TOP 40 câu Trắc nghiệm Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 2: Nhiệt học (có đáp án 2022) – Vật lí 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 2: Nhiệt học có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 29.

1 1,934 24/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học

Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

…. được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

A. Nguyên tử.

B. Phân tử.

C. Các chất.

D. Vật.

Đáp án: C

Giải thích:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Câu 2. Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?

A. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.

B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.

C. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.

D. Một cách giải thích khác.

Đáp án: A

Giải thích:

Các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là vì các hạt vật chất có kích thước rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.

Câu 3. Hơ nóng một chiếc thìa bạc trên ngọn lửa đèn cồn. Khi nhiệt độ của chiếc thìa bạc tăng thì thể tích của nó cũng tăng. Nguyên nhân là do, khi nhiệt độ tăng thì

A. các nguyên tử bạc nở ra.

B. khoảng cách giữa các nguyên tử bạc tăng lên.

C. số nguyên tử bạc trong chiếc thìa tăng lên.

D. mật độ nguyên tử trong chiếc thìa bạc tăng lên.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi nhiệt độ tăng, các nguyên tử bạc trong chiếc thìa chuyển động mạnh hơn xung quanh vị trí cố định của chúng khiến cho khoảng cách giữa chúng khi đó tăng lên.

Câu 4. Tại sao 1 kg hơi nước có thể tích lớn hơn 1 kg nước? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Vì phân tử nước trong hơi nước có thể tích lớn hơn phân tử nước trong nước.

B. Vì khối lượng riêng của hơi nước nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.

C. Vì phân tử nước trong nước có khối lượng lớn hơn phân tử nước trong hơi nước.

D. Vì khoảng cách giữa các phân tử nước trong hơi nước lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử nước trong nước.

Đáp án: D

Giải thích:

Do khoảng cách giữa các phân tử nước trong hơi nước lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử nước trong nước nên 1 kg hơi nước có thể tích lớn hơn 1 kg nước.

Câu 5. Điều nào sau đây sai khi nói về tính chất của nguyên tử, phân tử?

A. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

B. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

C. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

D. Chuyển động hỗn độn không ngừng.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D – đúng.

C – sai. Vì nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Câu 6. Quá trình thẩm thấu là một đặc trưng rất quan trọng của các quá trình sinh học. Đó là sự chuyển dịch của dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng độ cao hơn qua màng thấm (quá trình thẩm thấu sẽ dừng lại khi hai dung dịch đạt được sự cân bằng về nồng độ) (hình vẽ).

Trắc nghiệm Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 2: Nhiệt học có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

Quá trình này xảy ra được là do

A. các chất được cấu tạo bởi các nguyên tử, phân tử.

B. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

C. các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động không ngừng.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Quá trình thẩm thấu xảy ra được là do các chất được cấu tạo bởi các nguyên tử, phân tử; giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động không ngừng.

Câu 7. Hiện tượng khuếch tán giữa các chất lỏng xác định xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào

A. thể tích chất lỏng.

B. trọng lượng chất lỏng.

C. khối lượng chất lỏng.

D. nhiệt độ chất lỏng.  

Đáp án: D

Giải thích:

Hiện tượng khi các phân tử của chất này xen vào khoảng cách của phân tử các chất khác thì gọi là hiện tượng khuếch tán.

Như vậy hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng. Khi nhiệt độ của chất lỏng tăng, các phân tử chuyển động nhanh hơn thì hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn và ngược lại.

Câu 8. Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hoá năng lượng

A. từ nhiệt năng sang cơ năng.

B. từ cơ năng sang cơ năng.

C. từ cơ năng sang nhiệt năng.

D. từ nhiệt năng sang nhiệt năng.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi nung nóng một cục sắt rồi thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi  Nhiệt năng của cục sắt giảm và của nước tăng.

 Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng của cục sắt sang nhiệt năng của nước qua việc truyền nhiệt.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?

A. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.

B. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.

C. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.

D. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C sai. Vì các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động không ngừng do đó bất kì vật nào dù nóng hay lạnh, dù khối lượng nhỏ hay lớn thì cũng đều có nhiệt năng.

D – đúng.

Câu 10. Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây, câu nào không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng của vật phụ thuộc nhiệt độ của vật.

C. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra.

D. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu nên vật.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, D – đúng.

C – sai. Vì nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật thu vào hoặc tỏa ra.

Câu 11. Chọn câu trả lời đúng. Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?

A. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.

B. Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.

C. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.

D. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ vì: Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.

Câu 12. Hai vật 1 và 2 có khối lượng m1 = 2m2 truyền nhiệt cho nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hai vật thay đổi một lượng là Δt2 = 2Δt1. Hãy so sánh nhiệt dung riêng của các chất cấu tạo nên hai vật.

A. c1 = c2.

B. c1 = 12c2.

C. c1 = 2c2.

D. Chưa thể xác định được vì chưa biết t1 > t2 hay t1 < t2.

Đáp án: A

Giải thích:

- Khi nhiệt độ cân bằng ta có phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 

 m1.c1.Δt1 = m2.c2.Δt2

c2c1=m1m2.Δt1Δt2=2m2m2.Δt12Δt1=1

Vậy c1 = c2.

Câu 13. Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau, quá trình truyền nhiệt dừng lại khi

A. một vật đạt nhiệt độ 0oC.

B. nhiệt năng hai vật bằng nhau.

C. nhiệt độ hai vật bằng nhau.

D. nhiệt dung riêng hai vật bằng nhau.

Đáp án: C

Giải thích:

Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau, quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật bằng nhau.

Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 kg dầu hoả mới đun sôi được 4,5 lít nước ở 18oC. Biết năng suất toả nhiệt của dầu hoả là q = 44.106  J/kg. Hiệu suất của bếp dầu là:

A. 12%.

B. 14,09%.

C. 12,53%.

D. 14%.

Đáp án: B

Giải thích:

V1 = 4,5 lít  m1 = 4,5 kg

- Nhiệt lượng dùng để đun nóng là: 

Qi = m1c1(t2 − t1) = 4,5.4200.(100 − 18) = 1549800 J

- Nhiệt lượng toàn phần do dầu hỏa tỏa ra là: 

Qtp = q.m = 44.106.0,25 = 11.106 J

- Hiệu suất của bếp dầu là: 

H=QiQtp=154980011.106=0,1409=14,09% 

Câu 15. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:

A. chỉ ở chất lỏng.

B. chỉ ở chất rắn.

C. chỉ ở chất lỏng và chất rắn.

D. ở cả chất lỏng, chất rắn, chất khí.

Đáp án: D

Giải thích:

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra ở cả chất lỏng, chất rắn, chất khí.

Câu 16. Hình bên dưới mô tả sơ đồ lắp đặt của hệ thống cấp nước ấm dùng trong nhà tắm.

Trắc nghiệm Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 2: Nhiệt học có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

Nước ở bình (B) là

A. nước lạnh.

B. nước ấm.

C. nước nóng.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Đáp án: B

Giải thích:

Nước lạnh từ bình trữ nước lạnh (A) tràn xuống bình (B) và bình đun (C). Nước nóng ở bình đun (C) dâng lên bình (B) do đối lưu và pha trộn với nước lạnh tạo thành nước ấm cung cấp cho vòi chảy.

Do đó, nước ở bình (B) là nước ấm.

Câu 17. Một tấm đồng có một mặt sáng bóng và mặt kia sẫm nhám (hình vẽ). Nung nóng tấm đồng rồi đặt hai bàn tay cách mỗi bề mặt của tấm đồng một khoảng nhất định thì phía bên tay nào cảm thấy nóng hơn?

Trắc nghiệm Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 2: Nhiệt học có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A. Tay để bên mặt sẫm nhám.

B. Tay để bên mặt sáng bóng.

C. Cả 2 bên tay thấy nóng như nhau.

D. Cả 2 bên tay đều không thấy nóng.

Đáp án: A

Giải thích:

Bề mặt sẫm nhám hấp thụ nhiệt và phát ra bức xạ nhiệt tốt hơn nên bàn tay ta áp gần bề mặt này sẽ cảm thấy nóng hơn.

Câu 18. Nhiệt lượng chiếc bánh nướng trong lò nướng cần thu vào để nóng lên không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

A. Khối lượng chiếc bánh.

B. Nhiệt độ của chiếc bánh.

C. Chất làm chiếc bánh.

D. Hình dạng của chiếc bánh.

Đáp án: D

Giải thích:

Nhiệt lượng chiếc bánh nướng trong lò nướng cần thu vào để nóng lên không phụ thuộc vào hình dạng của chiếc bánh.

Câu 19. Nhúng chìm một miếng đồng vừa được hơ nóng có khối lượng m1, nhiệt độ t1 vào trong một bình chứa nước lạnh có khối lượng nước là m2 và nhiệt độ của nước là t2. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là c1, nhiệt dung riêng của nước là c2. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và bình chứa. Nhiệt độ của miếng đồng khi có sự cân bằng nhiệt là

A. t = t1+t22.

B. t=m1c1t1+m2c2t22.

C. t=m1c1t1m2c2t2m1c1+m2c2.

D. t=m1c1t1+m2c2t2m1c1+m2c2.

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi t là nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt.

- Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra: Q1 = m1c1(t1 – t)

- Nhiệt lượng do nước thu vào: Q2 = m2c2(t – t2)

- Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường nên nhiệt lượng do đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào.

Ta có: Q1 = Q2

 m1c1(t1 – t) = m2c2(t – t2)

 (m1c1 + m2c2)t = m1c1t1 + m2c2t2

t=m1c1t1+m2c2t2m1c1+m2c2

Câu 20. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra

A. chỉ ở chất khí.

B. chỉ ở chất lỏng.

C. chỉ ở chất khí và chất lỏng.

D. ở cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.

Đáp án: C

Giải thích:

Đối lưu là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra chỉ ở chất khí và chất lỏng.

Câu 21. Để tay lên một hòn gạch đã được nung nóng thấy nóng hơn để tay bên cạnh hòn gạch đó vì

A. sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.

B. sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.

C. sự bức xạ nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.

D. cả sự đối lưu, sự bức xạ nhiệt, sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.

Đáp án: A

Giải thích:

Để tay lên một hòn gạch đã được nung nóng thấy nóng hơn để tay bên cạnh hòn gạch đó vì sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.

Câu 22. Một ấm kim loại chứa 3 kg nước ở nhiệt độ 20oC được đun bằng bếp điện. Thời gian đun nước cho đến lúc nước sôi (ở nhiệt độ 100oC) là 20 min. Cho biết công suất của bếp là 1500 W. Gọi hiệu suất của bếp là H = QQ', Q là nhiệt lượng cung cấp cho nước và Q’ là nhiệt lượng do bếp tỏa ra. H có giá trị là

A. 56 %.    

B. 66 %.    

C. 76 %.    

D. 86 %.

Đáp án: A

Giải thích:

Đổi 20 min = 1200 s.

- Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước để đun sôi là:

Q=m.c.Δt=3.4200.10020=1008000 J.
- Nhiệt lượng do bếp tỏa ra là:

Q'=P.t=1500.1200=1800000J.

- Hiệu suất của bếp là:

H=QQ'=10080001800000=56%

Câu 23. Mỗi giờ động cơ thực hiện một công là 40500000 J. Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than ta thu được một nhiệt lượng q = 36.106 J và hiệu suất của động cơ là 10%. Lượng than mà động cơ nhiệt tiêu thụ là

A. 1,125 kg.

B. 11,25 kg.

C. 11, 25 g.

D. 112,5 g.

Đáp án: B

Giải thích:

- Nhiệt lượng do than tỏa ra là:

H=AQQ=AH=405000000,1=405.106J

- Lượng than mà động cơ nhiệt tiêu thụ là :

Q=m.qm=Qq=405.10636.106=11,25kg

Câu 24. Trong thực tế hiệu suất của động cơ nhiệt thường có giá trị khoảng

 A. 100%.

 B. từ 30% đến 40%.

 C. từ 80% đến 90%.

 D. trên 90%.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong thực tế hiệu suất của động cơ nhiệt thường có giá trị khoảng 30% đến 40%.

Câu 25. Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò chủ yếu bằng hình thức

A. dẫn nhiệt.

B. đối lưu.

C. bức xạ nhiệt.

D. dẫn nhiệt và dối lưu.

Đáp án: C

Giải thích:

Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò chủ yếu bằng hình thức bức xạ nhiệt.

Câu 26. Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?

A. Bình A.

B. Bình B.

C. Bình C.

D. Bình D.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: Nhiệt lượng Q=c.m.Δt

Bình A chứa lượng nước ít nhất (1 lít) trong các bình nên trong cùng một thời gian đun trên bếp cồn như nhau thì nhiệt độ trong bình A là cao nhất.

Câu 27. Hai miếng đồng có khối lượng lần lượt là m và 2m. Khi hơ trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng thời gian bằng nhau, hai vật nhận được nhiệt lượng bằng nhau từ ngọn lửa. Nhiệt độ của miếng đồng m tăng thêm Δt(độ) thì nhiệt độ của miếng đồng 2m tăng thêm

A. Δt (độ).

B. 2Δt(độ).

C. Δt2(độ).

D. 4Δt(độ).

Đáp án: C

Giải thích:

Hai miếng đồng nhận được nhiệt lượng bằng nhau nên ta có: Q = Q’

Hay m.c.Δt=2m.c.Δt'Δt'=Δt2

Vậy nhiệt độ của miếng đồng 2m tăng thêm Δt2(độ)

Câu 28. Hình bên dưới mô tả hình thức truyền nhiệt và những hiểm họa mà một người lính cứu hỏa phải đối mặt tại hiện trường vụ cháy. Hãy cho biết các hình thức truyền nhiệt trong các hình (a), (b), (c) là gì?

Trắc nghiệm Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 2: Nhiệt học có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A. (a) – đối lưu, (b) – bức xạ nhiệt, (c) – dẫn nhiệt.

B. (a) – đối lưu, (b) – dẫn nhiệt, (c) – bức xạ nhiệt.

C. (a) – dẫn nhiệt, (b) – đối lưu, (c) – bức xạ nhiệt.

D. (a) – dẫn nhiệt, (b) – bức xạ nhiệt, (c) – đối lưu.

Đáp án: C

Giải thích:

Các hình thức truyền nhiệt trong hình là: (a) – dẫn nhiệt, (b) – đối lưu, (c) – bức xạ nhiệt.

Câu 29. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào chỉ xảy ra truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt?

A. Đun ấm nước sôi.

B. Để chậu nước dưới ánh nắng Mặt Trời.

C. Đổ nước nóng vào cốc thủy tinh, ta thấy cốc nóng lên.

D. Cả 3 hiện tượng trên.

Đáp án: C

Giải thích:

A – hiện tượng đối lưu.

B – có cả dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt từ ánh nắng Mặt Trời.

C – chỉ có dẫn nhiệt từ nước sang cốc.

Câu 30. Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng?

A. Năng suất tỏa nhiệt của một vật.

B. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

C. Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện.

D. Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiệt.

Đáp án: B

Giải thích:

Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

 A, C, D – sai.

B – đúng.

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:  

1 1,934 24/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: