TOP 40 câu Trắc nghiệm Đối lưu – Bức xạ nhiệt (có đáp án 2022) – Vật lí 8
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 23.
Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
Câu 1. Hình bên dưới mô tả sơ đồ lắp đặt của hệ thống cấp nước ấm dùng trong nhà tắm.
Nước ở bình (B) là
A. nước lạnh.
B. nước ấm.
C. nước nóng.
D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Đáp án: B
Giải thích:
Nước lạnh từ bình trữ nước lạnh (A) tràn xuống bình (B) và bình đun (C). Nước nóng ở bình đun (C) dâng lên bình (B) do đối lưu và pha trộn với nước lạnh tạo thành nước ấm cung cấp cho vòi chảy.
Do đó, nước ở bình (B) là nước ấm.
Câu 2. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt
A. chỉ của chất khí.
B. của chất khí và chất lỏng.
C. chỉ của chất lỏng.
D. của chất lỏng và chất rắn.
Đáp án: B
Giải thích:
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. Do đó, đối lưu là hình thức truyền nhiệt của chất khí và chất lỏng.
Câu 3. Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong trường hợp nào dưới đây?
A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp.
C. Sự truyền nhiệt từ nước nóng trong cốc đến thành cốc.
D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng tới vỏ bóng đèn.
Đáp án: C
Giải thích:
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
A – bức xạ nhiệt.
B – bức xạ nhiệt.
C – dẫn nhiệt.
D – bức xạ nhiệt.
Câu 4. Một tấm đồng có một mặt sáng bóng và mặt kia sẫm nhám (hình vẽ). Nung nóng tấm đồng rồi đặt hai bàn tay cách mỗi bề mặt của tấm đồng một khoảng nhất định thì phía bên tay nào cảm thấy nóng hơn?
A. Tay để bên mặt sẫm nhám.
B. Tay để bên mặt sáng bóng.
C. Cả 2 bên tay thấy nóng như nhau.
D. Cả 2 bên tay đều không thấy nóng.
Đáp án: A
Giải thích:
Bề mặt sẫm nhám hấp thụ nhiệt và phát ra bức xạ nhiệt tốt hơn nên bàn tay ta áp gần bề mặt này sẽ cảm thấy nóng hơn.
Câu 5. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự đối lưu của chất lỏng hay chất khí?
A. Gió mùa.
B. Các dòng hải lưu trong đại dương.
C. Các dòng sông chảy ra biển.
D. Dòng nham thạch tràn ra miệng núi lửa.
Đáp án: C
Giải thích:
Hiện tượng không liên quan đến sự đối lưu của chất lỏng hay chất khí là: Các dòng sông chảy ra biển. Vì hiện tượng này không có sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
Câu 6. Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra
A. với tất cả mọi vật.
B. chỉ riêng với Mặt Trời.
C. với cốc nước sôi và những vật có nhiệt độ cao.
D. với nhưng vật có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của môi trường xung quanh.
Đáp án: A
Giải thích:
Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra với tất cả mọi vật.
Câu 7. Bức xạ nhiệt là
A. sự truyền nhiệt qua chất rắn.
B. sự truyền nhiệt qua không khí.
C. sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
D. sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
Đáp án: C
Giải thích:
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
Câu 8. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chân không là
A. dẫn nhiệt.
B. đối lưu.
C. bức xạ nhiệt.
D. Tất cả các hình thức trên.
Đáp án: C
Giải thích:
Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất là:
+ Chất rắn: dẫn nhiệt.
+ Chất lỏng và chất khí: đối lưu.
+ Chân không: bức xạ nhiệt.
Câu 9. Chọn câu trả lời đúng.
A. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
B. Bức xạ nhiệt không thể xảy ra trong chân không.
C. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
D. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật không thay đổi.
Đáp án: C
Giải thích:
A – sai. Vì các vật lạnh vẫn có thể bức xạ nhiệt.
B – sai. Vì bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
C – đúng.
D – sai. Vì một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
Câu 10. Hiện tượng nào sau đây không phải đối lưu?
A. Sự tạo thành gió.
B. Sự thông khí trong lò.
C. Đun nước nóng trong ấm.
D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
Đáp án: D
Giải thích:
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, do đó:
A, B, C – đối lưu.
D – bức xạ nhiệt.
Câu 11. Hình bên dưới mô tả hình thức truyền nhiệt và những hiểm họa mà một người lính cứu hỏa phải đối mặt tại hiện trường vụ cháy. Hãy cho biết các hình thức truyền nhiệt trong các hình (a), (b), (c) là gì?
A. (a) – đối lưu, (b) – bức xạ nhiệt, (c) – dẫn nhiệt.
B. (a) – đối lưu, (b) – dẫn nhiệt, (c) – bức xạ nhiệt.
C. (a) – dẫn nhiệt, (b) – đối lưu, (c) – bức xạ nhiệt.
D. (a) – dẫn nhiệt, (b) – bức xạ nhiệt, (c) – đối lưu.
Đáp án: C
Giải thích:
Các hình thức truyền nhiệt trong hình là: (a) – dẫn nhiệt, (b) – đối lưu, (c) – bức xạ nhiệt.
Câu 12. Đối lưu là
A. sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí.
B. sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn.
C. sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng.
D. sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
Đáp án: D
Giải thích:
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Câu 13. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng là
A. dẫn nhiệt.
B. đối lưu.
C. bức xạ nhiệt.
D. Tất cả các hình thức trên.
Đáp án: B
Giải thích:
Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất là:
+ Chất rắn: dẫn nhiệt.
+ Chất lỏng và chất khí: đối lưu.
+ Chân không: bức xạ nhiệt.
Câu 14. Hiện tượng có thể xảy ra cả ở trong chân không là
A. nhiệt năng.
B. dẫn nhiệt.
C. đối lưu.
D. bức xạ nhiệt.
Đáp án: D
Giải thích:
Hiện tượng có thể xảy ra cả ở trong chân không là bức xạ nhiệt.
Câu 15. Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao vì:
A. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
B. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
C. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
D. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao vì ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
Câu 16. Câu nào dưới đây so sánh dẫn nhiệt và đối lưu là đúng?
A. Trong nước, dẫn nhiệt xảy ra nhanh hơn đối lưu.
B. Cả dẫn nhiệt và đối lưu đều có thể xảy ra trong không khí.
C. Dẫn nhiệt là quá trình truyền nhiệt, đối lưu không phải là quá trình truyền nhiệt.
D. Dẫn nhiệt xảy ra trong môi trường nào thì đối lưu cũng có thể xảy ra trong môi trường đó.
Đáp án: B
Giải thích:
A – sai. Vì hình thức truyền nhiệt chủ yếu chất lỏng là đối lưu nên trong nước đối lưu xảy ra nhanh hơn dẫn nhiệt.
B – đúng.
C – sai. Vì đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
D – sai. Vì dẫn nhiệt xảy ra trong chất rắn còn đối lưu thì không xảy ra trong chất rắn.
Câu 17. Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?
A. Sự đối lưu.
B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
C. Sự bức xạ nhiệt.
D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
Đáp án: C
Giải thích:
Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người chủ yếu bằng cách bức xạ nhiệt.
Câu 18. Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?
A. Đốt ở giữa ống.
B. Đốt ở miệng ống.
C. Đốt ở đáy ống.
D. Đốt ở vị trí nào cũng được
Đáp án: C
Giải thích:
Cần đốt nóng ở đáy ống để tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn. Vì đốt ở đáy ống sẽ tạo nên dòng đối lưu làm cho nước nhanh sôi hơn.
Câu 19. Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?
A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
B. Đun ước trong ấm.
C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
D. Sự thông khí trong lò.
Đáp án: C
Giải thích:
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
A – dẫn nhiệt.
B – dẫn nhiệt, đối lưu.
C – bức xạ nhiệt.
D – đối lưu.
Câu 20. Khi hiện tượng đối lưu đang xảy ra trong chất lỏng thì
A. trọng lượng riêng của các khối chất lỏng đều tăng lên.
B. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên bằng của lớp dưới.
C. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên nhỏ hơn của lớp ở dưới.
D. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên lớn hơn của lớp ở dưới.
Đáp án: D
Giải thích:
Khi hiện tượng đối lưu đang xảy ra trong chất lỏng thì trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên lớn hơn của lớp ở dưới.
Vì khi ta đun nóng chất lỏng ở phần dưới thì phần chất lỏng ở dưới sẽ nóng lên thể tích sẽ tăng lên còn trọng lượng không thay đổi trọng lượng riêng của nó giảm. Còn phần chất lỏng ở trên lạnh hơn thể tích tăng lên ít hơn mà trọng lượng không đổi trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên giảm ít hơn.
Câu 21. Để tay lên một hòn gạch đã được nung nóng thấy nóng hơn để tay bên cạnh hòn gạch đó vì
A. sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
B. sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
C. sự bức xạ nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
D. cả sự đối lưu, sự bức xạ nhiệt, sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
Đáp án: A
Giải thích:
Để tay lên một hòn gạch đã được nung nóng thấy nóng hơn để tay bên cạnh hòn gạch đó vì sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
Câu 22. Trong các vị trí (1), (2), (3) của bàn tay trong hình bên dưới, vị trí nào mang lại cảm giác ít nóng nhất?
A. Vị trí (1).
B. Vị trí (2).
C. Vị trí (3).
D. Vị trí (1) và (2).
Đáp án: B
Giải thích:
Vị trí (2) ít nóng nhất. Vì ở vị trí này bàn tay chủ yếu nhận nhiệt do ngọn lửa bức xạ.
Vị trí (1) nhận nhiệt do các dòng đối lưu và nhận bức xạ nhiệt từ ngọn lửa.
Vị trí (3) nhận nhiệt truyền qua vật kim loại và nhận bức xạ nhiệt từ ngọn lửa.
Câu 23. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng sự đối lưu.
B. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.
C. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.
D. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng một hình thức khác.
Đáp án: B
Giải thích:
Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.
Câu 24. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất khí là
A. dẫn nhiệt.
B. đối lưu.
C. bức xạ nhiệt.
D. Tất cả các hình thức trên.
Đáp án: B
Giải thích:
Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất là:
+ Chất rắn: dẫn nhiệt.
+ Chất lỏng và chất khí: đối lưu.
+ Chân không: bức xạ nhiệt.
Câu 25. Chọn nhận xét sai.
A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
B. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.
C. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
D. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.
Đáp án: B
Giải thích:
A, C, D – đúng.
B – sai. Vì khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì sẽ có sự dẫn nhiệt.
Câu 26. Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng
A. bức xạ nhiệt.
B. đối lưu.
C. dẫn nhiệt.
D. bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.
Đáp án: B
Giải thích:
Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng đối lưu.
Câu 27. Câu nào sau đây nói về bức xạ nhiệt là đúng?
A. Chỉ có Mặt Trời mới có thể phát ra tia nhiệt.
B. Mọi vật đều có thể phát ra tia nhiệt.
C. Chỉ có những vật bề mặt xù xì và màu sẫm mới có thể phát ra tia nhiệt.
D. Chỉ có những vật bề mặt bóng và màu sáng mới có thể phát ra tia nhiệt.
Đáp án: A
Giải thích:
Bức xạ nhiệt được tạo ra bởi chuyển động nhiệt của các hạt điện tích trong vật chất. Tất cả các vật chất với nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối đều phát ra bức xạ nhiệt nên mọi vật đều có thể phát ra tia nhiệt.
Câu 28. Câu nào dưới đây so sánh dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt là không đúng?
A. Trong không khí bức xạ nhiệt xảy ra nhanh hơn dẫn nhiệt.
B. Dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt đều có thể xảy ra trong không khí và trong chân không.
C. Trái Đất nhận được năng lượng từ Mặt Trời nhờ bức xạ nhiệt, không nhờ dẫn nhiệt.
D. Dẫn nhiệt xảy ra khi các vật tiếp xúc nhau, bức xạ nhiệt có thể xảy ra khi các vật không tiếp xúc nhau.
Đáp án: B
Giải thích:
A, C, D – đúng.
B – sai. Vì dẫn nhiệt không thể xảy ra trong chân không.
Câu 29. Trong chân không, một miếng đồng được đun nóng có thể truyền nhiệt cho một miếng đồng không được đun nóng
A. chỉ bằng bức xạ nhiệt.
B. chỉ bằng bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.
C. chỉ bằng bức xạ nhiệt và đối lưu.
D. bằng cả bức xạ nhiệt, dẫn nhiệt và đối lưu.
Đáp án: A
Giải thích:
Trong chân không, một miếng đồng được đun nóng có thể truyền nhiệt cho một miếng đồng không được đun nóng chỉ bằng bức xạ nhiệt. Vì dẫn nhiệt, đối lưu không xảy ra trong chân không.
Câu 30. Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?
A. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
B. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
C. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.
D. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
Đáp án: D
Giải thích:
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án