không loại nào tốt.

Đáp án: B

Giải thích:

Kim loại mỏng ngăn sự lưu thông của không khí tốt hơn. Vì khoảng cách giữa các phân tử, nguyên tử của kim loại mỏng nhỏ hơn khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử nhựa.

 Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

1 2,415 24/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: