40 câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 2 (có đáp án 2024): Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 2.

1 51,070 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 12 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)

Bài giảng Lịch sử 12 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)

Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Liên Xô khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai trong bối cảnh

A. chịu tổn thất nặng nề.

B. đời sống nhân dân ổn định.

C. bị thua trong chiến tranh thế giới thứ hai.

D. khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr10.

Câu 2. Thành tựu quan trọng nhất Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 – 1973 là gì?

A. Đi đầu trong các ngành công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

B. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

C. Phóng thành công tàu vũ trụ vào không gian.

D. Trình độ học vấn của người dân được nâng cao.

Đáp án: B

Giải thích: Thành tựu quan trọng nhất Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 – 1973 là trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). SGK Lịch Sử 12, tr 11.

Câu 3. Liên Xô đi đầu trong các ngành công nghiệp

A. vũ trụ, điện hạt nhân.

B. luyện kim, điện hạt nhân.

C. quân sự, vũ trụ.

D. cơ khí, điện hạt nhân.

Đáp án: A

Giải thích: Liên Xô đi đầu trong các ngành công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân (SGK Lịch Sử 12, tr 11)

Câu 4. Quốc gia nào đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A. Liên Xô.

B. Nhật Bản.

C. Trung Quốc.

D. Mĩ.

Đáp án: A

Giải thích: Quốc gia đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là Liên Xô (SGK Lịch Sử 12, tr 11)

Câu 5. Sau năm 1945 Liên Xô thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?

A. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước tư bản chủ nghĩa.

C. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: A

Giải thích: Sau năm 1945 Liên Xô thực hiện đường lối đối ngoại: Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa (SGK Lịch Sử 12, tr 11)

Câu 6. Đường lối đối ngoại của nước Nga từ 1991 – 2000 là thân phương Tây, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước ở

A. Châu Á.

B. Châu Phi.

C. Châu Mĩ Latinh.

D. Châu Âu.

Đáp án: A

Giải thích: Đường lối đối ngoại của nước Nga từ 1991 – 2000 là thân phương Tây, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước ở châu Á (SGK Lịch Sử 12, tr 17).

Câu 7. Quốc gia nào đi đầu trong công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX?

A. Pháp.

B. Mĩ.

C. Anh.

D. Liên Xô.

Đáp án: D

Giải thích: Quốc gia đi đầu trong công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là Liên Xô (SGK Lịch Sử 12, tr 11)

Câu 8. Thành tựu khoa học – kĩ thuật nào của Liên Xô có ý nghĩa mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

B. Phóng thành công tàu vũ trụ.

C. Đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vòng quanh trái đất.

Đáp án: D

Giải thích: Sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vòng quanh Trái Đất đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người (SGK Lịch Sử 12, tr 11)

Câu 9. Trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật của Liên Xô, năm 1949 diễn ra sự kiện nào?

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Phóng thành công tàu vũ trụ.

C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

D. Chế tạo thành công máy bay phản lực.

Đáp án: A

Giải thích: Năm 1949, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo (SGK Lịch Sử 12, tr 11)

Câu 10. Vị tổng thống đầu tiên của Liên Xô là

A. Lênin.

B. Xtalin.

C. Goocbachốp.

D. Enxin.

Đáp án: C

Giải thích: Tháng 3/1985 Goocbachốp lên làm nắm quyền lãnh đạo Liên Xô. Ông là vị tổng thống đầu tiên và cũng là vị tổng thống cuối cùng của Liên Xô. SGK Lịch Sử 12, tr 14.

Câu 11. Tháng 12-1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định nước Nga theo thể chế nào?

A. Tổng thống liên bang.

B. Dân chủ tư sản.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: A

Giải thích: Tháng 12-1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định nước Nga theo thể chế: Tổng thống liên bang (SGK Lịch Sử 12, tr 17)

Câu 12. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga là

A. quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.

B. quốc gia được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô.

C. quốc gia nắm mọi quyền hành ở Đông Âu.

D. quốc gia đứng đầu Liên bang Xô viết.

Đáp án: B

Giải thích: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga là quốc gia được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô (SGK Lịch Sử 12, tr 17)

Câu hỏi thông hiểu

Câu 13. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn tới sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

A. Tiến hành cải tổ muộn, gặp khó khăn khi tiến hành cải tổ.

B. Không tiến hành cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.

C. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.

D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong nước.

Đáp án: C

Giải thích:Do đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, rời bỏ nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Leenin cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện là nguyên nhân cơ bản làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã. SGK Lịch Sử 12, tr 17.

Câu 14. Nguyên nhân khách quan nào dẫn tới sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

A. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở ngoài nước.

B. Phạm nhiền sai lầm trong cải tổ.

C. Không bắt kịp bước phát triển của KH-KT.

D. Thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên nhân khách quan dẫn tới sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là sự chống phá của các thế lực thù địch ở ngoài nước.

SGK Lịch Sử 12, tr 17.

Câu 15. Vì sao Liên Xô phải tiến hành khôi phục kinh tế những năm những

1945–1950?

A. Tiếp tục xây dựng CNXH đã bị gián đoạn từ năm 1941.

B. Xây dựng nền kinh tế mạnh để cạnh tranh với Mĩ.

C. Đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

D. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới.

Đáp án: C

Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Khoảng 27 triệu người chết, hàng nghìn thành phố làng mạc bị phá hủy cho nên Liên Xô phải thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế. SGK Lịch Sử 12, tr 10.

Câu 16. Năm 1957 lịch sử nhân loại ghi nhận Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới

A. chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. chế tạo thành công tên lửa hạt nhân.

C. đưa con người thám hiểm Mặt trăng.

D. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Đáp án: D

Giải thích: Năm 1957 lịch sử nhân loại ghi nhận Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo (SGK Lịch Sử 12, tr 11).

Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu thực hiện từ năm 1945-1949 ?

A. Tiến hành cải cách ruộng đất.

B. Xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.

C. Ban hành các quyền tự do dân sinh dân chủ.

D. Củng cố quyền lợi cho giai cấp tư sản.

Đáp án: D

Giải thích: Chính sách nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu thực hiện từ năm 1945-1949 là tiến hành cải cách ruộng đất; xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ; ban hành các quyền tự do dân sinh dân chủ. SGK Lịch Sử 12, tr 12.

Câu 18. Mục tiêu của Hội đồng tương trợ kinh tế SEV là gì ?

A. Tăng cường hợp tác và thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế kĩ thuật các nước.

B. Tăng cường hợp tác và thúc đẩy sự tiến bộ về quân sự ở các nước.

C. Duy trì hòa bình an ninh ở khu vực các nước XHCN.

D. Tăng cường sức mạnh để chống lại Mĩ và các nước TBCN.

Đáp án: A

Giải thích: Mục tiêu của Hội đồng tương trợ kinh tế SEV là tăng cường hợp tác và thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế kĩ thuật các nước, thu hẹp sự chênh lệnh về trình độ phát triển giữa các nước thành viên. SGK Lịch Sử 12, tr13.

Câu 19. Vai trò của tổ chức hiệp ước Vác-sava là gì ?

A. Hợp tác, giúp đỡ các nước trên thế giới

B. Tương trợ, giúp đỡ những nước theo chế độ XHCN.

C. Giữ gìn hòa bình an ninh ở châu Âu và thế giới.

D. là tổ chức phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN.

Đáp án: C

Giải thích: Tổ chức hiệp ước Vác-sava có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình an ninh ở châu Âu và thế giới. SGK Lịch Sử 12, tr14.

Câu 20. Những sai lầm trong đường lối cải tổ đất nước đã tác động như thế nào đến chính trị ở Liên Xô ?

A. Thu nhập quốc dân bị giảm sút, kinh tế khủng hoảng.

B. Sự bất bình trong dân dẫn đến mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.

C. Làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Nhà nước và Đảng Cộng sản Liên Xô.

D. Nền kinh tế thị trường hỗn loạn, thiếu sự điều tiết của nhà nước.

Đáp án: C

Giải thích: Những sai lầm trong đường lối cải tổ đất nước đã làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Nhà nước và Đảng Cộng sản Liên Xô (SGK Lịch Sử 12, tr15)

Câu 21. Sự kiện nào dưới đây đã chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô?

A. Tháng 8/1991 diễn ra cuộc chính biến lật đổ Goocbachốp.

B. Đình chỉ hoạt động của Đảng cộng sản Liên Xô.

C. Ngày 21/12/1991 lãnh đạo 11 nước tuyên bố tách khỏi Liên Xô.

D. Ngày 25/12/1991 Goocbachốp từ chức, lá cờ búa liềm ở Kremli bị hạ xuống.

Đáp án: D

Giải thích: Sự kiện ngày 25/12/1991 Goocbachốp từ chức Tổng thống, lá cờ búa liềm ở Kremli bị hạ xuống đã chấm dứt xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại (SGK Lịch Sử 12, tr15)

Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và tan rã ở các nước Đông Âu những năm 70-80 TK XX?

A. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng dầu mỏ.

B. Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

C. Công cuộc cải tổ gặp nhiều sai lầm và sự bế tắc của Liên Xô.

D. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Đáp án: B

Giải thích:

- Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và tan rã ở các nước Đông Âu những năm 70-80 TK XX:

+ Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng dầu mỏ.

+ Công cuộc cải tổ gặp nhiều sai lầm và sự bế tắc của Liên Xô.

+ Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Câu 23. Liên Bang Nga gặp phải thách thức gì trong quá trình phát triển đất nước giai đoạn 1991-2000?

A. Các cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ.

B. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

C. Sự tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc.

D. Bị cấm vận và không nhận được sự giúp đỡ từ các nước.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr17.

Câu 24. Điểm giống nhau cơ bản trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và cuộc cải cách mở cửa ở TQ là

A. Thực hiện đa nguyên đa đảng để cùng lãnh đạo đất nước.

B. Thực hiện đổi mới đồng bộ và toàn diện về kinh tế, xã hội.

C. Chú trọng đổi mới chính trị và xã hội.

D. Tiến hành khi đất nước khủng hoảng.

Đáp án: D

Giải thích:

- Liên Xô thực hiện cuộc cải tổ khi đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng do tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.

- Trung Quốc thực hiện cuộc cải cách khi một phần tác động bởi cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và những sai lầm khi thực hiện đường lối Ba ngọn cờ hồng làm cho đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

Câu hỏi vận dụng

Câu 25. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay là

A. đối tác chiến lược toàn diện.

B. quan hệ song phương.

C. hỗ trợ phát triển kinh tế.

D. hỗ trợ phát triển quân sự.

Đáp án: A

Giải thích: Nga và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ ngoại giao lên Đối tác Chiến lược năm 2001, và tiếp tục nâng cấp trở thành “Đối tác Chiến lược toàn diện” - khuôn khổ quan hệ cao nhất của Việt Nam - vào năm 2012, đánh dấu bước phát triển mới vượt bậc trong quan hệ giữa hai nước.

Câu 26. Bài học kinh nghiệm mà Việt Nam rút ra được từ sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và Đông Âu là gì?

A. Kiên định con đường XHCN.

B. Nhà nước nắm toàn bộ nền kinh tế.

C. Thừa nhận chế độ đa nguyên đa đảng.

D. Cải cách kinh tế và chính trị triệt để.

Đáp án: A

Giải thích: Bài học kinh nghiệm mà Việt Nam rút ra được từ sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và Đông Âu là phải kiên định con đường XHCN, CN Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

Câu 27. Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã có tác động như thế nào đến tình hình thế giới?

A. Đưa đến sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.

B. Chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang trên toàn cầu.

C. Mĩ vươn lên nắm quyền lãnh đạo thế giới, xác lập trật tự thế giới “một cực”.

D. Thúc đẩy sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.

Đáp án: A

Giải thích: Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã có tác động rất lớn đến tình hình thế giới : đưa đến sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta, mở ra xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm.

Câu 28. Sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu chứng tỏ điều gì?

A. Là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa đúng đắn, còn thiếu sót, hạn chế.

B. Chủ nghĩa xã hội thoái trào, không thể thực hiện trong hiện thực.

C. Đó là một tất yếu khách quan.

D. Học thuyết Mác đã trở nên lỗi thời.

Đáp án: A

Giải thích: Sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa chưa đúng đắn, còn nhiều thiếu sót và hạn chế.

Câu 29. Một trong những bài học mà Việt Nam có thể rút ra từ sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu để phát triển kinh tế hiện nay là?

A. Xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa linh hoạt.

B. Xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

C. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

D. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Đáp án: A

Giải thích: Một trong những bài học mà Việt Nam có thể rút ra từ sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu để phát triển kinh tế hiện nay là chúng ta phải xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa linh hoạt.

Câu 30. Nội dung nào dưới đây không phải là tác động tích cực đối với Nga khi thực hiện chính sách đa phương hóa trong đối ngoại ?

A. Địa vị nước Nga được nâng cao trên trường quốc tế.

B. Quan hệ đối ngoại của Nga được mở rộng.

C. Liên Bang Nga khôi phục và mở rộng quan hệ với các nước châu Á.

D. Liên Bang Nga vươn lên trở thành cường quốc về công nghiệp ở châu Âu.

Đáp án: D

Giải thích: Tác động tích cực đối với Nga khi thực hiện chính sách đa phương hóa trong đối ngoại: Địa vị nước Nga được nâng cao trên trường quốc tế; quan hệ đối ngoại của Nga được mở rộng; Liên Bang Nga khôi phục và mở rộng quan hệ với các nước châu Á.

Câu 31: Vị thổng thống vĩ đại nhất nước Nga là ai?

A. Boris Yeltsin

B. Vladimir Putin

C. Dmitry Medvedev

D. Lê-nin

Đáp án: B

Giải thích:-Vị tống thống vĩ đại nhất nước Nga là Vladimir Putin.Putin là nhà lãnh đạo Nga giành được sự ủng hộ lớn nhất của người dân kể từ sau sự tan rã của Liên Xô.Năm
2015, Putin đứng đầu trong danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới của
tạp chí Time

Câu 32: Ý này sau đây không phản ánh nguyên nhân đưa tới những thách thức
về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000?

A. Sự tranh chấp giữa các đảng phái.

B. Nhiều vụ xung đột sắc tộc nổ ra.

C. Phong trào li khai ở Trécxnia.

D. Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành.

Đáp án: D

Giải thích:-Về mặt đối nội, từ năm 1991 trở đi Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc
tộc, nổi bật là phong trào li khai ở vùng Trécxnia.
Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành không phải là nguyên nhân đưa tới những thách
thức lớn về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000

Câu 33: Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991
đến năm 2000 phản ánh xu thế nào của thế giới giai đoạn này?

A. Xu thế toàn cầu hóa

B. Xu thế đa dạng hóa quan hệ ngoại giao

C. Xu thế hướng về châu Á

D. Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm

Đáp án: A

Giải thích:-Từ năm 1994, Liên bang Nga bên cạnh chú trọng quan hệ với các nước phương Tây còn khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á. Điều này quy định
bởi tác động của xu thế toàn cầu hóa với bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ của
những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất
cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
=> Mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng được mở rộng, thắt chặt đã
khiến Nga cần điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với xu thế
chung của thế giới được hình thành từ những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 34: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên Bang Nga trở thành “quốc gia kế tục Liên
Xô”. Điều này đồng nghĩa với

A. Liên Bang Nga được kế thừa những thành tựu mà Liên Xô đã đạt được trong thời
kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. Liên Bang Nga cũng chính là quốc gia Liên bang Xô viết

C. Liên Bang Nga được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

D. Liên Bang Nga trở thành quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.

Đáp án: C

Giải thích:-Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga trở thành “quốc gia kế tục Liên Xô”. Điều này đồng nghĩa với việc Liên Bang Nga được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước
ngoài.

Câu 35: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính
sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng

A. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.

B. Nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

C. Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.

D. Xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.

Đáp án: B

Giải thích:- Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế

Câu 36: Năm 2014 đã diễn ra sự tranh chấp giữa Liên bang Nga với Ucraina ở
khu vực nào?

A. Xakhalin

B. Trécxnia

C. Krym

D. Viễn Đông

Đáp án: C

Giải thích:- Từ năm 1923- 1954 Krym nằm trong sự kiểm soát của Liên Xô. Đến năm 1954, Liên Xô đã chuyển nhượng quyền kiểm soát này cho Ucraina. Năm 2014, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chính trị ở Ucraina, người dân Krym đã biểu tình đòi độc lập
hoặc sáp nhập vào Nga. Sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16-3-2014, 95,5% người dân
đã đồng ý sáp nhập Krym vào lãnh thổ Liên bang Nga.

Câu 37: Tại sao sau khi các nước Cộng hòa ly khai khỏi Liên bang Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Xô Viết, nhưng trong cộng đồng SNG được thành lập sau đó Liên
bang Nga vẫn giữ vai trò lãnh đạo?

A. Do các quốc gia này muốn hỗ trợ nhau cùng phát triển

B. Do quan hệ gần gũi với Liên Xô trước đây

C.Do được nhận viện trợ tài chính từ Nga

D. Do sự lệ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga

Đáp án: D

Giải thích:- Nga là quốc gia có trữ lượng khí đốt đứng đầu thế giới với khoảng 50,4 nghìn tỷ m3 vượt xa Iran và Qatar. Do đó Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu. Nếu
không có lượng khí đốt này, các nước châu Âu sẽ khó có thể vượt qua được mùa
đông khắc nghiệt. Chính vì lẽ đó, sau khi các nước Cộng hòa ly khai khỏi Liên bang
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết nhưng trong cộng đồng SNG được thành lập sau
đó Liên bang Nga vẫn giữ vai trò lãnh đạo

Câu 38: Trong những năm cuối của thế kỉ XX, dưới thời Tổng thống nào, nước Nga đứng trước thách thức lớn về tình trạng không ổn định do tranh chấp giữa các đảng phái?

A. V.Putin

B. B. Enxin

C. D. Medvedev

D. V. Vorotnikov

Đáp án: B

Giải thích:-Trong những năm cuối của thế kỉ XX, dưới thời Tổng thống B. Enxin, nước Nga đứng trước thách thức lớn về tình trạng không ổn định do tranh chấp giữa các đảng phái.

Câu 39: Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã

A. đạt thế cân bằng về sức mạnh kinh tế so với Mĩ và các nước phương Tây.

B. đạt thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân so với Mĩ và các nước phương Tây.

C. đạt thế cân bằng sức mạnh về tài chính so với Mĩ và các nước phương Tây.

D. đạt thế cân bằng về chinh phục vũ trụ so với Mĩ và các nước phương Tây.

Đáp án: B

Giải thích:- Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã đạt thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân so với Mĩ và các nước phương Tây.

Câu 40: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhiên khiến chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

A. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học.

B. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới.

C. Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.

D. Không hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Đáp án: D

Giải thích:- Không hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới không phải là nguyên nhân khiến chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Các nước Đông Bắc Á có đáp án

Trắc nghiệm Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Nước Mĩ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Tây Âu có đáp án

Mục lục Giải Lịch Sử 12 Chương 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)

Trắc nghiệm Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) có đáp án

1 51,070 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: