TOP 40 câu Trắc nghiệm Công thức tính nhiệt lượng (có đáp án 2022) – Vật lí 8
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 24.
Trắc nghiệm Bài 24 Vật lí 8: Công thức tính nhiệt lượng
Bài giảng Trắc nghiệm Bài 24 Vật lí 8: Công thức tính nhiệt lượng
Câu 1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra của một vật?
A. Nhiệt dung riêng.
B. Khối lượng
C. Sự thay đổi nhiệt độ của vật.
D. Cả 3 yếu tố trên.
Đáp án: D
Giải thích:
Nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra của một vật phụ thuộc vào
+ Khối lượng.
+ Sự thay đổi nhiệt độ của vật.
+ Nhiệt dung riêng của chất làm vật.
Câu 2. Nhiệt lượng là
A. đại lượng Vật lý có đơn vị là N.
B. phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình truyền nhiệt.
C. phần thế năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình chuyển động.
D. phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình thay đổi vị trí.
Đáp án: B
Giải thích:
Nhiệt lượng là phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 3. Nhiệt dung riêng của một chất có đơn vị là
A. jun, kí hiệu J.
B. jun trên kilogram.kenvin, kí hiệu J/kg.K.
C. jun kilogram, kí hiệu J.kg.
D. jun trên kilogram, kí hiệu J/kg.
Đáp án: B
Giải thích:
Nhiệt dung riêng của một chất có đơn vị là jun trên kilogram.kenvin, kí hiệu J/kg.K.
Câu 4. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết
A. nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1oC.
B. nhiệt năng cần thiết để làm cho 1 m3 chất đó tăng thêm 1oC.
C. nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 m3 chất đó tăng thêm 1oC.
D. nhiệt năng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1oC.
Đáp án: A
Giải thích:
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1oC.
Câu 5. Có ba chiếc thìa nhôm, bạc và đồng có khối lượng như nhau, ở cùng nhiệt độ, được nhúng vào nước đang sôi. Gọi Q1, Q2, Q3 theo thứ tự là nhiệt lượng mà ba vật này hấp thụ. Cho biết nhiệt dung riêng của bạc nhỏ hơn của đồng, nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn của đồng. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Q1 > Q2 > Q3.
B. Q1 < Q2 < Q3.
C. Q1 > Q3 > Q2.
D. Q1 > Q2 < Q3.
Đáp án: C
Giải thích:
Gọi c1 là nhiệt dung riêng của nhôm.
c2 là nhiệt dung riêng của bạc.
c3 là nhiệt dung riêng của đồng.
Theo bài: nhiệt dung riêng của bạc nhỏ hơn của đồng, nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn của đồng c1 > c3 > c2.
Nhiệt dung riêng của vật càng lớn vật hấp thu nhiệt lượng càng lớn Q1 > Q3 > Q2.
Câu 6. Một ấm kim loại chứa 3 kg nước ở nhiệt độ 20oC được đun bằng bếp điện. Thời gian đun nước cho đến lúc nước sôi (ở nhiệt độ 100oC) là 20 min. Cho biết công suất của bếp là 1500 W. Gọi hiệu suất của bếp là H = , Q là nhiệt lượng cung cấp cho nước và Q’ là nhiệt lượng do bếp tỏa ra. H có giá trị là
A. 56 %.
B. 66 %.
C. 76 %.
D. 86 %.
Đáp án: A
Giải thích:
Đổi 20 min = 1200 s.
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước để đun sôi là:
- Nhiệt lượng do bếp tỏa ra là:
- Hiệu suất của bếp là:
Câu 7. Một khối lượng nước 25 kg thu được một nhiệt lượng 1050 kJ thì nóng lên tới 30oC. Nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhiêu?
A. 20oC.
B. 25oC.
C. 30oC.
D. 35oC.
Đáp án: A
Giải thích:
Đổi 1050 kJ = 1050000 J.
Ta có:
Q = c.m.(t2 – t1)
4200.25.(30 – t1) = 1050000 J.
Câu 8. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nhôm để tăng từ 30oC đến 80oC là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K.
A. 42000 J.
B. 86900 J.
C. 44000 J.
D. 96800 J.
Đáp án: C
Giải thích:
Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nhôm để tăng từ 30oC đến 80oC là
Q = c.m.(t2 – t1) = 880.1.(80 – 30) = 44000 J.
Câu 9. Trong công thức tính nhiệt lượng thu vào Q = c.m.(t2 – t1) thì t2 là:
A. nhiệt độ lúc đầu của vật.
B. nhiệt độ lúc sau của vật.
C. thời điểm bắt đầu vật nhận nhiệt lượng.
D. thời điểm sau khi vật nhận nhiết lượng.
Đáp án: B
Giải thích:
Trong công thức tính nhiệt lượng thu vào Q = c.m.(t2 – t1)
+ m là khối lượng của vật.
+ c là nhiệt dung riêng của vật.
+ t1 là nhiệt độ ban đầu của vật.
+ t2 là nhiệt độ lúc sau của vật.
Câu 10. Nhiệt lượng không cùng đơn vị với
A. nhiệt độ.
B. nhiệt năng.
C. công cơ học.
D. cơ năng.
Đáp án: A
Giải thích:
A – đơn vị là oC, K, oF, …
B – đơn vị là J, kJ, …
C – đơn vị là J, kJ, …
D - đơn vị là J, kJ, …
Nhiệt lượng có đơn vị là J, kJ Nhiệt lượng không cùng đơn vị với nhiệt độ.
Câu 11. Nhiệt lượng chiếc bánh nướng trong lò nướng cần thu vào để nóng lên không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A. Khối lượng chiếc bánh.
B. Nhiệt độ của chiếc bánh.
C. Chất làm chiếc bánh.
D. Hình dạng của chiếc bánh.
Đáp án: D
Giải thích:
Nhiệt lượng chiếc bánh nướng trong lò nướng cần thu vào để nóng lên không phụ thuộc vào hình dạng của chiếc bánh.
Câu 12. Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
…….. của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1oC (1K).
A. Nhiệt độ
B. Nội năng
C. Nhiệt lượng
D. Nhiệt dung riêng
Đáp án: D
Giải thích:
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1oC (1K).
Câu 13. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, điều đó có nghĩa là
A. để nâng 1 kg nước tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200 J.
B. để nâng 1 kg nước bay hơi ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200 J.
C. 1 kg nước khi biến thành nước đá sẽ giải phóng nhiệt lượng là 4200 J.
D. để nâng 1 kg nước giảm đi 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200 J.
Đáp án: A
Giải thích:
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1oC (1K).
Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, điều đó có nghĩa là để nâng 1 kg nước tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200 J.
Câu 14. Có hai chiếc khuy áo được làm bằng đồng có khối lượng m1 = 4 g, m2 = 8 g. Sau một thời gian nung nóng, chiếc khuy 1 thu nhiệt lượng là Q1, chiếc khuy 2 thu nhiệt lượng là Q2 thì nhiệt độ của hai chiếc khuy như nhau. So sánh Q1 và Q2. Giải thích?
A. Q1 = Q2, vì chúng cùng được làm bằng đồng.
B. Q1 = Q2, vì độ tăng nhiệt độ của chúng bằng nhau.
C. Q2 > Q1, vì m2 > m1.
D. Q2 < Q1, vì m2 > m1.
Đáp án: C
Giải thích:
Nhiệt lượng thu vào của một vật phụ thuộc vào
+ Khối lượng của vật.
+ Sự thay đổi nhiệt độ của vật.
+ Nhiệt dung riêng của chất làm vật.
Hai chiếc khuy đều làm bằng đồng, sau khi nung nóng có cùng nhiệt độ, mà m2 > m1 Q2 > Q1.
Câu 15. Người ta cung cấp cùng một nhiệt lượng cho ba cốc bằng thủy tinh giống nhau. Cốc 1 đựng rượu, cốc 2 đựng nước, cốc 3 đựng nước đá với khối lượng bằng nhau. Hãy so sánh độ tăng nhiệt độ của các cốc trên. Biết rằng nước đá chưa tan.
A.
B.
C.
D.
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có:
Vì nhiệt lượng cung cấp cho ba cốc bằng thủy tinh giống nhau, khối lượng các chất bằng nhau nên độ tăng nhiệt độ tỉ lệ nghịch với nhiệt dung riêng c.
Ta lại có: cnước > crượu hay c2 > c1
Khi so sánh cốc (2) và (3) thì ở cốc (3) đá chưa tan, nên cần phải tốn một nhiệt lượng để làm đá tan (nhiệt nóng chảy) mà không làm tăng được nhiệt độ của cốc. Vì vậy, cốc (2) có độ tăng nhiệt lớn hơn cốc 3.
Vậy:
Câu 16. Đun nước trong một ấm nhôm từ nhiệt độ phòng đến lúc nước sôi. Gọi khối lượng của ấm là m, của nước là m’; nhiệt lượng cung cấp cho ấm là Q, cho nước là Q’. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi m = m’ thì Q = Q’
B. Khi m > m’ thì Q > Q’
C. Khi m = m’ thì Q < Q’
D. Khi m < m’ thì Q = Q’
Đáp án: C
Giải thích:
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm là: Q = m.cnhôm. (t – t0) = m.880. (t – t0)
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là: Q’ = m’.cnước. (t – t0) = = m’.4200. (t – t0)
Ta có tỉ lệ:
Suy ra, khi m = m’ thì Q < Q’.
Câu 17. Hai cái ly có cùng khối lượng và ở cùng nhiệt độ phòng, một ly bằng inox và một ly bằng nhôm. Nhiệt dung riêng của inox nhỏ hơn của nhôm. Rót vào mỗi ly cùng một lượng nước sôi. Khi có cân bằng nhiệt giữa ly và nước trong ly thì
A. nhiệt độ của hai ly bằng nhau.
B. nhiệt độ của hai ly thấp hơn nhiệt độ phòng.
C. nhiệt độ của ly inox cao hơn nhiệt độ của ly nhôm.
D. nhiệt độ của ly inox thấp hơn nhiệt độ của ly nhôm.
Đáp án: C
Giải thích:
Vì nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn của inox nên nhiệt lượng cần cung cấp cho ly nhôm nóng lên lớn hơn nhiệt lượng cần cung cấp cho ly inox.
Do đó, sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của inox cao hơn nhiệt độ của nhôm.
Câu 18. Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?
A. Bình A.
B. Bình B.
C. Bình C.
D. Bình D.
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có: Nhiệt lượng
Bình A chứa lượng nước ít nhất (1 lít) trong các bình nên trong cùng một thời gian đun trên bếp cồn như nhau thì nhiệt độ trong bình A là cao nhất.
Câu 19. Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho một gam nước nóng thêm 1oC. Hãy cho biết 1 calo bằng bao nhiêu jun?
A. 1 calo = 4200 J.
B. 1 calo = 4,2 J.
C. 1 calo = 42 J.
D. 1 calo = 42 kJ.
Đáp án: B
Giải thích:
1 calo = 4,2 J.
Câu 20. Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào?
A. Q = m(t – t0)
B. Q = mc
C. Q = mc(t0 – t)
D. Q = mc(t – t0)
Đáp án: D
Giải thích:
Nhiệt lượng mà vật thu vào được tính theo công thức:
Câu 21. Đặt hai vật A và B có cùng khối lượng và cùng nhiệt độ, cùng khoảng cách bên cạnh bếp than. Sau một thời gian, nhiệt độ vật A cao hơn vật B. Ta có thể kết luận:
A. Nhiệt dung riêng của A lớn hơn của B.
B. Nhiệt dung riêng của A nhỏ hơn của B.
C. Thể tích của vật A lớn hơn thể tích của vật B.
D. Thể tích của vật A nhỏ hơn thể tích của vật B.
Đáp án: A
Giải thích:
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1oC.
Ban đầu hai vật có cùng nhiệt độ, sau đó vật A có nhiệt độ cao hơn Nhiệt dung riêng của A lớn hơn của B.
Câu 22. Nhiệt dung riêng của rượu là 2500 J/kg.K. Điều đó có nghĩa là gì?
A. 1 kg rượu bị đông đặc thì giải phóng nhiệt lượng là 2500 J.
B. Nhiệt lượng có trong 1 kg chất ấy ở nhiệt độ bình thường.
C. Để nâng 1 kg rượu tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 2500 J.
D. Để nâng 1 kg rượu lên nhiệt độ bay hơi ta phải cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 2500 J.
Đáp án: C
Giải thích:
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1oC (1K).
Nhiệt dung riêng của rượu là 2500 J/kg.K Để nâng 1 kg rượu tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 2500 J.
Câu 23. Hai miếng đồng có khối lượng lần lượt là m và 2m. Khi hơ trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng thời gian bằng nhau, hai vật nhận được nhiệt lượng bằng nhau từ ngọn lửa. Nhiệt độ của miếng đồng m tăng thêm (độ) thì nhiệt độ của miếng đồng 2m tăng thêm
A. (độ).
B. (độ).
C. (độ).
D. (độ).
Đáp án: C
Giải thích:
Hai miếng đồng nhận được nhiệt lượng bằng nhau nên ta có: Q = Q’
Hay
Vậy nhiệt độ của miếng đồng 2m tăng thêm (độ)
Câu 24. Nhiệt lượng mà cơ thể người có thể thu được khi uống 200 g nước ở nhiệt độ 60oC là bao nhiêu? Biết nhiệt độ của cơ thể người là 37oC.
A. 19230 J
B. 19320 J.
C. 81480 J.
D. 81840 J.
Đáp án: B
Giải thích:
Đổi 200 g = 0,2 kg.
Nhiệt lượng mà cơ thể người có thể thu được là:
Q = c.m.(t2 – t1) = 4200.0,2.(60 – 37) = 19320 J.
Câu 25. Khi cung cấp nhiệt lượng 8400J cho 1 kg của một chất, thì nhiệt độ của chất này tăng thêm 2oC. Chất này là
A. đồng.
B. rượu.
C. nước.
D. nước đá.
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có:
Vậy chất này là nước.
Câu 26. Người ta phơi nắng một chậu chứa 5 lít nước. Sau một thời gian nhiệt độ của nước tăng từ 25oC lên 30oC. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Nhiệt lượng mà nước thu được từ Mặt Trời là
A. 105 J.
B. 1050 J.
C. 105 kJ.
D. 1050 kJ.
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có: V = 5 lít = 5.10−3 m3.
+ Khối lượng nước trong chậu là: m = D.V = 1000.5.10−3 = 5 kg.
+ Nhiệt lượng nước nhận từ Mặt Trời để tăng từ 25oC lên 30oC là:
Q = m.c.Δt = 5.4200.(30 − 25) = 105000 J = 105 kJ.
Câu 27. Người ta cung cấp cho 2 kg rượu một nhiệt lượng 175 kJ thì nhiệt độ của rượu tăng thêm bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của rượu là 2500 J/kg.K
A. Tăng thêm 35oC.
B. Tăng thêm 25oC.
C. Tăng thêm 0,035oC.
D. Tăng thêm 40oC.
Đáp án: A
Giải thích:
Đổi: 175 kJ = 175000 J
Ta có nhiệt lượng cung cấp: Q = m.c.Δt
Vậy nhiệt độ của rượu tăng thêm 35oC.
Câu 28. Một ấm nhôm có khối lượng 300 g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 25oC. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là
A. 17,73 J.
B. 177,3 J.
C. 177,3 kJ.
D. 177300 kJ.
Đáp án: C
Giải thích:
Khối lượng của 0,5 lít nước = 0,5 kg = m2
Khối lượng của ấm: m1 = 300 g = 0,3 kg.
Ta có:
+ Nhiệt độ nước sôi là: 100oC
+ Nhiệt lượng truyền cho ấm tăng từ 25oC lên 100oC là: Q1 = m1c1Δt
+ Nhiệt lượng truyền cho nước sôi từ 25oC lên 100oC là: Q2 = m2c2Δt
+ Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm sẽ bằng tổng nhiệt lượng để truyền cho ấm nóng lên và làm cho nước nóng lên:
Q = Q1 + Q2 = m1c1Δt + m2c2Δt
= 0,3.880(100 − 25) + 0,5.4200(100 − 25)
= 177300 J = 177,3 kJ.
Câu 29. Đun nóng 15 lít nước từ nhiệt độ ban đầu t1 = 27oC. Sau khi nhận được nhiệt lượng 1134 kJ thì nước nóng đến nhiệt độ t2. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nhiệt độ t2 có giá trị là
A. 25oC.
B. 35oC.
C. 45oC.
D. 55oC.
Đáp án: C
Giải thích:
Khối lượng của 15 lít nước = 15 kg.
1134 kJ = 1134000 J.
Ta có:
Mặt khác:
Câu 30. Chọn phương án sai.
A. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn.
B. Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ.
C. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.
D. Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.
Đáp án: B
Giải thích:
A, C, D – đúng.
B – sai. Vì độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn.
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án