TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 14 (có đáp án 2024): Phong trào cách mạng 1930-1935
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 14.
Trắc nghiệm Lịch sử 12 Phong trào cách mạng 1930-1935
Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Lực lượng chính của cách mạng Việt Nam được xác định trong Luận cương chính trị (10-1930) là
A. công nhân và nông dân.
B. toàn thể nhân dân.
C. nông dân và tiểu tư sản.
D. nông dân và tư sản dân tộc.
Đáp án: A
Giải thích: Lực lượng chính của cách mạng Việt Nam được xác định trong Luận cương chính trị (10-1930) là công nhân và nông dân (SGK Lịch sử 12, tr95).
Câu 2. Kẻ thù chủ yếu của xã hội Việt Nam trong thời kì 1930-1931 là
A. đế quốc và phong kiến.
B. thực dân Pháp.
C. địa chủ phong kiến.
D. địa chủ phong kiến, tư sản.
Đáp án: A
Giải thích: Phong trào 1930-1931 đấu tranh nêu cao khẩu hiệu “ Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”…SGK Lịch sử 12, tr91.
Câu 3. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển mạnh nhất là ở đâu?
A. Nghệ An và Hà Tĩnh.
B. Thanh Hóa và Nghệ An.
C. Hà Tĩnh và Quảng Bình.
D. Nam Định và Hải Dương.
Đáp án: A
Giải thích: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển mạnh nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh (SGK Lịch sử 12, tr92).
Câu 4. Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến” của nhân dân Việt Nam phong trào cách mạng 1930 - 1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về
A. xã hội.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D. kinh tế.
Đáp án: C
Giải thích: Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến” của nhân dân Việt Nam phong trào cách mạng 1930 - 1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về chính trị.
Câu 5. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) đã cử ai làm Tổng bí thư?
A. Lê Hồng Phong.
B. Ngô Gia Tự.
C. Trần Phú
D. Nguyễn Văn Cừ.
Đáp án: C
Giải thích: Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) đã cử Trần Phú làm Tổng bí thư (SGK Lịch sử 12, tr94).
Câu 6. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Luận cương chính trị tháng 10/1930 do Trần Phú soạn thảo là
A. đánh đổ thực dân, giải phóng dân tộc.
B. đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến tay sai.
C. đánh đổ đế quốc và tay sai.
D. đánh đổ phong kiến và đế quốc.
Đáp án: D
Giải thích: Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Luận cương chính trị tháng 10/1930 do Trần Phú soạn thảo là đánh đổ phong kiến và đế quốc (SGK Lịch sử 12, tr95)
Câu 7. Phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) phát triển tới đỉnh cao vào thời gian nào?
A. Tháng 8/1930.
B. Tháng 9/1930.
C. Tháng 2 - 4/1930.
D. Tháng 5/1930.
Đáp án: B
Giải thích: Phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) phát triển tới đỉnh cao vào tháng 9/1930 (SGK Lịch sử 12, tr92).
Câu 8. Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?
A. Tháng 12 năm 1930.
B. Tháng 5 năm 1930.
C. Tháng 3 năm 1930.
D. Tháng 10 năm 1930.
Đáp án: D
Giải thích: Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 10/1930 (SGK Lịch sử 12, tr94)
Câu 9. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức vào tháng 10 - 1930 tại
A. Quảng Châu (Trung Quốc).
B. Hương Cảng (Trung Quốc).
C. Xiêm (Thái Lan).
D. Pắc Bó (Cao Bằng)
Đáp án: B
Giải thích: Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức vào tháng 10 - 1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) - SGK Lịch sử 12, tr94
Câu 10: Trong giai đoạn 1930 - 1931, phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất ở Nghệ - Tĩnh là
A. công nhân Vinh - Bến Thủy.
B. nông dân huyện Hưng Nguyên.
C. nông dân huyện Thanh Chương.
D. nông dân huyện Đức Thọ.
Đáp án: B
Giải thích: Trong giai đoạn 1930 - 1931, phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất ở Nghệ - Tĩnh là nông dân huyện Hưng Nguyên (SGK Lịch sử 12, tr92).
Câu 11. Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là ai?
A. Trần Phú.
B. Nguyễn Văn Cừ.
C. Lê Hồng Phong.
D.Trường Chinh.
Đáp án: A
Giải thích: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là Trần Phú (SGK Lịch sử 12, tr94).
Câu 12. Hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng” được thể hiện rõ nét nhất trong thời kỳ cách mạng nào?
A. Thời kỳ 1930 - 1931.
B. Thời kỳ 1932 - 1935.
C. Thời kỳ 1936 - 1939.
D. Thời kỳ 1939-1945.
Đáp án: A
Giải thích: Sau khi chính quyền thực dân phong kiến tan ra, các cấp ủy Đảng chủ trương thành lập các Xô Viết do dân làm chủ, thực hiện chính sách chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, xóa nợ cho người nghèo. SGK Lịch sử 12, tr93,94.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 13. Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là
A. chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.
B. tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
C. hình thành khối liên minh công nông binh cho cách mạng Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam được công nhận là một phân bố độc lập.
Đáp án: A
Giải thích: Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.
Câu 14: Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1/5/1930.
B. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định.
C. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thủy.
D. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Đáp án: D
Giải thích: Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được đánh dấu bằng sự kiện: sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Câu 15. Giai cấp, tầng lớp nào giữ vai trò động lực của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
A. Công nhân và trí thức.
B. Công nhân và tiểu tư sản.
C. Công nhân, nông dân và trí thức.
D. Công nhân và nông dân.
Đáp án: D
Giải thích: Công nhân và nông dân giữ vai trò động lực của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam
Câu 16. Nghệ An, Hà Tĩnh là nơi phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất vì
A. là nơi có truyền thống anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
B. là nơi thực dân Pháp không bố trí lực lượng quân đồn trú.
C. là nơi tập trung đông đảo giai cấp công nhân.
D. là nơi thành lập chính quyền Xô viết sớm nhất.
Đáp án: A
Giải thích: Nghệ An, Hà Tĩnh là là nơi có truyền thống anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm, có chi bộ cộng sản hoạt động mạnh và Pháp tăng cường các chính sách bóc lột nặng nền đối với nhân dân cho nên phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất vì
Câu 17. Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định
A. quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.
B. nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
C. vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản.
D. phương pháp, hình thức đấu tranh cách mạng.
Đáp án: B
Giải thích: Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
Câu 18. Nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt nhất trong phong trào cách mạng 1930-1931 là
A. Hà Nội.
B. Nghệ - Tĩnh.
C. Huế.
D. Sài Gòn.
Đáp án: B
Giải thích: Nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt nhất trong phong trào cách mạng 1930-1931 là Nghệ An và Hà Tĩnh (SGK Lịch sử 12, tr92).
Câu 19. Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh thực hiện một trong những chức năng của chính quyền là
A. quản lý đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.
B. lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chính trị.
C. tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.
D. chuẩn bị tiến tới thành lập chính quyền ở Trung ương.
Đáp án: A
Giải thích: Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh thực hiện một trong những chức năng của chính quyền là quản lý đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.
Câu 20: Ý nghĩa nào sau đây không phải của phong trào cách mạng 1930 - 1931?
A. Là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
B. Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
C. Từ phong trào khối liên minh công - nông được hình thành.
D. Là cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Đáp án: D
Giải thích: - Cuộc tập dượt lần thứ hai của Đảng và nhân dân Việt Nam cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám là cuộc vận động dân chủ (1936 - 1939).
Câu 21. Nguyên nhân khách quan dẫn đến bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là do
A. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
B. mâu thuẫn dân tộc sâu sắc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo đấu tranh.
D. đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam khổ cực, bần cùng.
Đáp án: A
Giải thích: Nguyên nhân khách quan dẫn đến bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 (SGK Lịch sử 12, tr90).
Câu 22: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là
A. nông dân.
B. công nhân.
C. tư sản dân tộc.
D. tiểu tư sản trí thức.
Đáp án: B
Giải thích: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là công nhân.
Câu 23: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là
A. lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.
B. lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
C. đánh đổ đế quốc và phong kiến phản động.
D. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
Đáp án: D
Giải thích: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
Câu 24. Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp là do
A. đánh giá chưa đúng khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc.
B. chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương thuộc địa.
C. chưa xác định được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Đông Dương thuộc địa.
D. chịu sự chi phối của tư tưởng hữu khuynh từ các đảng cộng sản trên thế giới.
Đáp án: B
Giải thích: Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp là do chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương thuộc địa.
Câu hỏi vận dụng
Câu 25. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là
A. địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp đối với nông dân.
B. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng.
D. thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng.
Câu 26. Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 vì
A. đã hoàn thành mục tiêu đề ra trong Luận cương chính trị tháng 10/1930.
B. đây là mốc đánh dấu sự tan rã của bộ máy chính quyền thực dân và tay sai.
C. đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội.
D. đây là hình thức chính quyền nhà nước giống các Xô viết ở nước Nga.
Đáp án: C
Giải thích: Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 vì đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội.
Câu 27. Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 được biểu hiện ở chỗ
A. diễn ra trên quy mô rộng lớn chưa từng thấy.
B. hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
C. lần đầu tiên có sự lãnh đạo của một chính đảng.
D. không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp.
Đáp án: D
Giải thích: Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 được biểu hiện ở chỗ không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp.
Câu 28. So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Luận cương chính trị (10 - 1930) không có sự khác biệt về
A. lực lượng cách mạng.
B. phạm vi, quy mô.
C. mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc - dân chủ.
D. phương hướng chiến lược của cách mạng.
Đáp án: D
Giải thích: So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Luận cương chính trị (10 - 1930) không có sự khác biệt về phương hướng chiến lược của cách mạng (tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng; sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa).
Câu 29. Phong trào cách mạng ở Việt Nam trong những năm 1930 - 1931 để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.
B. Kết hợp các hình thức đấu tranh bí mật, công khai và hợp pháp.
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một hình thức mặt trận riêng.
Đáp án: A
Giải thích: Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền là bài học kinh nghiệm từ phong trào cách mạng 1930 - 1931 để lại cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 30. Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là
A. chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.
B. tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
C. hình thành khối liên minh công nông binh cho cách mạng Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam được công nhận là một phân bố độc lập.
Đáp án: A
Giải thích: Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.
Câu 31: Luận cương chính trị (10/1930) có điểm gì khác biệt so với Cương lĩnh chính trị (2/1930) của Đảng?
A. Luận cương xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nặng về đấu tranh đòi dân sinh dân chủ.
B. Luận cương không xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nặng về đấu tranh đòi độc lập dân tộc.
C. Luận cương không xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
D. Luận cương xác định nhiệm vụ đấu tranh dân tộc là hàng đầu, nhưng không để ra được sách lược liên minh giai cấp, đoàn kết dân tộc.
Đáp án: C
Giải thích:- So với Cương lĩnh chính trị (2/1930) của Đảng, Luận cương chính trị (10/1930) không xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
Câu 32: Luận cương chính trị tháng 10/1930 và Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 có điểm gì tương đồng?
A. Khẳng định công nhân và tư sản dân tộc là lực lượng cơ bản của cách mạng.
B. Xác định cách mạng Đông Dương có mối liên hệ mật thiết với cách mạng thế giới.
C. Xác định phản đế và phản phong kiến là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
D. Xác định liên minh công – nông là lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Đáp án: C
Giải thích:- Luận cương chính trị tháng 10/1930 và Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 đều xác định phản đế và phản phong kiến là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
Câu 33: Nội dung nào phản ánh đúng tình hình của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1931 – 1932?
A. Hoạt động của Đảng hoàn toàn bị tế liệt.
B. Toàn bộ Đảng viên thuộc Xứ uỷ Trung Kì đều bị bắt.
C. Toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương đảng đều bị bắt.
D. Hầu hết các uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Xứ uỷ ba Kì đều bị bắt.
Đáp án: D
Giải thích:- Trong những năm 1931 – 1932, hầu hết các uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Xứ uỷ ba Kì của Đảng Cộng sản Đông Dương đều bị bắt.
Câu 34: Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được thể hiện như thế nào?
A. Phong trào thực hiện sự liên minh công - nông vững chắc.
B. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam.
C. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.
D. Sử dụng hình thức vũ trang và giành được chính quyền ở một số địa phương trong một thời gian.
Đáp án: D
Giải thích:- Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được thể hiện ở chỗ sử dụng hình thức vũ trang và giành được chính quyền ở một số địa phương trong một thời gian.
Câu 35: Chính sách nào sau đây của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh không được thực hiện
trong thời gian tồn tại?
A. Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể, tự do hội họp
B. Chia lại ruộng công, xóa nợ cho người nghèo
C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân
D. Tiến hành bầu cử chính quyền các cấp
Đáp án: D
Giải thích:-Trong thời gian tồn tại, chính quyền Xô viết Nghệ- Tĩnh đã thi hành nhiều chính sách để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, điều hành mọi mặt đời sống xã hội:
+ Về chính trị: quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
+ Về kinh tế: thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
+ Về văn hóa- xã hội: chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc…bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.
Câu 36: Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh là không đúng?
A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào quần chúng nhân dân trong cả nước
B. Đây là hình thức nhà nước mới do giai cấp công nhân sáng lập ra
C. Đã chứng tỏ bản chất cách mạng và tính ưu việt của chính quyền mới
D. Đây thực sự là chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân
Đáp án: B
Giải thích:- Xô Viết Nghệ - Tĩnh không phải là hình thức nhà nước mới do giai cấp công nhân sáng lập. Sự phát triển của phong trào đấu tranh đã làm hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng ra làm chủ vận mệnh của mình, tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng chính quyền cách mạng theo hình thức Xô viết. Tức là thành phần chủ yếu của Xô viết là nông dân
Câu 37: Đâu không phải là hạn chế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh mà Đảng Cộng sản
cần khắc phục trong các thời kì đấu tranh sau?
A. Thời gian tồn tại ngắn
B. Các chính sách chưa nhiều
C. Quy mô chỉ ở cấp xã
D. Chưa đưa ra chính sách tích cực
Đáp án: D
Giải thích:-Mặc dù là một mô hình chính quyền của dân, do dân và vì dân nhưng chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh cũng có những hạn chế mà Đảng cần khắc phục trong các thời kì đấu tranh sau như: chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (3-4 tháng), quy mô mới chỉ ở cấp xã, các chính sách chưa nhiều…
Đáp án D: không phải là hạn chế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh, bởi trong quá trình tồn tại chính quyền này đã cố gắng đem lại quyền làm chủ thực sự cho nhân dân bằng những chính sách tích cực trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.
Câu 38: Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?
A. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình
C. Chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, đòi độc lập cho dân tộc
D. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình
Đáp án: A
Giải thích:- Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. Bên cạnh đó còn kết hợp thêm mục tiêu trước mắt, đòi cải thiện đời sống như công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu thuế…
Câu 39: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931 ở Việt Nam?
A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933
B. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
C. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
D. Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
Đáp án: C
Giải thích:- Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931. Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân. Đầu năm 1930 sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo, chính quyền thực dân tăng cường các hoạt động khủng bố những người Việt Nam yêu nước. Tình hình kinh tế - xã hội trên đã khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt.
Câu 40: Nguyên nhân nào sau đây đóng vai trò quyết định nhất dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931?
A. Sự cổ vũ của phong trào cách mạng thế giới
B. Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
C. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
D. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
Đáp án: B
Giải thích:- Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp đều diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ khi có đảng cộng sản, phong trào 1930 – 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất nước giai đoạn này, đảng đã phát động phong trào 1930 – 1931 diễn sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô rộng lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
=> Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án