TOP 40 câu Trắc nghiệm Phương trình cân bằng nhiệt (có đáp án 2022) – Vật lí 8
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 25.
Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
Câu 1. Bỏ hai đồng xu làm bằng kim loại khác nhau, cùng khối lượng, cùng nhiệt độ t1 vào cốc nước có nhiệt độ t2 (với t2 < t1). Khi đã có cân bằng nhiệt, kết luận nào sau đây là sai?
A. Nhiệt lượng tỏa ra của hai đồng xu không bằng nhau.
B. Đồng xu nào có nhiệt dung riêng lớn hơn sẽ tỏa ra nhiệt lượng lớn.
C. Khi có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hai đồng xu và nước bằng nhau.
D. Nhiệt lượng của nước thu vào nhỏ hơn tổng nhiệt lượng của hai đồng xu tỏa ra.
Đáp án: D
Giải thích:
Nhiệt lượng tỏa ra được tính bằng công thức:
Nhiệt lượng phụ thuộc vào 3 yếu tố:
+ Khối lượng của vật.
+ Nhiệt dung riêng của chất làm vật.
+ Độ thay đổi nhiệt độ.
Do đó:
A, B, C – đúng.
D – sai. Vì nhiệt lượng của nước thu vào bằng tổng nhiệt lượng của hai đồng xu tỏa ra (theo nguyên lí truyền nhiệt).
Câu 2. Nhúng chìm một miếng đồng vừa được hơ nóng có khối lượng m1, nhiệt độ t1 vào trong một bình chứa nước lạnh có khối lượng nước là m2 và nhiệt độ của nước là t2. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là c1, nhiệt dung riêng của nước là c2. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và bình chứa. Nhiệt độ của miếng đồng khi có sự cân bằng nhiệt là
A. t =
B.
C.
D.
Đáp án: D
Giải thích:
Gọi t là nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt.
- Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra: Q1 = m1c1(t1 – t)
- Nhiệt lượng do nước thu vào: Q2 = m2c2(t – t2)
- Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường nên nhiệt lượng do đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào.
Ta có: Q1 = Q2
m1c1(t1 – t) = m2c2(t – t2)
(m1c1 + m2c2)t = m1c1t1 + m2c2t2
Câu 3. Trộn 10 cm3 nước ở 20oC với 30 cm3 nước ở 40oC và 60 cm3 nước ở 80oC vào trong nhiệt lượng kế. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, nhiệt độ cuối cùng của nước là
A. 46,67oC.
B. 62oC.
C. 52oC.
D. 67,46oC.
Đáp án: B
Giải thích:
Gọi t là nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt.
10 cm3 = 0,01 dm3 m1 = 0,01 kg.
30 cm3 = 0,03 dm3 m2 = 0,03 kg.
60 cm3 = 0,06 dm3 m3 = 0,06 kg.
- Nhiệt lượng do 10 cm3 nước thu vào : Q1 = m1c1(t – t1)
- Nhiệt lượng do 30 cm3 nước thu vào: Q2 = m2c2(t – t2)
- Nhiệt lượng do 60 cm3 nước tỏa ra: Q3 = m3c3(t3 – t)
Ta có: Q1 + Q2 = Q3
m1c1(t – t1) + m2c2(t – t2) = m3c3(t3 – t)
0,01.4200.(t – 20) + 0,03.4200.(t – 40) = 0,06.4200.(80 – t)
0,01.(t – 20) + 0,03.(t – 40) = 0,06.(80 – t)
0,1t = 6,2
t = 62oC
Câu 4. Nguyên lí truyền nhiệt là:
A. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
B. Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
C. Nhiệt lượng của vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.
D. Tất cả đáp án trên.
Đáp án: D
Giải thích:
Nguyên lí truyền nhiệt là:
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
- Nhiệt lượng của vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.
Câu 5. Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt?
A. Qtỏa + Qthu = 0
B. Qtỏa = Qthu
C. Qtỏa.Qthu = 0
D. Qtỏa : Qthu = 0
Đáp án: B
Giải thích:
Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa = Qthu
Trong đó:
+ Qtỏa: tổng nhiệt lượng của các vật tỏa ra.
+ Qthu: tổng nhiệt lượng của các vật thu vào.
Câu 6. Thả một miếng nhôm được đun nóng vào nước lạnh. Câu mô tả nào sau đây trái với nguyên lí truyền nhiệt?
A. Nhiệt lượng do nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào.
B. Nhôm truyền nhiệt cho nước tới khi nhiệt độ của nhôm và nước bằng nhau.
C. Nhiệt độ của nhôm giảm đi bao nhiêu thì nhiệt độ của nước tăng lên bấy nhiêu
D. Nhiệt năng của nhôm giảm đi bao nhiêu thì nhiệt năng của nước tăng lên bấy nhiêu.
Đáp án: C
Giải thích:
A, B, D – đúng.
C – sai. Vì sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
Câu 7. Hai vật 1 và 2 có khối lượng m1 = 2m2 truyền nhiệt cho nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hai vật thay đổi một lượng là Δt2 = 2Δt1. Hãy so sánh nhiệt dung riêng của các chất cấu tạo nên hai vật.
A. c1 = c2.
B. c1 = c2.
C. c1 = 2c2.
D. Chưa thể xác định được vì chưa biết t1 > t2 hay t1 < t2.
Đáp án: A
Giải thích:
- Khi nhiệt độ cân bằng ta có phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2
m1.c1.Δt1 = m2.c2.Δt2
Vậy c1 = c2.
Câu 8. Ba chất lỏng A, B, C đang ở nhiệt độ tA, tB, tC với tA < tB < tC được trộn lẫn với nhau. Chất lỏng nào tỏa nhiệt, chất lỏng nào thu nhiệt?
A. A tỏa nhiệt, B và C thu nhiệt.
B. A và B tỏa nhiệt, C thu nhiệt.
C. C tỏa nhiệt, A và B thu nhiệt.
D. Chỉ khẳng định được sau khi tính được nhiệt độ khi cân bằng.
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có tA < tB < tC.
=> Ta chỉ có thể chắc chắn rằng: C tỏa nhiệt, A thu nhiệt.
Còn B chỉ có thể xác định được tỏa nhiệt hay thu nhiệt sau khi tính được nhiệt độ khi cân bằng.
Câu 9. Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì có hiện tượng gì xảy ra?
A. Thìa nhôm truyền nhiệt cho nước làm nước lạnh đi.
B. Thìa nhôm nhận nhiệt từ cốc nước nóng và nóng lên.
C. Cả thìa nhôm và nước nóng cùng truyền nhiệt cho nhau.
D. Cả A và C đúng.
Đáp án: B
Giải thích:
Các vật trao đổi nhiệt cho nhau theo hình thức truyền từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp. Do đó thìa nhôm nhận nhiệt từ cốc nước nóng và nóng lên.
Câu 10. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600 g ở nhiệt độ 100oC vào 2,5 kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30oC. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và nhiệt độ bên ngoài. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và của nước là 4200 J/kg.K.
A. 1,43oC.
B. 1,52oC.
C. 2,43oC.
D. 3,52oC.
Đáp án: B
Giải thích:
Đổi: 600 g = 0,6 kg.
- Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra: Q1 = m1c1(t1 – t)
- Nhiệt lượng do nước thu vào:
- Nhiệt lượng do đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào.
Ta có: Q1 = Q2
Vậy nước nóng thêm được 1,52oC.
Câu 11. Người ta muốn pha nước tắm với nhiệt độ 38oC. Phải pha thêm bao nhiêu lít nước sôi vào 15 lít nước lạnh ở 24oC.
A. 2,5 lít.
B. 3,38 lít.
C. 4,2 lít.
D. 5 lít.
Đáp án: B
Giải thích:
V2 = 15 lít m2 = 15 kg.
- Nhiệt lượng do nước sôi tỏa ra: Q1 = m1c1(t1 – t)
- Nhiệt lượng do 15 lít nước lạnh thu vào: Q2 = m2c2(t – t2)
- Nhiệt lượng do nước sôi tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước lạnh thu vào.
Ta có: Q1 = Q2
Vậy phải pha thêm 3,38 kg hay 3,38 lít nước sôi vào 15 lít nước lạnh ở 24oC để pha được nước tắm ở nhiệt độ 38oC.
Câu 12. Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau, quá trình truyền nhiệt dừng lại khi
A. một vật đạt nhiệt độ 0oC.
B. nhiệt năng hai vật bằng nhau.
C. nhiệt độ hai vật bằng nhau.
D. nhiệt dung riêng hai vật bằng nhau.
Đáp án: C
Giải thích:
Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau, quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật bằng nhau.
Câu 13. Bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 450 g nước ở nhiệt độ 22oC một miếng kim loại có khối lượng 350 g được nung nóng tới 100oC. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 30oC. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt kế và không khí; lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/kg.K. Nhiệt dung riêng của kim loại đó là
A. 215,5 J/kg.K.
B. 358,28 J/kg.K.
C. 458,28 J/kg.K.
D. 615,7 J/kg.K.
Đáp án: D
Giải thích:
Đổi 450 g = 0,45 kg; 350 g = 0,35 kg.
- Nhiệt lượng do miếng kim loại tỏa ra: Q1 = m1c1(t1 – t)
- Nhiệt lượng do nước thu vào: Q2 = m2c2(t – t2)
- Nhiệt lượng do miếng kim loại tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào.
Ta có: Q1 = Q2
Vậy nhiệt dung riêng của kim loại đó là 615,7 J/kg.K
Câu 14. Thả một thỏi sắt có khối lượng m1 = 1 kg ở nhiệt độ t1 = 140oC vào một xô nước chứa m2 = 4,5 kg nước ở nhiệt độ t2 = 24oC. Cho nhiệt dung riêng của sắt c1 = 460 J/kg.K; của nước là 4200 J/kg.K. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là
A. 26,2oC.
B. 26,4oC.
C. 26,6oC.
D. 26,8oC.
Đáp án: D
Giải thích:
Gọi nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t.
- Nhiệt lượng do sắt tỏa ra: Q1= 1.460.(140 – t)
- Nhiệt lượng do nước thu vào: Q2 = 4,5.4200.(t – 24)
- Nhiệt lượng do sắt tỏa ra bằng nhiệt nước thu vào: Q1 = Q2
1.460.(140 – t) = 4,5.4200.(t – 24)
19360t = 518000
t = 26,8oC.
Câu 15. Hai quả cầu bằng đồng cùng khối lượng, được nung nóng đến cùng một nhiệt độ. Thả quả thứ nhất vào nước có nhiệt dung riêng 4200 J/kg.K, quả thứ hai vào dầu có nhiệt dung riêng 2100 J/kg.K. Nước và dầu có cùng khối lượng và nhiệt độ ban đầu.
Gọi Qn là nhiệt lượng nước nhận được, Qd là nhiệt lượng dầu nhận được. Khi dầu và nước nóng đến cùng một nhiệt độ thì
A. Qn = Qd.
B. Qn = 2Qd.
C. Qn = Qd.
D. Chưa xác định được vì chưa biết nhiệt độ ban đầu của hai quả cầu.
Đáp án: B
Giải thích:
Vì nước và dầu có cùng nhiệt độ ban đầu và cùng nóng tới một nhiệt độ nên:
Δtn = Δtd = Δt = t - t0
Nhiệt lượng nước nhận vào là: Qn = mn.cn.Δtn = m.Δt.4200.
Nhiệt lượng dầu nhận được là: Qd = md.cd.Δtn = m.Δt.2100.
Lập tỉ số ta được:
Qn = 2Qd.
Câu 16. Câu nào sau đây nói về điều kiện truyền nhiệt giữa hai vật là đúng?
A. Nhiệt không thể truyền từ vật có nhiệt năng nhỏ sang vật có nhiệt năng lớn hơn.
B. Nhiệt không thể truyền giữa hai vật có nhiệt năng bằng nhau.
C. Nhiệt chỉ có thể truyền từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
D. Nhiệt không thể tự truyền được từ vật có nhiệt độ thấp sang vật có nhiệt độ cao hơn.
Đáp án: D
Giải thích:
A – sai. Vì nhiệt không thể truyền từ vật có nhiệt độ nhỏ sang vật có nhiệt độ lớn hơn.
B – sai. Vì nhiệt không thể truyền giữa hai vật có nhiệt độ bằng nhau.
C – sai. Vì nhiệt chỉ có thể truyền từ vật có nhiệt độ lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn.
D – đúng.
Câu 17. Một khối nước có khối lượng m1, nhiệt độ t1 = 20oC được đổ vào chung với khối nước có khối lượng m2, nhiệt độ t2 = 80oC. Để nhiệt độ chung của khối nước khi có cân bằng nhiệt là t = 60oC, giữa m1 và m2 cần có liên hệ là
A. m1 = 2m2.
B. m2 = 2m1.
C. m1 = 3m2.
D. m2 = 3m1.
Đáp án: B
Giải thích:
Qtỏa = m2.4200.(80 – 60)
Qthu = m1.4200.(60 – 20)
Phương trình cân bằng nhiệt Qtỏa = Qthu
m2.4200.(80 – 60) = m1.4200.(60 – 20)
m2 = 2m1.
Câu 18. Trộn 25 lít nước sôi với 75 lít nước ở 15oC. Tính nhiệt độ cuối cùng của nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K
A. 63,25oC.
B. 25,36oC.
C. 36,25oC.
D. 25,63oC.
Đáp án: C
Giải thích:
25 lít nước sôi có khối lượng m1 = 25 kg.
75 lít nước ở 15oC khối lượng m2 = 75 kg.
Qtỏa = 25.4200.(100 – t)
Qthu = 75.4200.(t – 15)
Phương trình cân bằng nhiệt Qtỏa = Qthu
25.4200.(100 – t) = 75.4200.(t – 15)
(100 – t) = 3(t – 15)
4t = 145
t = 36,25oC.
Câu 19. Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. So sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên.
A. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
B. Nhiệt độ miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.
C. Nhiệt độ miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
D. Nhiệt độ ba miếng bằng nhau.
Đáp án: D
Giải thích:
Theo nguyên lí truyền nhiệt: Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
Do đó:
Khi thả ba miếng kim loại cùng khối lượng vào cốc nước nóng thì nhiệt độ của cốc nước cao hơn sẽ truyền sang ba miếng kim loại và cuối cùng khi nhiệt độ của ba miếng bằng nhau thì quá trình truyền nhiệt sẽ dừng lại.
Câu 20. Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì
A. quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0oC.
B. quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.
C. quá trình truyền nhiệt dừng lại cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau.
D. quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.
Đáp án: B
Giải thích:
Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.
Câu 21. Hai vật 1 và 2 trao đổi nhiệt với nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ vật 1 giảm bớt Δt1, nhiệt độ vật 2 tăng thêm Δt2. Hỏi Δt1 = Δt2 trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khi m1 = m2, c1 =c2, t1 = t2.
B. Khi m1 = m2, c1 = c2, t1 > t2.
C. Khi m1 = m2, c1 = c2, t1 < t2.
D. Khi m1 = m2, c1 = c2, t1 < t2.
Đáp án: B
Giải thích:
- Hai vật 1 và 2 trao đổi nhiệt với nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ vật 1 giảm bớt Δt1 tức là vật 1 tỏa nhiệt, nhiệt độ vật 2 tăng thêm Δt2 tức là vật 2 thu nhiệt.
Do đó ban đầu t1 > t2 (1)
- Khi nhiệt độ cân bằng ta có phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2
m1.c1.Δt1 = m2.c2.Δt2
Để Δt1 = Δt2 thì m1.c1 = m2.c2
Chỉ có đáp án B thỏa mãn cả 2 điều kiện (1), (2).
Câu 22. Đổ một chất lỏng có khối lượng m1, nhiệt dung riêng c1 và nhiệt độ t1 vào một chất lỏng có khối lượng m2 = 2m1, nhiệt dung riêng c2 = c1 và nhiệt độ t2 > t1.
Nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa hai lỏng và môi trường (cốc đựng, không khí…) thì có cân bằng nhiệt, nhiệt độ t của hai chất lỏng trên có giá trị là
A. .
B. .
C. t < t1 < t2.
D. t > t2 > t1.
Đáp án: B
Giải thích:
- Nhiệt lượng do chất lỏng 2 tỏa ra là:
- Nhiệt lượng do chất lỏng 1 thu vào là:
- Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1 = Q2
Câu 23. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5 kg vào 500 g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80oC xuống 20oC. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và của nước là 4200 J/kg.K.
A. 5,43oC.
B. 6,43oC.
C. 7,43oC.
D. 8,43oC.
Đáp án: A
Giải thích:
Đổi 500 g = 0,5 kg.
- Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra: Q1 = m1c1(t1 – t)
- Nhiệt lượng do nước thu vào:
- Nhiệt lượng do đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào.
Ta có: Q1 = Q2
Vậy nước nóng thêm được 5,43oC.
Câu 24. Pha một lượng nước ở 80oC vào bình chứa 9 lít nước đang ở nhiệt độ 22oC. Nhiệt độ cuối cùng khi có sự cân bằng nhiệt là 36oC. Lượng nước đã pha thêm vào bình là
A. 2,86 g.
B. 28,6 g.
C. 2,86 kg.
D. 28,6 kg.
Đáp án: C
Giải thích:
V2 = 9 lít m2 = 9 kg.
- Nhiệt lượng do nước ở 80oC tỏa ra: Q1 = m1c1(t1 – t)
- Nhiệt lượng do nước ở 22oC thu vào: Q2 = m2c2(t – t2)
- Nhiệt lượng do nước ở 80oC tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước ở 22oC thu vào:
Ta có: Q1 = Q2
Vậy phải pha 2,86 kg hay 2,86 lít nước ở 80oC vào bình chứa 9 lít nước đang ở nhiệt độ 22oC để thu được nước ở nhiệt độ 36oC.
Câu 25. Một tấm nhôm và một tấm thép có cùng khối lượng m, cùng nhiệt độ ban đầu t0 = 20oC. Cung cấp cho mỗi tấm cùng một nhiệt lượng Q. Biết tấm thép nóng lên đến nhiệt độ 80oC, nhiệt dung riêng của thép là c1 = 460 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là c2 = 880 J/kgK. Hỏi tấm nhôm nóng lên đến nhiệt độ bao nhiêu?
A. 50,36oC.
B. 51,36oC.
C. 52,36oC.
D. 53,36oC.
Đáp án: B
Giải thích:
- Nhiệt lượng cung cấp cho thép là: Q = m.c1.(t1 – t0) = m.460.(80 – 20).
- Nhiệt lượng cung cấp cho nhôm là: Q = m.c2.(t2 – t0) = m. 880.(t2 – 20).
Vì nhiệt lượng cung cấp cho thép và cho nhôm là như nhau nên ta có:
m.460.(80 – 20) = m.880.(t2 – 20)
880t2 = 45200
t2 = 51,56oC.
Vậy tấm nhôm nóng lên đến 51,56oC.
Câu 26. Vật A cân bằng nhiệt với vật B và vật B có cùng nhiệt độ với vật C. Ba vật khác nhau về chất liệu và khối lượng. Câu nào sau đây là chắc chắn đúng?
A. Vật A không nhất thiết cân bằng nhiệt với vật C.
B. Có sự truyền nhiệt năng khi đặt vật A tiếp xúc nhiệt với vật C.
C. Vật A có cùng nhiệt độ với vật C.
D. Vật A và vật B có cùng nhiệt năng.
Đáp án: C
Giải thích:
Hai vật cân bằng nhiệt với một vật thứ 3 thì cân bằng nhiệt với nhau (có nhiệt độ bằng nhau).
Vật A cân bằng nhiệt với vật B và vật B có cùng nhiệt độ với vật C Vật A có cùng nhiệt độ với vật C.
Câu 27. Hai miếng đồng có khối lượng lần lượt là m và 2m. Khi hơ trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng thời gian bằng nhau, hai vật nhận được nhiệt lượng bằng nhau từ ngọn lửa. Nhiệt độ của miếng đồng m tăng thêm (độ) thì nhiệt độ của miếng đồng 2m tăng thêm
A. (độ).
B. (độ).
C. (độ).
D. (độ).
Đáp án: C
Giải thích:
Hai miếng đồng nhận được nhiệt lượng bằng nhau nên ta có: Q = Q’
Hay
Vậy nhiệt độ của miếng đồng 2m tăng thêm (độ)
Câu 28. Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100 g chứa 738 g nước ở nhiệt độ 15oC, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200 g ở nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17oC. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4186 J/kg.K. Nhiệt dung riêng của đồng là
A. 376,74 J/kg.K.
B. 3767,4 J/kg.K.
C. 37674 J/kg.K.
D. 37,674 J/kg.K.
Đáp án: A
Giải thích:
Nhiệt độ khi cân bằng là t = 17oC.
Nhiệt lượng kế đồng:
Nước:
Miếng đồng:
- Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra là: Q3 = m3c(t3 – t)
- Nhiệt lượng do nước thu vào là: Q2 = m2c2(t − t2)
- Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế đồng thu vào là: Q1 = m1c(t – t1)
Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước và nhiệt kế đồng thu vào. Ta có: Q3 = Q1 + Q2
0,2.c.(100 – 17) = 0,1.c.(17 – 15) + 0,738.4186.(17 – 15)
16,4c = 6178,536
c = 376,74 J/kg.K
Vậy nhiệt dung riêng của đồng là 376,74 J/kg.K.
Câu 29. Một nhiệt lượng kế chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 15oC. Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng thau khối lượng 500 g được nung nóng tới 100oC. Lấy nhiệt dung riêng của đồng thau là 368 J/kg.K, của nước là 4186 J/kg.K. Bỏ qua nhiệt lượng truyền cho nhiệt lượng kế và môi trường.
A. t = 16,82oC.
B. t = 18,72oC.
C. t = 26,82oC.
D. t = 28,62oC.
Đáp án: A
Giải thích:
Quả cân bằng đồng thau:
Nước:
- Nhiệt lượng do quả cân bằng đồng thau tỏa ra: Q1 = m1c1(t1 – t)
- Nhiệt lượng do nước thu vào: Q2 = m2c2(t – t2)
- Nhiệt lượng do quả cân bằng đồng thau tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào:
Ta có: Q1 = Q2
m1c1(t1 – t) = m2c2(t – t2)
0,5.368.(100 – t) = 2.4186.(t − 15)
8556t = 143980
t = 16,82oC
Câu 30. Một cái bình bằng sứ có khối lượng m1 = 500 g, nhiệt độ t1 = 30oC. Rót nước có khối lượng m2 = 300 g, nhiệt độ t2 = 90oC vào bình. Nhiệt độ của bình và nước khi có cân bằng nhiệt là t = 75,5oC. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường, nhiệt dung riêng của sứ là
A. 380 J/kg.K.
B. 580 J/kg.K.
C. 803 J/kg.K.
D. 1003 J/kg.K.
Đáp án: C
Giải thích:
Đổi m1 = 500 g = 0,5 kg
m2 = 300 g = 0,3 kg.
- Nhiệt lượng do nước tỏa ra: Q2 = m2c2(t2 – t)
- Nhiệt lượng do bình sứ thu vào: Q1 = m1c1(t – t1)
- Nhiệt lượng do nước tỏa ra bằng nhiệt lượng do bình sứ thu vào:
Ta có: Q2 = Q1
Vậy nhiệt dung riêng của kim loại đó là 803 J/kg.K.
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án