TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 (có đáp án 2024): Các nước Đông Bắc Á

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3.

1 26,416 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 12 Các nước Đông Bắc Á

Bài giảng Lịch sử 12 Các nước Đông Bắc Á

Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Các quốc gia/ vùng lãnh thổ nào sau đây không nằm ở khu vực Đông Bắc Á?

A. Hồng Công, Đài Loan.

B. Triều Tiên, Hàn Quốc.

C. Thái Lan, Ấn Độ.

D. Nhật Bản, Trung Quốc.

Đáp án: C

Giải thích: Thái Lan là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, còn Ấn Độ nằm trong khu vực Nam Á.

Câu 2. Công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc được bắt đầu từ khi nào và người khởi xướng là ai?

A. Tháng 12/1978 – Đặng Tiểu Bình.

B. Tháng 9/1982 – Mao Trạch Đông.

C. Tháng 10/1987 – Đặng Tiểu Bình.

D. Tháng 12/1987 – Mao Trạch Đông.

Đáp án: A

Giải thích: Công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc được bắt đầu từ tháng 12/1978, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng.

Câu 3. Sự kiện nào sau đây thể hiện sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Nước CHND Trung Hoa ra đời và Triều Tiên bị chia cắt.

B. Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa và đạt nhiều thành tựu.

C. Nhật Bản vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

D. Sự ra đời của Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr19.

Câu 4. Ba “con rồng” kinh tế của khu vực Đông Bắc Á là

A. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.

B. Hàn Quốc, Hồng Công, Singapo.

C. Trung Quốc, Hồng Công, Nhật Bản.

D. Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr20.

Câu 5. Tháng 8/1948 ở phía Nam bán đảo Triều Tiên đã diễn ra sự kiện nào ?

A. Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời

B. Diễn ra cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam-Bắc.

C. Hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm được ký kết.

D. Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc được thành lập.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr19.

Câu 6. Khoảng những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ?

A. Trung Quốc.

B. Hàn Quốc.

C. Nhật Bản.

D. Đài Loan.

Đáp án: C

Giải thích: Khoảng những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (lưu ý: tới năm 2011, vị trí này thuộc về Trung Quốc)

Câu 7. Đứng đầu nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong những năm 1949 - 1976 là ai ?

A. Tưởng Giới Thạch

B. Đặng Tiểu Bình

C. Tập Cận Bình.

D. Mao Trạch Đông.

Đáp án: D

Giải thích: Đứng đầu nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong những năm 1949 - 1976 là Mao Trạch Đông (SGK Lịch Sử 12, tr21).

Câu 8. Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào vào những năm 90 của thế kỉ XX ?

A. Ma Cao, Hồng Kông.

B. Ma Cao, Đài Loan.

C. Hồng Kông, Mông Cổ.

D. Ma Cao, Tây Tạng.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr24.

Câu 9. Cuộc cải cách mở của ở Trung Quốc năm 1978 diễn ra trong bối cảnh

A. đất nước loạn lạc, chiến tranh.

B. đất nước khủng hoảng nặng nề.

C. đất nước bị chiến tranh tàn phá.

D. đất nước phát triển không cân đối.

Đáp án: B

Giải thích: Do tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ và hậu quả của việc thực hiện đường lối Ba ngọn cờ hồng và Đại cách mạng văn hóa vô sản đã làm cho Trung Quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề, đặt ra yêu cầu cần phải cải cách, mở cửa.SGK Lịch Sử 12, tr23.

Câu 10. Từ năm 1945-1949 ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa

A. Đảng Cộng Sản và Đảng dân chủ.

B. Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng hòa.

C. Đảng Cộng sản và Quốc Dân Đảng.

D. Đảng Cộng hòa và Đảng Cộng sản.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr20.

Câu 11. Trung Quốc thực hiện đường lối “ Ba ngọn cờ hồng” (1958) bao gồm

A. Đại nhảy vọt, Đại cách mạng văn hóa, Đường lối chung.

B. Đại nhảy vọt, Công xã nhân dân, Đường lối chung.

C. Công xã nhân dân, Đại cách mạng văn hóa, Đường lối chung.

D. Đại nhảy vọt, Đại cách mạng văn hóa, Công xã nhân dân.

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr22.

Câu 12. Sự kiện nào đã đưa Trung Quốc trở thành nước thứ ba trên thế giới (sau Nga, Mĩ) chinh phục được vũ trụ?

A. Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử.

B. Trung Quốc phóng thành công vệ tinh nhân tạo

C. Trung Quốc phóng thành công tàu Thần Châu 5,đưa con người bay vào vũ trụ

D. Trung Quốc chế tạo thành công tên lửa hạt nhân, vươn lên cùng Mĩ và Nga.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr24.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 13. Biểu hiện nào sau đây không đúng về sự tăng trưởng của nền kinh tế Đông Bắc Á nửa sau thế kỷ XX?

A. Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan trở thành ba “con rồng” kinh tế châu Á.

B. Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

C.Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

D. Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr20.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây phản ánh đúng nhất về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những năm 80 – 90 của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI?

A. Chậm nhưng ổn định.

B. Không có sự biến động.

C. Chậm và không ổn định.

D. Nhanh và cao nhất thế giới.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr20.

Câu 15: Kết quả quan trọng nhất của cuộc nội chiến Quốc – Cộng diễn ra ở Trung Quốc từ năm 1946 – 1949 là

A. Quốc dân đảng thất bại, Tưởng Giới Thạch phải chạy ra Đài Loan.

B. Đảng cộng sản Trung Quốc đã giành được ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

C. chấm dứt mâu thuẫn giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản.

D. dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Đáp án: D

Giải thích: Với sự ra đời của nhà nước CHND Trung Hoa thì cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử Trung Quốc. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. SGK Lịch Sử 12, tr21.

Câu 16: Ý nghĩa quốc tế to lớn của sự thành lập nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 1 – 10 – 1949 là

A. chấm dứt ách thống trị của đế quốc, phong kiến.

B. mở ra kỷ nguyên độc lập tự do, đi lên CNXH.

C. ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới.

D. xóa bỏ tàn dư phong kiến tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.

Đáp án: C

Giải thích: Ý nghĩa quốc tế to lớn của sự thành lập nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 1 – 10 – 1949 là ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới.

Câu 17: Nội dung cơ bản nhất trong chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc thực hiện từ năm 1978 đến nay là

A. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, đồng thời tiến hành cải cách và mở cửa.

B. tập trung xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

C. chú trọng cải cách hệ thống pháp luật nhằm thu hút đầu tư bên ngoài.

D. thực hiện mở cửa với bên ngoài trên mọi phương diện.

Đáp án: A

Giải thích: Nội dung cơ bản nhất trong chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc thực hiện từ năm 1978 đến nay là lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, đồng thời tiến hành cải cách và mở cửa.

Câu 18: Đánh giá nào sau đây không đúng về những thành tựu cải cách và mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay?

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

B. Vai trò và vị thế của Trung Quốc ngày càng cao trên trường quốc tế.

C. Biến Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế thế giới.

D. Trung Quốc trở thành cường quốc về công nghệ phần mềm.

Đáp án: D

Giải thích: Những thành tựu cải cách và mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay là Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; vai trò và vị thế của Trung Quốc ngày càng cao trên trường quốc tế; Trung Quốc vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế lớn của thế giới. SGK Lịch Sử 12, tr23.

Câu 19: Chính sách đối ngoại nào sau đây không phải là thành tựu của Trung Quốc trong công cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978 đến nay?

A. Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới.

B. Vai trò và địa vị quốc tế được nâng cao trên trường quốc tế.

C. Thu hồi chủ quyền đối với hai vùng lãnh thổ Hồng Công và Ma Cao.

D. Trung Quốc gây xung đột trong quan hệ với các nước Đông Nam Á.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr24.

Câu 20: Sự kiện nào thể hiện rõ nhất sự đối đầu của trật tự hai cực Ianta ở khu vực Đông Bắc Á?

A. Sự xuất hiện của hai nước CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc (1948).

B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản.

C. Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).

D. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa (1949).

Đáp án: A

Giải thích: Sự ra đời của hai nhà nước đối lập ở Triều Tiên đã thể hiện rõ sự đối đầu của trât tự hai cực Ianta. Trong đó phía Bắc Triều Tiên thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đi theo chế độ XHCN, chịu ảnh hưởng của Liên Xô thì ở phía Nam thành lập nhà nước Đại hàn dân quốc đi theo chế độ TBCN chịu ảnh hưởng của Mĩ. SGK Lịch Sử 12, tr19.

Câu 21. Đặc điểm chung về lịch sử của các nước Đông Bắc Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. đông dân và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

B. đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản).

C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

D. đã giành được độc lập, chủ quyền.

Đáp án: B

Giải thích: Đặc điểm chung về lịch sử của các nước Đông Bắc Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản).

Câu 22. Cơ cấu thu nhập theo khu vực kinh tế ở Trung Quốc thay đổi như thế nào sau khi thực hiện đường lối cải cách, mở cửa 1978?

A. Tỉ lệ ngành công nghiệp giảm; dịch vụ và nông nghiệp tăng.

B. Tỉ lệ ngành nông nghiệp tăng; công nghiệp và dich vụ giảm.

C. Tỉ lệ ngành nông nghiệp giảm; công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng.

D. Tỉ lệ ngành nông nghiệp, công nghiệp giảm; xây dựng và dịch vụ tăng.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr23.

Câu 23. Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc 1978 nhằm mục tiêu biến Trung Quốc trở thành

A. cường quốc công nghiệp lớn nhất thế giới.

B. quốc gia giàu mạnh và có thế lực về quân sự.

C. quốc gia có thế lực chính trị vững mạnh.

D. quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

Đáp án: D

Giải thích: Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc 1978 nhằm mục tiêu biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

Câu 24. Ý nào sau đây không phải là nội dung của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc năm 1978 ?

A. Thực hiện cuộc “ Đại cách mạng văn hóa vô sản”.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách-mở cửa.

C. Chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.

D. Hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Đáp án: A

Giải thích:

- Nội dung của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc năm 1978:

+ Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách-mở cửa.

+ Chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.

+ Hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Câu hỏi vận dụng

Câu 25. Điểm khác biệt cơ bản trong cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (1978) so với cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) là gì ?

A. Thực hiện khi đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng.

B. Duy trì cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp.

C. Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

D. Chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ.

Đáp án: C

Giải thích: Trong khi Trung Quốc vẫn giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tập trung phát triển kinh tế làm trọng tâm thì ở Liên Xô lại thực hiện đa nguyên đa đảng dẫn đến sự suy giảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, rời xa nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin.

Câu 26. Điểm giống nhau trong cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (1978), cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) và công cuộc đổi mới ở Việt Nam (1986) là

A. Kiên định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

B. Thực hiện cải cách, mở cửa nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

C. Thừa nhận sự lãnh đạo của nhiều đảng phái đối lập.

D. Tiến hành khi đất nước lâm vào khủng hoảng nặng nề.

Đáp án: D

Giải thích:

- Liên Xô thực hiện cuộc cải tổ khi đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng do tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.

- Trung Quốc thực hiện cuộc cải cách khi một phần tác động bởi cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và những sai lầm khi thực hiện đường lối Ba ngọn cờ hồng làm cho đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

- Việt Nam thực hiện đổi mới năm 1986 khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, khó khăn về kinh tế xã hội.

Câu 27. Nội dung nào trong đường lối cải cách - mở cửa của Trung Quốc (1978) phản ánh về “ Trung Quốc thay đổi để hòa nhập chứ không hòa tan” ?

A. Xây dựng quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách-mở cửa.

C. Chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.

D. Hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Đáp án: D

Giải thích: “Trung Quốc thay đổi để hòa nhập chứ không hòa tan” thể hiện ở nội dung là Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa đất nước nhưng vẫn chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Câu 28. Nội dung nào dưới đây thể hiện nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỉ XX ?

A. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ.

B. Bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô.

C. Tham gia phong trào không liên kết.

D. Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với nhiều nước.

Đáp án: D

Giải thích: Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỉ XX là: mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với nhiều nước.

Câu 29. Biến đổi đầu tiên có tính chất là bước ngoặt trong lịch sử Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa.

B. Thực hiện thành công đường lối “ Ba ngọn cờ hồng”

C. Thực hiện thắng lợi đường lối cải cách mở cửa.

D. Thu hồi chủ quyền đối với Ma Cao và Hồng Kông.

Đáp án: A

Giải thích:

Sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

SGK Lịch Sử 12, tr21.

Câu 30. Nội dung nào dưới đây phản ánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong năm 1972 gây bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam

A. Gây xung đột biên giới với Liên Xô và Ấn Độ.

B. Gây xung đột biên giới Ấn Độ và Việt Nam.

C. Bắt tay, quan hệ hòa dịu với Mĩ.

D. Ủng hộ Mĩ xâm lược Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr23.

Câu 31: Tại sao Chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng quan hệ hai miền Triều Tiên hiện nay vẫn tiếp tục trong tình trạng căng thẳng?

A. Do sự chia rẽ của các thế lực thù đich đặc biệt là Mĩ và các nước phương Tây.

B. Do sự đối lập về hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa với Xã hội chủ nghĩa.

C. Do nhân dân hai miền không muốn hòa hợp do điều kiện chính trị khác nhau.

D. Do vấn đề phát triển công nghiệp quân sự- công nghiệp hạt nhân của Triều Tiên

Đáp án: D

Giải thích:- Mặc dù chiến tranh lạnh đã chấm dứt từ năm 1989 nhưng quan hệ hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng căng thẳng do Triều Tiên chủ trương phát triển công nghiệp
quân sự, đặc biệt là vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Điều này đã khiến cho Hàn
Quốc rất quan ngại và liên tục có những hành động đáp trả.

Câu 32: Những sự kiện thể hiện sự biến đổi lớn về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Trung Quốc thu hồi được Hồng Công

B. Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ

C. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa và sự thành lập hai nhà nước trên bán đảo
Triều Tiên

D. Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên

Đáp án: C

Giải thích:- Từ sau năm 1945, tình hình khu vực Đông Bắc Á có nhiều thay đổi về chính trị:
- Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa (10/1949).

- Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản, trong bối cảnh của chiến tranh lạnh,
bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38.
+ Tháng 8-1948, ở phía Nam bán đảo Triều Tiên, Nhà nước Đại hàn Dân quốc (Hàn
Quốc) được thành lập.
+ Tháng 9-1948, ở phía Bắc nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra
đời.

Câu 32: Đặc điểm chung của khu vực Đông Bắc Á nửa sau thế kỉ XX là

A. Các quốc gia đều tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít giành độc
lập dân tộc

B. Trừ Nhật Bản, các quốc gia còn lại trong khu vực đều trong tình trạng kém phát
triển

C. Các quốc gia đều nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục, xây dựng, phát
triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ

D. Hầu hết các quốc gia giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân

Đáp án: C

Giải thích:-Trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thưc dân nô dịch. Sau chiến tranh, họ đã lần lượt giành được
độc lập, nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và đạt được
nhiều thành tựu rực rỡ. Trong 4 “con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có 3 (Hàn
Quốc, Hồng Công, Đài Loan); Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới;
kinh tế trung quốc trong những năm 80-90 của thế kỉ XX đạt tốc độ tăng trưởng
nhanh và cao nhất thế giới.

Câu 33: Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á trong 10 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới?

A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

B. Hàn Quốc trở thành “con rồng kinh tế” nổi bật nhất của khu vực Đông Bắc Á

C. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan trở thành “con rồng kinh tế” của châu Á.

D. Nhật Bản phát triển thần kỳ, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Đáp án: A

Giải thích:-Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông. Trung Quốc xây dựng đất nước theo con đường xã hội
chủ nghĩa. Trong khi đó, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô với Mĩ đang là
hai cực của trật tự hai cực Ianta đại diện cho hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ
nghĩa. Nếu có một quốc gia lớn đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa hay Xã hội chủ
nghĩa sẽ làm thay đổi cục diện thế giới. Trung Quốc xây dựng đất nước theo chế độ
Xã hội chủ nghĩa đã tăng sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội
mở rộng từ châu Âu sang châu Á.
=> Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa đã làm cho bản đồ địa – chính trị thế giới thay đổi

Câu 34: Hiện nay, Trung Quốc và Nhật Bản đang có tranh chấp biên giới ở khu vực nào?

A. Ryukyu (Lưu Cầu)

B. Senkaku (Điếu Ngư)

C. Quanzhou (Tuyền Châu)

D. Okinawa

Đáp án: B

Giải thích:- Senkaku (Điếu Ngư) là một quần đảo nằm giữa biển Hoa Đông. Đây là một quần đảo không có người ở và được Nhật Bản phát hiện vào năm 1884. Đến năm 1895,
nó đã được sáp nhập vào lãnh thổ Nhật Bản. Tuy nhiên, năm 2013, Trung Quốc đã
đưa ra bản đồ từ năm 1403, khẳng định Điếu Ngư là một phần lãnh thổ của họ từ xa
xưa. Từ đó, giữa Nhật Bản và Trung Quốc nổi lên sự tranh chấp xung quanh vấn đề
này.

Câu 35: Nhận xét nào dưới đây về khu vực Đông Bắc Á nửa sau thế kỉ XX là đúng?

A. Là khu vực có kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, nhưng đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện.

B. Các quốc gia đều có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.

C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

D. Các quốc gia đều nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục, xây dựng, phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

Đáp án: D

Giải thích:-Trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. Sau chiến tranh, họ đã lần lượt giành được độc lập, nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Trong 4 “con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có 3 (Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan); Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; kinh tế Trung Quốc trong những năm 80-90 của thế kỉ XX đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.

Câu 36: Ý nào dưới đây không phải đường lối đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1978?

A. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Inđônêxia,…

B. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.

C. Ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.

D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích:- Từ năm 1978, chính sách đối ngoại của Trung Quốc có nhiều thay đổi. Năm 1979, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Inđônêxia,… Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam đến thời kì này đã kết thúc

Câu 37: Sự kiện tháng 2-1972, Tổng thống Mĩ R. Níchxơn sang thăm Trung Quốc có tác động như thế nào đến cuối kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?

A. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam bị cô lập với phong trào cách mạng thế giới

B. Hạn chế sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa cho cuộc kháng chiến của Việt Nam

C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam có cơ hội giải quyết theo con đường hòa bình

D. Việt Nam trở thành con bài để các nước lớn thương lượng với nhau

Đáp án: B

Giải thích:- Tháng 12-1972, Tổng thống Mĩ Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hòa dịu giữa hai nước. Đây thực chất là một thủ đoạn ngoại giao mà Mĩ sử dụng nhằm khai thác mâu thuẫn Trung- Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc nhằm hạn chế sự viện trợ của các nước này cho Việt Nam. Chính sách này thực hiện nhằm gây khó khăn và cô lập cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.

Câu 38: Đâu không phải lý do tại sao cho đến nay Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

A. Do Quốc dân Đảng vẫn nắm quyền kiểm soát khu vực này sau cuộc nội chiến 1946 - 1949

B. Do nhân dân Đài Loan không muốn chịu sự kiểm soát của CHND Trung Hoa

C. Do sự chia rẽ của các thế lực thù địch

D. Do đường lối “một đất nước hai chế độ” nhà nước CHND Trung Hoa muốn thực hiện

Đáp án: C

Giải thích:- Năm 1949, chính quyền của Quốc dân Đảng bị thất bại, phải chạy ra Đài Loan, xây dựng khu vực này thành một vùng độc lập với Trung Quốc đại lục. Đến nay, Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cùng với đó, nhân dân Đài Loan không muốn chịu sự kiểm soát của CHND Trung Hoa và đường lối “một đất nước hai chế độ” mà nhà nước CHND Trung Hoa muốn thực hiện. Đây là những lí do khiến cho đến nay Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Câu 39: Nguyên nhân chủ quan cơ bản tạo nên nền kinh tế năng động của “con rồng” kinh tế Đài Loan là gì?

A. Chính quyền Đài Loan tiến hành những cải cách tiến bộ.

B. Giáo dục và khoa học - kĩ thuật được coi trọng.

C. Nhận được sự trợ giúp của CHND Trung Hoa.

D. Dựa vào nguồn viện trợ tài chính từ Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích:- Bước sang những thập niên cuối của thế kỉ XX, Đài Loan có nền kinh tế phát triển năng động, và được coi là một trong những “con rồng” ở Đông Á với mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 8,5%/năm. Nguyên nhân chủ quan, cơ bản nhất thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Đài Loan chính là giáo dục và khoa học - kĩ thuật rất được coi trọng.

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Nước Mĩ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Tây Âu có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Nhật Bản có đáp án

1 26,416 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: