TOP 40 câu Trắc nghiệm Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 1: Cơ học (có đáp án 2022) – Vật lí 8
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 1: Cơ học có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 18.
Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 1: Cơ học
Câu 1. Hai lực được gọi là cân bằng khi
A. cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
B. cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. cùng phương, cùng độ lớn, cùng đặt lên một vật.
D. cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Đáp án: D
Giải thích:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Câu 2. Xe ô tô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị
A. ngả người về phía sau.
B. nghiêng về bên trái.
C. nghiêng về bên phải.
D. xô người về phía trước.
Đáp án: D
Giải thích:
Khi ô tô đang chuyển động đột ngột dừng lại, hành khách sẽ tiếp chuyển động theo hướng cũ (do có quán tính). Vậy nên hành khách thấy mình bị xô người về phía trước.
Câu 3. Một đoàn môtô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ôtô đỗ bên đường. Ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Các môtô chuyển động đối với nhau.
B. Các môtô đứng yên đối với nhau.
C. Các môtô đứng yên đối với ô tô.
D. Các môtô và ôtô cùng chuyển động đối với mặt đường.
Đáp án: B
Giải thích:
Một vật có chuyển động khi vị trí của vật đó thay đổi so với vật mốc.
- Các môtô chuyển động với cùng vận tốc nên vị trí của của các môtô với nhau không đổi Các môtô đứng yên đối với nhau.
- Đối với các vật mốc khác là lề đường và ôtô đỗ bên đường thì đoàn môtô này chuyển động.
Câu 4. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có thế năng vừa có động năng?
A. Chỉ khi vật đang đi lên.
B. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
C. Chỉ khi vật lên đến điểm cao nhất.
D. Cả khi vật đang đi lên và đang đi xuống.
Đáp án: D
Giải thích:
- Khi vật đang đi lên: độ cao của vật so với mặt đất tăng dần, vận tốc giảm dần thế năng tăng dần, động năng giảm dần.
- Khi vật đang đi xuống: độ cao của vật so với mặt đất giảm dần, vận tốc tăng dần thế năng tăng dần, động năng giảm dần.
Do đó, cả khi vật đang đi lên và đang đi xuống vật vừa có thế năng vừa có động năng.
Câu 5. Để dịch chuyển một vật nặng lên cao, người ta có thể dùng nhiều cách. Liệu có cách nào dưới đây cho ta lợi về công không? Câu trả lời nào đúng?
A. Dùng ròng rọc động.
B. Dùng ròng rọc cố định.
C. Dùng mặt phẳng nghiêng.
D. Cả ba cách trên đều không cho lợi về công.
Đáp án: D
Giải thích:
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Câu 6. Chuyển động cơ học là
A. sự thay đổi phương chiều của vật.
B. sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác.
C. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác.
D. sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác.
Đáp án: D
Giải thích:
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
Câu 7. Nếu biết tốc độ của một vật, ta có thể biết
A. quỹ đạo của vật là đường tròn hay đường thẳng.
B. vật chuyển động nhanh hay chậm.
C. tại sao vật chuyển động.
D. hướng chuyển động của vật.
Đáp án: B
Giải thích:
Nếu biết tốc độ của một vật, ta có thể biết vật chuyển động nhanh hay chậm.
Câu 8. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?
A. Chuyển động của phi cơ lúc bắt đầu cất cánh.
B. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.
C. Tàu thủy đang cập bến.
D. Khinh khí cầu bay ở độ cao 5000 m với tốc độ ổn định 5 km/h.
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có:
- Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động nhanh dần là chuyển động có tốc độ tăng dần.
- Chuyển động chậm dần là chuyển động có tốc độ giảm dần.
Suy ra:
A – Chuyển động nhanh dần.
B – Chuyển động chậm dần.
C – Chuyển động chậm dần.
D – Chuyển động đều.
Câu 9. Hiếu ngồi trên xe buýt đang chạy, xe đột ngột rẽ trái. Theo em, bạn Hiếu sẽ ở trạng thái nào sau đây?
A. Nghiêng sang phải.
B. Nghiêng sang trái.
C. Ngồi yên.
D. Ngả chúi về phía trước.
Đáp án: A
Giải thích:
Khi xe buýt đột ngột rẽ sang trái, bạn Hiếu sẽ không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp chuyển động theo hướng cũ (do có quán tính). Vậy nên bạn Hiếu sẽ thấy mình bị nghiêng người sang bên phải.
Câu 10. Một cầu thủ bóng chày dùng gậy đập bóng như hình vẽ. Trong tình huống trên, hai lực nào xuất hiện sau đây là hai lực cân bằng?
A. Trọng lực tác dụng lên cầu thủ và phản lực từ mặt đất.
B. Lực đập bóng của cầu thủ và sức cản không khí tác dụng lên quả bóng.
C. Lực cản không khí và trọng lực tác dụng lên quả bóng.
D. Lực đập bóng của cầu thủ và phản lực từ mặt đất.
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Trong tình huống trên hai lực cân bằng là: Trọng lực tác dụng lên cầu thủ và phản lực từ mặt đất.
Câu 11. Quán tính là
A. tính chất bảo toàn tốc độ và hướng chuyển động của một vật.
B. một tính chất tương tự như lực ma sát.
C. tính chất cản trở chuyển động của một vật.
D. tính chất giữ nguyên khối lượng của vật.
Đáp án: A
Giải thích:
Quán tính là tính chất bảo toàn tốc độ và hướng chuyển động của một vật.
Câu 12. Hai vật A và B có khối lượng lần lượt là 15 kg và 35 kg thì
A. hai vật có quán tính như nhau.
B. hai vật đều không có quán tính.
C. vật A có quán tính lớn hơn.
D. vật B có quán tính lớn hơn.
Đáp án: D
Giải thích:
Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn.
Vật B có khối lượng lớn hơn vật A (35 kg > 15 kg) nên vật B có quán tính lớn hơn.
Câu 13. Trong hình vẽ bên dưới, bình nào là bình thông nhau?
A. Hình a.
B. Hình b.
C. Hình c.
D. Hình d.
Đáp án: D
Giải thích:
Bình thông nhau là bình có hai nhánh thông nhau.
Hình d là bình thông nhau.
Câu 14. Áp lực là
A. lực có phương song song với mặt nào đó.
B. lực ép vuông góc với mặt bị ép.
C. lực kéo vuông góc với mặt bị kéo.
D. lực tác dụng của vật lên giá đỡ.
Đáp án: B
Giải thích:
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Câu 15. Hãy chọn phương án đúng để làm giảm áp suất.
A. Tăng áp lực và giảm diện tích mặt bị ép.
B. Giảm áp lực và tăng diện tích mặt bị ép.
C. Tăng áp lực và giữ nguyên diện tích mặt bị ép.
D. Tăng áp lực và tăng diện tích mặt bị ép.
Đáp án: B
Giải thích:
Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép:
Để làm giảm áp suất, ta cần giảm áp lực và tăng diện tích mặt bị ép.
Câu 16. Chọn phát biểu đúng khi nói về áp suất của chất lỏng.
A. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình.
B. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở thành bình.
C. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất lên vật nằm trong nó.
D. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương, lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
Đáp án: D
Giải thích:
Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương, lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
Câu 17. Các bọt bong bóng xà phòng thường có dạng hình cầu bởi vì
A. không khí bị giữ bên trong bọt có áp suất thấp.
B. không khí bị giữ bên trong bọt tác dụng áp suất như nhau theo mọi hướng.
C. không khí bị giữ bên trong bọt có áp suất lớn.
D. không khí bị giữ bên trong bọt không tác dụng áp suất lên màng bong bóng.
Đáp án: B
Giải thích:
Các bọt bong bóng xà phòng thường có dạng hình cầu bởi vì không khí bị giữ bên trong bọt tác dụng áp suất như nhau theo mọi hướng.
Câu 18. Lực đẩy Ác-si-mét có chiều
A. hướng xuống, do chất lỏng tác dụng lên một vật nằm trong chất lỏng.
B. hướng lên, do chất lỏng tác dụng lên một vật nằm trong chất lỏng.
C. hướng xuống, do một vật nằm trong chất lỏng tác dụng lên chất lỏng.
D. hướng lên, do một vật nằm trong chất lỏng tác dụng lên chất lỏng.
Đáp án: B
Giải thích:
Lực đẩy Ác-si-mét có chiều hướng lên, do chất lỏng tác dụng lên một vật nằm trong chất lỏng.
Câu 19. Quan sát hình minh họa cách đo lực đẩy Ác-si-mét. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thể tích nước chảy sang bình tràn bằng thể tích của hòn đá.
B. Thể tích nước chảy sang bình tràn là thể tích nước bị hòn đá chiếm chỗ.
C. Lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên hòn đá bằng trọng lượng biểu kiến của nó (số chỉ của lực kế) khi đặt nó trong nước.
D. Lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên hòn đá bằng trọng lượng của nó khi đo ngoài không khí trừ đi trọng lượng của nó khi đặt trong nước.
Đáp án: C
Giải thích:
A, B, D – đúng.
C – sai, vì lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên hòn đá bằng trọng lượng của nó khi đo ngoài không khí trừ đi trọng lượng của nó khi đặt trong nước.
Câu 20. Nếu chọn mặt đất làm mốc tính thế năng hấp dẫn. Trường hợp nào sau đây vật có thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi đều bằng không?
A. Mũi tên gắn vào cung tên, dây cung đang giương căng.
B. Vật gắn vào lò xo nằm trên mặt đất, lò xo đang bị nén.
C. Đèn được treo cách mặt đất 4 m.
D. Khối gỗ đang trượt trên sàn nhà nằm ngang.
Đáp án: D
Giải thích:
A – có thế năng đàn hồi.
B – có thế năng đàn hồi.
C – có thế năng hấp dẫn.
D – khối gỗ không bị biến dạng và không có độ cao so với mặt đất khối gỗ có thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi đều bằng không.
Câu 21. Tìm phát biểu sai.
A. Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của vật khác.
B. Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
C. Lực ma sát nghỉ sinh ra khi một vật đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang.
D. Lực ma sát có thể có ích hoặc có thể có hại.
Đáp án: C
Giải thích:
A, B, D – đúng.
C – sai. Vì lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
Câu 22. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào cần tăng lực ma sát?
A. Đường đất khi trời mưa bị trơn.
B. Xích xe bị khô.
C. Giữa mặt bào với gỗ cần bào bị khô.
D. Ở bản lề của cánh cửa bị khô.
Đáp án: A
Giải thích:
A – cần tăng lực ma sát để tránh bị trơn trượt.
B, C, D – cần giảm lực ma sát để hạn chế hao mòn.
Câu 23. Một vật có khối lượng 3600 g có khối lượng riêng bằng 1,8 g/cm3. Khi thả vào chất lỏng có trọng lượng riêng bằng 8500 N/m3, nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Lực đẩy Ác – si – mét lên vật có độ lớn bằng
A. 17 N.
B. 8,5 N.
C. 4 N.
D. 1,7 N.
Đáp án: A
Giải thích:
Tóm tắt:
m = 3600 g
D = 1,8 g/cm3
dl = 8500 N/m3
FA = ? N
- Thể tích của vật là:
- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là:
FA = dl.V = 8500.0,002 = 17 (N).
Câu 24. Một canô đi xuôi dòng nước từ địa điểm A đến B hết 30 phút. Nếu canô đi ngược dòng nước từ B về A hết 45 phút. Nếu canô tắt máy trôi theo dòng nước thì thời gian đi từ A đến B là
A. 1,5 giờ.
B. 2,5 giờ.
C. 2 giờ.
D. 3 giờ.
Đáp án: D
Giải thích:
Gọi s là độ dài quãng đường AB.
vcn là vận tốc cano khi nước yên lặng.
vn là vận tốc dòng nước.
Thời gian ca nô đi từ A đếb B là t1 = 30 phút = 0,5 giờ.
Thời gian ca nô đi từ B về A là t2 = 45 phút = 0,75 giờ.
- Khi ca nô đi xuôi dòng ta có:
- Khi ca nô đi ngược dòng ta có:
Lấy (1) trừ (2) ta được:
- Khi canô tắt máy trôi theo dòng nước ta có:
Thay (*) vào (3) ta được:
Câu 25. Một người đứng bằng hai tấm ván mỏng đặt trên sàn nhà và tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,6.104 N/m2. Diện tích của một tấm ván tiếp xúc với mặt sàn là 2 dm2. Bỏ qua khối lượng của tấm ván, khối lượng của người đó tương ứng là
A. 40 kg.
B. 80 kg.
C. 32 kg.
D. 64 kg.
Đáp án: D
Giải thích:
Tóm tắt:
p = 1,6.104 N/m2
S = 2 dm2 = 0,02 m2
m = ? kg
- Trọng lượng của người đó:
P = F = p.S = 2.1,6.104.0,02 = 640 N
- Khối lượng của người đó là:
Câu 26. Một khí áp kế đặt trên điểm cao nhất của trụ ăng ten phát sóng truyền hình chỉ 738 mmHg. Biết áp suất của không khí ở chân trụ ăng ten là 750 mmHg, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3, của không khí là 13 N/m3. Độ cao của trụ ăng ten là bao nhiêu?
A. 125,54 m.
B. 154, 25 m.
C. 124,45 m.
D. 145,54 m.
Đáp án: A
Giải thích:
- Gọi p1 và p2 là áp suất ở đỉnh và chân trụ ăng ten.
- Độ chênh lệch áp suất:
p2 – p1 = 750 – 738 = 12 mmHg
- Áp suất ứng với độ cao của cột thủy ngân này là:
p = h.d = 0,012.136000 = 1632 N/m2
- Độ cao của cột không khí tương ứng (từ chân đến đỉnh trụ ăng ten):
Câu 27. Một vật chuyển động trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu, vật đi với vận tốc v1 = 25 km/h. Nửa đoạn đường sau vật chuyển động theo hai giai đoạn: trong nửa thời gian đầu, vật đi với vận tốc v2 = 18 km/h, nửa thời gian sau vật đi với vận tốc v3 = 12 km/h. Vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường AB là
A. 18 km.
B. 18,75 km.
C. 25 km.
D. 21,5 km.
Đáp án: B
Giải thích:
- Gọi s là chiều dài quãng đường AB
t1 và t2 là thời gian đi nửa đoạn đường đầu và nửa đoạn đường còn lại.
- Ta có:
- Thời gian đi với vận tốc v2 và v3 đều là
- Đoạn đường đi được tương ứng với các thời gian này là:
- Ta có:
- Thời gian đi hết quãng đường AB:
- Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB:
Câu 28. Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là F1 = 20 N, F2 = 60 N và F3 = 40 N cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn:
A. F1, F2 cùng chiều nhau và F3 ngược chiều với hai lực trên.
B. F1, F3 cùng chiều nhau và F2 ngược chiều với hai lực trên.
C. F2, F3 cùng chiều nhau và F1 ngược chiều với hai lực trên.
D. F1, F2 cùng chiều nhau và F3 cùng chiều hay ngược chiều F1 đều được.
Đáp án: B
Giải thích:
Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn F1, F3 cùng chiều nhau và F2 ngược chiều với hai lực trên. Khi đó hợp lực của chúng F = F1 + F3 – F2 = 0
Câu 29. Lực là nguyên nhân làm
A. thay đổi vận tốc của vật.
B. vật bị biến dạng.
C. thay đổi dạng quỹ đạo của vật.
D. Cả A, B và C.
Đáp án: D
Giải thích:
Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc, thay đổi dạng quỹ đạo hay làm vật bị biến dạng.
Câu 30. Một vận động viên đẩy tạ ném quả tạ bay lên cao rồi rơi xuống như hình vẽ.
Khi quả tạ chuyển động
A. động năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.
B. thế năng chuyển dần thành động năng.
C. động năng chuyển dần thành thế năng.
D. thế năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.
Đáp án: D
Giải thích:
- Ban đầu quả tạ chuyển động bay lên đến điểm cao nhất, thế năng của quả tạ tăng dần rồi đạt cực đại.
- Sau đó quả tạ rơi xuống, độ cao của quả tạ so với mặt đất giảm dần thế năng giảm dần.
Khi quả tạ chuyển động, thế năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.
Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án