TOP 40 câu Trắc nghiệm Công suất (có đáp án 2022) – Vật lí 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 Bài 15: Công suất có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 15.

1 6,912 24/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 15: Công suất

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 15: Công suất

Câu 1. Công suất được xác định bằng

A. tích của công và thời gian thực hiện công.      

B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

C. công thực hiện được trên một đơn vị chiều dài.        

D. giá trị công thực hiện được.

Đáp án: B

Giải thích:

Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

P=At

Câu 2. Biểu thức tính công suất là:

A. P=tA

B. P=At2

C. P=At

D. P=A2t

Đáp án: C

Giải thích:

Công thức tính công suất: P=At 

Trong đó:

+ A là công thực hiện được (J),

+ t là thời gian thực hiện công đó (s).

Câu 3. Đơn vị của công suất là

A. Oát (W).

B. Kilôoát (kW).

C. Jun trên giây (J/s).

D. Cả ba đơn vị trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Đơn vị của công suất J/s được gọi là oát, kí hiệu W.

1 W = 1 J/s

1 kW = 1000 W

Vậy nên công suất có thể tính bằng 3 đơn vị: J/s, W, kW.

Câu 4. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?

A. Mã lực (HP).

B. Kilôoat giờ (kWh).

C. Kilôoat (kW).

D. Oát (W).

Đáp án: B

Giải thích:

- Ngoài đơn vị là W, kW, công suất còn được đo bằng mã lực (HP).

- kWh là đơn vị của năng lượng, không phải đơn vị của công suất.

Câu 5. Đơn vị đo công suất ở nước Anh được kí hiệu là HP. Nếu một chiếc máy có ghi 50 HP thì công suất của máy là

A. 36,8 kW.

B. 37,3 kW.

C. 50 kW.

D. 50 W.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: 1HP  746W

 50 HP = 50 . 746 = 37300 (W) = 37,3 kW.

Câu 6. Công suất là đại lượng đo bằng

A. lực tác dụng trong một đơn vị thời gian.         

B. lực tác dụng trong thời gian vật chuyển động.

C. công sinh ra trong một đơn vị thời gian.         

D. công sinh ra trong thời gian vật chuyển động.

Đáp án: C

Giải thích:

Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

Câu 7. Công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng

A. là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian.

B. luôn đo bằng mã lực (HP).

C. chính là lực thực hiện công trong thiết bị đó lớn hay nhỏ.

D. là độ lớn của công do thiết bị sinh ra.

Đáp án: A

Giải thích:

Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian hay nói cách khác công suất được đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị tiêu thụ năng lượng trong một đơn vị thời gian.

Câu 8. Một động cơ thực hiện được một công A trong khoảng thời gian t. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là

A. công toàn phần.

B. công có ích.

C. công suất.

D. công hao phí.

Đáp án: C

Giải thích:

Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian là công suất.

Câu 9. Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo đều lên cao 5 m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Công suất trung bình của lực kéo bằng

A. 4 W.      

B. 5 W.      

C. 6 W.      

D. 7 W.

Đáp án: B

Giải thích:

- Công do gàu nước thực hiện khi kéo vật lên cao 5m là:

A = F.s = P.h = 10.m.h = 10.10.5 = 500 (J)

- Công suất trung bình của lực kéo bằng:

P=At=500100=5(W)


Câu 10. Một máy cơ có công suất 160 W, máy đã sinh ra công 720 kJ. Vậy thời gian máy đã hoạt động là:

A. 1 giờ.

B. 1 giờ 5 phút.

C. 1 giờ 10 phút.

D. 1 giờ 15 phút.

Đáp án: D

Giải thích:

Thời gian máy đã hoạt động là:

P=Att=AP=720000160=4500(s) = 1 giờ 15 phút.

Câu 11. Một động cơ có công suất 75 W, hoạt động trong 2 giờ thì tổng công động cơ sinh ra là:

A. 530 kJ.

B. 540 kJ.

C. 550 kJ.

D. 560 kJ.

Đáp án: B

Giải thích:

Công mà động cơ đã sinh ra là:

P=AtA=P.t=75.7200=540000(J)=540kJ

Câu 12. Một máy cơ trong 1 giờ sản sinh ra một công là 330 kJ. Vậy công suất của máy cơ đó là:

A. P = 91,7W.

B. P = 92,5W.

C. P = 90,2W.

D. P = 97,5W.

Đáp án: A

Giải thích:

t = 1 h = 3600 s

A = 330 kJ = 330000 J

Công suất của máy cơ đó là:

P=At=330000360091,7(W)

Câu 13. Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

A. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.

B. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần.

C. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.

D. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần.

Đáp án: C

Giải thích:

Trâu: t1 = 2 giờ ; P1

Máy cày: t2 = 20 phút = 13h ; P2

- Để cày hết một sào đất thì dùng trâu hay máy cày đều cần tốn một công A

- Ta có tỉ lệ: P1P2=At1At2=t2t1=132=16

Vậy P2=6P1 hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn gấp 6 lần trâu.

Câu 14. Một người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 40 N cách mặt đất 1,2 m trong suốt thời gian 2 phút. Công suất mà người đó đã thực hiện được trong thời gian ôm sách là

A. 0 W.      

B. 0,4 W.   

C. 2,4 W.   

D. 4,8 W.

Đáp án: B

Giải thích:

- Công mà người đó đã thực hiện là:

A = F.s = P.h = 40.1,2 = 48 (J)

- Công suất mà người đó đã thực hiện được trong thời gian ôm sách là

P=At=48120=0,4(W)


Câu 15. Một ô tô có công suất của động cơ là 100 kW đang chạy trên đường với vận tốc 36 km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là

A. 360 N.

B. 2778 N.

C. 1000 N.

D. 10000 N.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: A=F.s=F.v.t  (1)

P=AtA=P.t (2)

Từ (1) và (2) F.v.t=P.tF=Pv=10000010=10000(N) 

Câu 16. Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo là 200 N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau đây?

A. 250W.  

B. 500W.       

C. 1000W.      

D. 1500W.  

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: A=F.s=F.v.t (1)

P=AtA=P.t (2)

Từ (1) và (2)   F.v.t=P.tP=F.v=200.2,5=500(W)

Câu 17. Người ta cần một động cơ sinh ra một công 360 kJ trong 1 giờ 20 phút. Động cơ người ta cần lựa chọn có công suất

A. P = 75 W.     

B. P = 80 W.

C. P = 360 W.    

D. P = 400 W.

Đáp án: A

Giải thích:

Động cơ người ta cần lựa chọn có công suất

P=At=3600004800=75(W)

Câu 18. Một người thợ kéo đều một bao xi măng trọng lượng 500 N lên cao 3 m. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là

A. 15 W.

B. 360 W.

C. 50 W.

D. 72 W.

Đáp án: C

Giải thích:

- Công mà người đó đã thực hiện là:

A = F.s = P.h = 500.5 = 1500(J)

- Công suất của lực kéo là

P=At=150030=50(W)

Câu 19. Tìm phát biểu sai.

A. Vật có công suất càng lớn nếu thực hiện công trong thời gian càng ngắn.

B. Thời gian vật thực hiện công càng dài thì công suất của nó càng nhỏ.

C. Vật nào thực hiện công lớn hơn thì vật đó có công suất lớn hơn.

D. Trong cùng một thời gian, vật nào có khả năng sinh ra một công lớn hơn thì vật đó có công suất lớn hơn.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B – đúng vì công suất tỉ lệ nghịch với thời gian thực hiện công.

C – sai vì công suất còn phụ thuộc vào thời gian thực hiện công.

D – đúng vì công suất tỉ lệ thuận với công.

Câu 20. Trường hợp nào dưới đây có công suất lớn nhất?

A. Một máy bơm nước có công suất 2 kW.

B. Một con bò kéo cày trong một phút thực hiện được một công là 42  kJ.

C. Một vận động viên điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 6200 J trong thời gian 10 giây.

D. Một chiếc xe tải thực hiện được một công 5000 J trong 6 giây.

Đáp án: A

Giải thích:

- Công suất của máy bơm: P1=2kW=2000W

- Công suất của con bò: P2=A2t2=420060=700W

- Công suất của vận động viên: P3=A3t3=620010=620W

- Công suất của xe tải: P4=A4t4=50006833,33W

Vậy máy bơm có công suất lớn nhất.

Câu 21. Một ôtô tải và một xe môtô chạy trên một đoạn đường với cùng vận tốc. Công suất của

A. môtô lớn hơn của xe tải.

B. môtô bằng của xe tải.

C. môtô nhỏ hơn của xe tải.

D. A, B đều sai.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có:

P=At=F.st=F.v.tt=F.v

Xe môtô và xe ôtô tải chạy với cùng vận tốc, mà lực dùng để kéo xe môtô chuyển động nhỏ hơn lực dùng để kéo ô tô tải chuyển động.

 Công suất xe mô tô nhỏ hơn công suất xe tải.

Câu 22. Cần cẩu (A) nâng được 1000 kg lên cao 7 m trong 1 phút. Cần cẩu (B) nâng được 800 kg lên cao 5 m trong 30 giây. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.

A. Công suất của (A) lớn hơn.

B. Công suất của (B) lớn hơn.

C. Công suất của (A) và (B) bằng nhau.

D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này.

Đáp án: B

Giải thích:

Cần cẩu (A) m1 = 1000 kg ; h1 = 7 m ; t1 = 1 phút = 60s

Cần cẩu (B) m2 = 800 kg ; h2 = 5 m ; t2 = 60 s

Công suất của cần cẩu A là:

P1=A1t1=F1.s1t1=P1.h1t1=1000.10.7601166,67W

Công suất của cần cẩu B là:

P2=A2t2=F2.s2t2=P2.h2t2=800.10.5301333,33W

Vậy công suất của (B) lớn hơn của (A).

Câu 23. Để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50 N lên độ cao 10 m trong thời gian 2 s cần một công suất bằng

A. 2,5 W.   

B. 25 W.    

C. 250 W.  

D. 2,5 kW

Đáp án: C

Giải thích:

Công suất cần dùng để nâng hòn đá là:

P=At=F.st=P.ht=50.102=250(W)

Câu 24. Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn?

A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

B. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

C. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn.

D. Các phương án trên đều không đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

Để biết người nào làm việc khỏe hơn (năng suất hơn hay thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong cùng một đơn vị thời gian.

Câu 25. Kilô óat là đơn vị của

A. Hiệu suất.

B. Công suất.      

C. Động lượng.    

D. Công.

Đáp án: B

Giải thích:

Kilôoát là đơn vị đo của công suất.

1 kW = 1000 W.

Câu 26. Một cầu thang cuốn trong siêu thị mang 20 người, trọng lượng của mỗi người bằng 500 N từ tầng dưới lên tầng trên cách nhau 6 m (theo phương thẳng đứng) trong thời gian 1 phút. Công suất của cầu thang cuốn này là

A. 1 kW.    

B. 4 kW.    

C. 5 kW.    

D. 10 kW.

Đáp án: D

Giải thích:

- Tổng trọng lượng của 20 người là: Pn = P.n = 500.20 = 10000(N).

- Công suất của cầu thang cuốn là:

P=At=F.st=Pn.ht=10000.660=1000(W)= 10 kW

Câu 27. Người ta sử dụng một cần cẩu có công suất là 10 kW để kéo một vật có khối lượng 1000 kg lên cao 10 m. Biết hiệu suất của cần cẩu là 80%. Vậy cần cẩu cần bao nhiêu thời gian để kéo vật lên?

A. t = 7,5s.        

B. t = 10s.      

C. t = 12,5s.      

D. t = 15s.

Đáp án: C

Giải thích:

- Công toàn phần để kéo vật lên là:

H=AiAtpAtp=AiH=P.hH=10.m.hH=1000.10.1080%=125000(J)

- Thời gian để kéo vật lên:

P=Att=AP=12500010000=12,5(s)

Câu 28. Người nào sau đây khi hoạt động có công suất lớn nhất ?

A. Một người thợ rèn sinh một công 5000 J trong 10 giây.

B. Một người bán hàng đẩy xe hàng trong 5 giây đã thực hiện một công 2000 J.

C. Một vận động viên điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 7000 J trong thời gian 10 s.

D. Một công nhân bốc vác đã tiêu tốn một công 30 kJ trong một phút.

Đáp án: B

Giải thích:

- Công suất của người thợ rèn: P1=A1t1=500010=500W

- Công suất của người bán hàng: P2=A2t2=20005=400W

- Công suất của vận động viên: P3=A3t3=700010=700W

- Công suất của người công nhân: P4=A4t4=3000060=500W

Vậy vận động viên điền kinh có công suất lớn nhất.

Câu 29. Một chiếc ôtô chuyển động đều đi được đoạn đường 27 km trong 30 phút. Công suất của ôtô là 12 kW. Lực kéo của động cơ là :

A. 80 N.

B. 800 N.

C. 8000 N.

D. 80000 N.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: A=F.s (1)

P=AtA=P.t (2)

Từ (1) và (2) F.s=P.tF=P.ts=12000.180027000=800(N) 

Câu 30. Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5 kW kéo một vật có trọng lượng 12 kN lên cao 30 m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90 s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ này bằng

A. 100%.

B. 80%.     

C. 60%.     

D. 40%.

Đáp án: B

Giải thích:

- Công có ích để đưa vật lên cao là:

Ai=F.s=P.h=12000.30=360000(J)

- Công toàn phần để đưa vật lên cao là;

P=AtptAtp=P.t=5000.90=450000(J)

- Hiệu suất của động cơ là:

H=AiAtp.100%=360000450000.100%=80%

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

1 6,912 24/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: