TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 (có đáp án 2024): Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5.

1 21,649 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 12 Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

Bài giảng Lịch sử 12 Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi phát triển mạnh từ thời gian nào?

A. Từ những năm 50 của thế kỷ XX.

B. Từ những năm 60 của thế kỷ XX.

C. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Từ sau năm 1975.

Đáp án: A

Giải thích: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi phát triển mạnh từ những năm 50 của thế kỷ XX (SGK Lịch Sử 12, tr35).

Câu 2: Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Phi bùng nổ đầu tiên ở khu vực nào?

A. Đông Phi.

B. Bắc Phi.

C. Nam Phi.

D. Tây Phi.

Đáp án: B

Giải thích: Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Phi bùng nổ đầu tiên ở khu vực Bắc Phi (SGK Lịch Sử 12, tr35).

Câu 3: Các quốc gia giành được độc lập đầu tiên ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Môdămbích và Ănggôla

B. Angiêri và Tuynidi.

C. Ai Cập và Libi.

D. Dimbabuê và Namibia.

Đáp án: C

Giải thích: Các quốc gia giành được độc lập đầu tiên ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Ai Cập và Libi (SGK Lịch Sử 12, tr35).

Câu 4: Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì

A. nhân dân châu Phi đứng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

B. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

C. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi bị tan rã.

D. chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai chính thức bị xóa bỏ.

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì 17 nước châu Phi được trao trả độc lập (SGK Lịch Sử 12, tr36).

Câu 5: Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi và hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã sau sự kiện nào?

A. 17 quốc gia ở châu Phi giành được độc lập (1960).

B. Môdămbích và Ănggôla giành được độc lập (1975).

C. Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai bị xóa bỏ (1993).

D. Nelson Mandela là Tổng thống da đen của Cộng hòa Nam Phi (1994).

Đáp án: B

Giải thích: Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi và hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã sau sự kiện Môdămbích và Ănggôla giành được độc lập (1975) - SGK Lịch Sử 12, tr36.

Câu 6: Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào

A. cuộc đấu tranh chống chế độ chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

B. cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ.

C. giải quyết nạn đói và dịch bệnh hoành hành.

D. công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Đáp án: D

Giải thích: Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước (SGK Lịch Sử 12, tr37).

Câu 7: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc đấu tranh của nhân dân ở Nam Phi là

A.chủ nghĩa thực dân mới.

B. chủ nghĩa thực dân cũ.

C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

D. chủ nghĩa đế quốc.

Đáp án: C

Giải thích: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc đấu tranh của nhân dân ở Nam Phi là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (SGK Lịch Sử 12, tr37).

Câu 8: Nelson Mandela là lãnh tụ của phong trào đấu tranh

A. chống ách thống trị của bọn thực dân.

B. giành độc lập ở Angiêri.

C. giành độc lập ở Ănggôla.

D. chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Đáp án: D

Giải thích: Nelson Mandela là lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi (SGK Lịch Sử 12, tr37).

Câu 9: Lịch sử ghi nhận “Năm châu Phi” là năm nào?

A.1952.

B. 1954.

C. 1960.

D. 1975.

Đáp án: C

Giải thích: Lịch sử ghi nhận “Năm châu Phi” là năm 1960 (SGK Lịch Sử 12, tr36).

Câu 10: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có âm mưu chủ yếu gì đối với khu vực Mĩ Latinh?

A. Biến Mĩ Latinh thành sân sau của mình.

B. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh vào khối quân sự của mình.

C. Khống chế các nước Mĩ Latinh không cho quan hệ với các nước khác.

D. Tiến hành lật đổ chính quyền ở các nước Mĩ Latinh.

Đáp án: A

Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có âm mưu biến Mĩ Latinh thành sân sau của mình (SGK Lịch Sử 12, tr35).

Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh đã tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại

A. chủ nghĩa thực dân cũ.

B. chế độ độc tài thân Mĩ.

C. chủ nghĩa tư bản.

D. chế độ phân biệt chủng tộc.

Đáp án: B

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh đã tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại chế độ độc tài thân Mĩ (SGK Lịch Sử 12, tr39).

Câu 12: Ngày 1/1/1959, ở khu vực Mĩ Latinh diễn ra sự kiện gì?

A. Nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiđen Catxtơrô đứng đầu.

B. 13 quốc gia ở vùng Caribe lần lượt giành độc lập.

C. Tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” được thành lập.

D. Thu hồi chủ quyền kênh đào Panama.

Đáp án: A

Giải thích: Ngày 1/1/1959, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiđen Catxtơrô đứng đầu (SGK Lịch Sử 12, tr39).

Câu hỏi thông hiểu

Câu 13: Thắng lợi của cách mạng nước nào có tác động sâu sắc tới cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ La-tinh?

A. Cách mạng Cuba.

B. Cách mạng Chilê.

C. Cách mạng Pêru

D. Cách mạng Cômlômbia.

Đáp án: A

Giải thích: Thắng lợi của cách mạng Cuba có tác động sâu sắc tới cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ La-tinh (SGK Lịch Sử 12, tr39).

Câu 14: Tại sao Cuba được xem là lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Là nước đầu tiên giành độc lập, thúc đẩy phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh.

B. Là nước lớn mạnh nhất ở Mĩ Latinh đấu tranh lật đổ được chế độ độc tài thân Mĩ Batixta.

C. Là nước tiên phong đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Mĩ Latinh.

D. Là dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đấu tranh vì độc lập, tự do.

Đáp án: A

Giải thích: Cách mạng Cuba là nước đầu tiên giành độc lập, thúc đẩy phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh: làm dấy lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ độc tài thân Mĩ, diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau và giành được thắng lợi. Cho nên cách mạng CuBa được coi lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Nhân dân Cuba tấn công trại lính ở Môncađa (7/1953).

B. Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959).

C. Thu hồi chủ quyền kênh đào Panama (1964).

D. 13 quốc gia ở vùng Caribê được độc lập (1983).

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr39.

Câu 16: Cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (7/1952) đã mang lại kết quả gì?

A. Lật đổ vương triều Pharúc, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập.

B. Lật đổ nền thống trị của Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập.

C. Lật đổ nền thống trị của Pháp, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập.

D. Lật đổ nền thống trị của Hà Lan, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr35.

Câu 17: Mục tiêu đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân dưới hình thức chế độ Apácthai ở châu Phi nhằm

A. giành độc lập dân tộc và quyền tự do của con người.

B. giành độc lập dân tộc và quyền sở hữu tư liệu sản xuất.

C. giành chính quyền dân chủ của nhân dân.

D. xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

Đáp án: D

Giải thích: Mục tiêu đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân dưới hình thức chế độ Apácthai ở châu Phi nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc và những quyền cơ bản của con người. SGK Lịch Sử 12, tr37.

Câu 18: Ý nào sau đây không phải là khó khăn mà Cuba gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước?

A. Mĩ bao vây, cấm vận đối với Cuba trong thời gian dài.

B. Chưa hoàn toàn lật đổ thế lực của chế độ độc tài Batixta.

C. Mất nguồn viện trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã.

D. Kinh tế khủng hoảng và suy thoái, làm phát tăng nhanh.

Đáp án: B

Giải thích: Những khó khăn mà Cuba gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước là bị Mĩ bao vây, cấm vận đối với Cuba trong thời gian dài; mất nguồn viện trợ và sự ủng hộ to lớn từ khi Liên Xô tan rã; nền kinh tế khủng hoảng và suy thoái, làm phát tăng nhanh.

Câu 19. Nenxơn Manđêla có vai trò như thế nào đối với phong trào đấu tranh chống chue nghĩa thực dân ở châu Phi?

A. Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Hà Lan xâm lược.

B. Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.

C. Lãnh đạo nhân dân Nam Phi đấu tranh chống chế độ Apacthai.

D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích: Nenxơn Manđêla đã lãnh đạo nhân dân Nam Phi đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai. (SGK Lịch Sử 12, tr37)

Câu 20: Văn kiện nào đã chính thức xóa bỏ chế độ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi?

A. Tuyên ngôn thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân.

B. Hiến pháp của Cộng hòa Nam Phi tháng 11/1993.

C. Tuyên ngôn thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Hiến chương của Liên minh châu Phi (AU).

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr37.

Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là khó khăn mà các nước Mĩ Latinh gặp phải đầu thập kỉ 80 ?

A. Kinh tế suy thoái nặng nề.

B. Lạm phát tăng nhanh, đời sống nhân dân khổ cực.

C. Nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến biến đổi chính trị.

D. Chưa xóa bỏ được chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai.

Đáp án: D

Giải thích:

- Khó khăn mà các nước Mĩ Latinh gặp phải đầu thập kỉ 80 là:

+ Kinh tế suy thoái nặng nề.

+ Lạm phát tăng nhanh, đời sống nhân dân khổ cực.

+ Nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến biến đổi chính trị.

Câu 23. Điểm khác biệt cơ bản trong kẻ thù của các nước châu Phi so với các nước Mĩ Latinh là gì ?

A. Chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

B. Chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. Chống lại chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Chống lại chế độ phát xít, quân phiệt.

Đáp án: A

Giải thích: Trong phong trào đấu tranh của các nước châu Phi kẻ thù đó chính là chủ nghĩa thực dân cũ. Còn ở Mĩ Latinh chống lại kẻ thù là chế độ độc tài thân Mĩ (chế độ thực dân mới).

Câu 24. Điểm khác cơ bản trong phong trào đấu tranh của các nước châu Phi so với các nước châu Á là gì ?

A. Có tổ chức lãnh đạo thống nhất của khu vực.

B. Chống lại chủ nghĩa thực dân phương Tây.

C. Nhận được sự ủng hộ của Liên Xô và các nước XHCN.

D. Góp phần xóa bỏ hệ thống chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Đáp án: A

Giải thích: Ở châu Phi có tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập 5/1963, sau đó đổi tên thành Liên minh châu Phi (AU) đã có vai trò trong việc lãnh đạo châu Phi giành độc lập và xây dựng phát triển đất nước. SGK Lịch Sử 12, tr37.

Câu hỏi vận dụng

Câu 25. Câu nói nào sau thể hiện tình đoàn kết của nhân dân Cuba đối với nhân dân Việt Nam?

A. “Các đồng chí hãy phất cao lá cờ này tại sào huyệt Sài Gòn”.

B. “Vì Việt Nam nhân dân Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”.

C. “Vì Việt Nam nhân dân Cuba sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình”.

D. “Vì Việt Nam nhân dân Cuba sẵn sàng hiến dâng cả tính mạng của mình”.

Đáp án: B

Giải thích: Câu nói này được Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm lịch sử tại Cao điểm 241 Tân Lâm (hay còn gọi là căn cứ Carol) - nơi vốn là căn cứ lớn của Mỹ mới được ta giải phóng đã thể hiện tình đoàn kết giữa hai nước.

Câu 26. Câu nói: “Các đồng chí hãy mang lá cờ bách chiến bách thắng này cắm tại Sài Gòn!” của Phiđen Cátxtơrô ra đời trong bối cảnh ông đến thăm

A. Sài Gòn (Việt Nam).

B. Hà Nội (Việt Nam).

C. Quảng Trị (Việt Nam).

D. Quảng Bình (Việt Nam).

Đáp án: C

Giải thích: Chủ tịch Fidel Castro đã phất cao lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và dõng dạc hô to: “Các đồng chí hãy mang lá cờ bách chiến bách thắng này cắm tại Sài Gòn!”, “Hẹn gặp lại tại Sài Gòn sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng!".

Câu 27. Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của cách mạng Cuba năm 1959 với cách mạng tháng Tám 1945 của Việt Nam ?

A. Đấu tranh ngoại giao

B. Đấu tranh chính trị

C. Đấu tranh vũ trang

D. Đấu tranh nghị trường.

Đáp án: C

Giải thích: Cách mạng Việt Nam và ở CuBa đều sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang, giành chính quyền bằng bạo lực để đánh đuổi đế quốc thực dân giành độc lập tự do cho dân tộc.

Câu 28. Nhận định nào sau đây đánh giá đúng vai trò của Phiđen Cátxtơrô đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?

A. Phá bỏ hoàn toàn chính sách cấm vận của Mĩ đối với Cuba.

B. Lãnh đạo đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta ở Cuba.

C. Là người tích cực đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Lãnh đạo nhân dân Cuba đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân cũ.

Đáp án: B

Giải thích: Vai trò của Phiđen Cátxtơrô đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh là người lãnh đạo đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta ở Cuba.

Câu 29. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau ” của mình bằng cách

A. giúp cho các nước bảo vệ nền độc lập dân tộc.

B. xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ ở nhiều nước.

C. giúp đỡ về kinh tế - tài chính.

D. xây dựng các căn cứ quân sự.

Đáp án: B

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với thế mạnh về kinh tế và quân sự Mĩ tìm cách biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau ” của mình bằng cách xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ ở nhiều nước, để cung cấp nguyên nhiên liệu và là căn cứ quân sự của Mĩ. Thực chất là Mĩ thực hiện chế độ thực dân kiểu mới ở khu vực Mĩ Latinh.

Câu 30. Hình ảnh về Tượng đài Chủ tịch Fidel Castro trong Công viên Trung tâm Thành phố Đông Hà (Quảng Trị) thể hiện điều gì ?

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 có đáp án - Các nước châu Phi và Mĩ Latinh (ảnh 1)

A. Tình cảm yêu mến, biết ơn của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Fidel Castro.

B. Cảm ơn nhân dân Nam Phi đã có nhiều giúp đỡ cho cách mạng Việt Nam.

C. Xây dựng để làm đẹp cảnh quan trong công viên ở Quảng Trị.

D. Kỉ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cuba.

Đáp án: A

Giải thích: Để thể hiện tình cảm yêu mến, biết ơn của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Quảng Trị nói riêng đối với Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm ở Quảng Trị và giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Cho nên người dân đã xây dựng Tượng đài Chủ tịch Fidel Castro trong Công viên Trung tâm Thành phố Đông Hà (Quảng Trị).

Câu 31: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì

A chế độ phân biệt chủng tộc do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng.

B. chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của CNTD.

C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là con đẻ của CNTD

D. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có quan hệ mật thiết với CNTD

Đáp án: B

Giải thích:- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân

Câu 32: Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”?

A. Áchentina

B. Chilê

C. Nicaragoa

D. Cuba

Đáp án: D

Giải thích:- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô. Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời. Cách mạng Cuba có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn để các quốc gia còn lại ở khu vực Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh giành độc lập. Từ các thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.

=> Cách mạng Cuba là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 33: Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh là ai?

A. Chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.

C. Chủ nghĩa thực dân cũ.

D. Giai cấp địa chủ phong kiến.

Đáp án: B

Giải thích:- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành sân sau và thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ

=> Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.

Câu 34: Tại sao năm 1961, Mĩ lại đề xướng việc tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” và lôi kéo các nước Mĩ Latinh tham gia?

A. Để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội

B. Để củng cố ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực

C. Để biến Mĩ Latinh thành “sân sau”

D. Để ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba (1959)

Đáp án: D

Giải thích:- Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba (1959), hạn chế sự phát triển phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập, tháng 8-1961, Mĩ đã đề xướng việc tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” để lôi kéo các nước Mĩ Latinh.

Câu 35: Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Phiđen Caxtơrô khi nói về mối quan hệ với Việt Nam năm 1972 là gì?

A. "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".

B. "Người Cuba đang, bước lên con đường mà người anh em Việt Nam đã vạch ra".

C. "Tên tôi là Việt Nam. Tên anh là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam. Việt Nam —Hồ Chí Minh —Điện Biên Phủ".

D. "Việt Nam - lương tri của thời đại".

Đáp án: A

Giải thích:- Tháng 9/1973, Phiđen Caxtơrô là vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng miền Nam khi chiến tranh chưa kết thúc. Tại đây, ông đã nói một câu rất nổi tiếng "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình"

Câu 36: Điểm khác nhau cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mỹ Lattinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Hình thức đấu tranh và tính chất.

B. Đối tượng và mục tiêu.

C. Đối tượng và hình thức đấu tranh.

D. Khuynh hướng và lãnh đạo.

Đáp án: C

Giải thích:- Phong trào GPDT ở châu Phi:
+ Đối tượng: Chủ nghĩa thực dân cũ.
+ Hình thức đấu tranh: Đấu tranh chính trị hợp pháp và thương lượng.
-
Phong trào GPDT ở Mĩ Latinh:
+ Đối tượng: Chủ nghĩa thực dân mới
+ Hình thức đấu tranh: Nhiều hình thức đấu tranh phong phú (bãi công, nổi dậy,
đấu tranh vũ trang)

Câu 37: Nhân tố quyết định sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Được sự ủng hộ của Liên Xô.

B. Chủ nghĩa đế quốc bị suy yếu.

C. Sự giúp đỡ của Liên hợp quốc.

D. Sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

Đáp án: D

Giải thích:- Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới hai xuất phát từ nhân tố khách quan và chủ quan, trong đó nhân tố chủ quan đóng vai trò quan trọng quyết định. Nhân tố chủ quan gồm:
- Á, Phi, Mĩ Latinh là nơi tập trung các mâu thuẫn, gay gắt nhất là mâu thuẫn dân
tộc.
- Lực lượng dân tộc phát triển (ý thức hệ, tư tưởng đấu tranh), tư sản và vô sản, liên
tiếp ra đời các chính đảng.
Ví dụ:
Cách mạng Trung Quốc thắng lợi do sự phát triển lực lượng của Đảng Cộng sản và

Quốc Dân đảng, kết thúc cuộc nội chiến giữa hai đảng này đưa đến sự ra đời của
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hơn nữa, Quốc Dân đảng có sự hậu thuẫn của
Mĩ nên cuộc nội chiến cũng mang tính chất dân tộc dân chủ nhân dân

Câu 38: Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?

A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ

B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới

C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

D. Chủ nghĩa đế quốc

Đáp án: B

Giải thích:- Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đó là một hình thái không cai
trị trực tiếp mà chỉ cai trị gián tiếp thông qua một chính quyền tay sai và tạo ra sự
ràng buộc về kinh tế- quân sự.

Câu 39: Tại sao có tên gọi khu vực Mĩ Latinh?

A. Chủ yếu là thuộc địa của Pháp, nói ngữ hệ Latinh

B. Chủ yếu là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nói ngữ hệ Latinh

C. Ngữ hệ Latinh là ngôn ngữ bản địa

D. Chủ yếu là thuộc địa của Anh, nói ngữ hệ Latinh

Đáp án: B

Giải thích:- Đến cuối thế kỉ XVIII, hầu hết khu vực Trung và Nam Mĩ đều là thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Do thời gian thống trị dài nên hầu hết dân cư ở đây đều nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha- ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Latinh. Vì vậy khu vực này được gọi là Mĩ Latinh.

Câu 40: Nước cộng hòa Cuba được thành lập (1959) là kết quả của cuộc đấu tranh chống

A. Chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Chế độ độc tài tay sai thân Mỹ.

C. Chủ nghĩa ly khai thân Mỹ.

D. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

Đáp án: B

Giải thích:- Nước cộng hòa Cuba được thành lập (1959) là kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài tay sai thân Mĩ, cụ thể là chế độ độc tài Batixta.

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 6: Nước Mĩ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Tây Âu có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Nhật Bản có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX có đáp án

1 21,649 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: