TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 23 (có đáp án 2024): Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 23.

1 39868 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 12 Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

Câu 1: Trước tình hình so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam

A. trong năm 1973 và 1974

B. trong năm 1974 và 1975

C. trong năm 1975 và 1976

D. trong năm 1976 và 1977.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr192.

Câu 2: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ta từ

A. ngày 4/3/1975 – 30/4/1975

B. ngày 4/3/1975 – 2/5/1975

C. ngày 26/4/1975 – 30/4/1975

D. ngày 26/4/1975 – 2/5/1975

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr192.

Câu 3: Thắng lợi then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên từ ngày 4/3 đến 24/3/1975 là thắng lợi ở

A. Plâyku.

B. Kon Tum.

C. Buôn Ma Thuột.

D. Bảo Lộc.

Đáp án: C

Giải thích: Thắng lợi then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên từ ngày 4/3 đến 24/3/1975 là thắng lợi ở Buôn Ma Thuột (SGK Lịch Sử 12, tr193).

Câu 4: Ai là người đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975?

A. Hoàng Đăng Vinh.

B. Bùi Quang Thận.

C. Nguyễn Văn Tập.

D. Đăng Toàn.

Đáp án: B

Giải thích: Bùi Quang Thận (1948-2012) là người lính đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Câu 5: Xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc lập trưa 30/4/1975 là

A. xe tăng T54B số hiệu 843.

B. xe tăng T59 số hiệu 843.

C. xe tăng T59 số hiệu 390.

D. xe tăng T56 số hiệu 844.

Đáp án: C

Giải thích: Trưa ngày 30/4/1945, xe tăng T59 số hiệu 390 do đại úy Vũ Đăng Toàn điều khiển là chiếc xe đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, theo sau là chiếc xe tăng T54B số hiệu 843, mở đường cho quân giải phóng vào bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các.

Câu 6: Xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập hiện được lưu giữ ở đâu?

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 23 có đáp án - Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) (ảnh 1)

A. Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam

B. Bảo tàng Tăng Thiết Giáp.

C. Bảo tàng không quân Việt Nam.

D. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Đáp án: B

Giải thích: Hai chiếc xe tăng T59 số hiệu 390 và T54B số hiệu 843 đều được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2012. Hiện xe tăng 390 được trưng bày tại Bảo tàng Tăng Thiết Giáp (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), còn xe tăng 843 được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (28B Điện Biên Phủ).

Câu 7: Bài hát nào vang lên ngay sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh?

A. Tiến về Sài Gòn.

B. Nối vòng tay lớn.

C. Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.

D. Tiến quân ca.

Đáp án: B

Giải thích: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Ông lên và hát bài "Nối vòng tay lớn" - bài hát kêu gọi và nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968.

Câu 8: Chiến thắng tiêu biểu của ta trong các hoạt động quân sự ở vùng Đông Nam Bộ cuối năm 1974 – đầu 1975 là

A. Chiến thắng đường 9 – Nam Lào.

B. Chiến thắng Phước Long.

C. Chiến thắng Bình Giã.

D. Chiến thắng Đồng Xoài.

Đáp án: B

Giải thích: Chiến thắng tiêu biểu của ta trong các hoạt động quân sự ở vùng Đông Nam Bộ cuối năm 1974 – đầu 1975 là Chiến thắng Phước Long (SGK Lịch Sử 12, tr191).

Câu 9. Trận mở màn then chốt cho chiến dịch Tây Nguyên là

A. Kontum.

B. Plâyku

C. Gia Lai.

D. Buôn Ma Thuột.

Đáp án: D

Giải thích: Trận mở màn then chốt cho chiến dịch Tây Nguyên là Buôn Ma Thuột (SGK Lịch Sử 12, tr193).

Câu 10. Tỉnh cuối cùng được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là

A. Xuân Lộc.

B. Phan Rang.

C. Sài Gòn.

D. Châu Đốc.

Đáp án: D

Giải thích: Tỉnh cuối cùng được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là Châu Đốc (SGK Lịch Sử 12, tr196).

Câu 11. Sự kiện báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)?

A. Ngày 30/4 xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập.

B. Ngày 30/4 lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập.

C. Ngày 28/4 Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

D. Ngày 26/4 ta tiến vào trung tâm SG, đánh chiếm cơ quan đầu não của địch.

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr195.

Câu 12. Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ chính trị có quyết định kịp thời kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên là tiến hành chiến dịch giải phóng

A. Sài Gòn - Gia Định.

B. Huế - Đà Nẵng.

C. Quảng Trị.

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án: B

Giải thích: Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ chính trị có quyết định kịp thời kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên là tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 13. Nguyên nhân có tính chất quyết định đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) là

A. sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.

B. hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.

C. tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

D. sự ủng hộ của các lực lượng cách mạng, hòa bình trên thế giới.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân có tính chất quyết định đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.

Câu 14. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) kết thúc thắng lợi đã

A. cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vũ trang ở các nước Đông Nam Á.

B. mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

C. tạo điều kiện để cả nước hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) kết thúc thắng lợi đã mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 15: Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975 vì đây là nơi

A. có địa bàn chiến lược quan trọng ta muốn nắm giữ.

B. địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng.

C. địch bố phòng ở đây có nhiều sơ hở, khó điều khiển quân đến để tiếp ứng.

D. là địa bàn chiến lược quan trọng nhưng địch bố trí lực lượng mỏng và sơ hở.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr192.

Câu 16: Điều kiện thuận lợi để cuối năm 1974 - đầu năm 1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là

A. so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.

B. miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Mĩ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

D. Mĩ không còn viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn.

Đáp án: A

Giải thích: Điều kiện thuận lợi để cuối năm 1974 - đầu năm 1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.

Câu 17: Thắng lợi nào dưới đây có tác dụng củng cố quyết tâm của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong việc đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976?

A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (1975)

B. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long (1974 1975).

C. Chiến dịch Tây Nguyên (1975).

D. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).

Đáp án: B

Giải thích: Chiến dịch Đường 14 – Phước Long có tác dụng củng cố quyết tâm của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong việc đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976

Câu 18: Sự kiện nào sau đây có ý nghĩa kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam?

A. Hiệp định Pari được ký kết năm 1973.

B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng ngày 30/4/1975.

D. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng ngày 2/5/1975.

Đáp án: C

Giải thích: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng ngày 30/4/1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Câu 19: Các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) đều

A. dùng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân.

B. có sự tham gia của quân đội viễn chinh và đồng minh.

C. dùng thủ đoạn tìm diệt và bình định.

D. mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương.

Đáp án: A

Giải thích: Các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) đều dùng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân, cách li nhân dân miền Nam với quân giải phóng.

Câu 20: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) là

A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối đúng đắn, sáng tạo.

B. Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm.

C. Có hậu phương miền Bắc vững mạnh.

D. Sự phối hợp chiến đấu và giúp đỡ nhau của 3 nước Đông Dương.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr197.

Câu 21: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?

A. Tây Nguyên.

B. Huế - Đà Nẵng.

C. Hồ Chí Minh.

D. Đường 14 – Phước Long.

Đáp án: A

Giải thích: Thắng lợi trong chiến dịch Tây Nguyên của quân dân miền Nam đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?

Câu 22: Ý nghĩa quốc tế của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) ở Việt Nam giành thắng lợi là

A. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta.

B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

C. Mở ra kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

D. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr197.

Câu 23: Nhân tố hàng đầu quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) là gì?

A. Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.

B. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.

D. Hậu phương miền Bắc được xây dựng vững chắc.

Đáp án: C

Giải thích: Nhân tố hàng đầu quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo…SGK Lịch Sử 12, tr197.

Câu hỏi vận dụng

Câu 24: So với Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có điểm khác biệt là

A. được mở khi cách mạng Việt Nam đã giành quyền chủ động trên chiến trường.

B. trận đánh quyết định, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược.

C. huy động lực lượng chiến đấu đến mức cao nhất.

D. địa bàn diễn ra chiến dịch chủ yếu là ở đô thị

Đáp án: D

Giải thích: Chiến dịch Điện Biên Phủ địa bàn là ở vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam. Còn chiến dịch Hồ Chí Minh bao gồm cả ở đồng bằng, đô thị nông thôn, chủ yếu ở thành phố Sài Gòn, Gia Định.

Câu 25. Thắng lợi nào của Việt Nam đã “đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?

A. Cách mạng tháng Tám năm 1945.

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

D. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ 1975.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr197.

Câu 26. Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 - 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân

A. tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc.

B. thực hiện nhiệm vụ đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước.

D. hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước.

Đáp án: A

Giải thích:Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 - 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc.

Câu 27. Một trong những điểm giống nhau giữa các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) là đều

A. có sự tham chiến trực tiếp của lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ.

B. thực hiện âm mưu “ dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

C. sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường.

D. dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại do Mĩ cung cấp.

Đáp án: D

Giải thích: Điểm giống nhau giữa các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) là đều dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại do Mĩ cung cấp.

Câu 28. Ở Việt Nam thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975) chứng tỏ đấu tranh ngoại giao

A. có tác động trở lại đối với mặt trận quân sự.

B. chỉ là sự phản ánh thắng lợi của mặt trận quân sự.

C. phụ thuộc hoàn toàn vào thắng lợi trên chiến trường.

D. tồn tại độc lập với mặt trận quân sự.

Đáp án: A

Giải thích: Ở Việt Nam thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975) chứng tỏ đấu tranh ngoại giao có tác động trở lại đối với mặt trận quân sự.

Câu 29. Điểm giống nhau giữa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. có sự kết hợp giữa tiến công và nổi dậy.

B. diễn ra khi có yếu tố thời cơ thuận lợi.

C. nằm trong tiến trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định thắng lợi.

Đáp án: C

Giải thích: Điểm giống nhau giữa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là nằm trong tiến trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 30. Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì?

A. Chia cắt, từng bước đánh chiếm các cơ quan đầu não của đối phương.

B. Tập trung lực lượng, bao vây, tổ chức tiến công hợp đồng binh chủng.

C. Từng bước xiết chặt vòng vây, kết hợp đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao.

D. Bao vây, đánh lấn, kết hợp tiến công quân sự với nỗi dậy của quần chúng.

Đáp án: B

Giải thích: Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là: tập trung lực lượng, bao vây, tổ chức tiến công hợp đồng binh chủng.

Câu 31: Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã:

A. Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân đội Sài Gòn đẩy mạnh chính sách "bình định"

B. Tăng đầu tư vốn, kĩ thuật phát triển kinh tế ở miền Nam

C. Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại

D. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tăng cường và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia

Đáp án: A

Giải thích:- Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã tăng cường viện trợ kinh tế, giúp quân đội Sài Gòn đẩy mạnh chính sách "bình định", lấn chiếm vùng giải phóng, để giành đất, giành dân. Đây thưc chất là hành động tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxơn.

Câu 32: Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?

A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược cả ta và địch đều cố nắm giữ

B. Cơ sở quần chúng của ta ở Tây Nguyên vững chắc

C. Do sự bố phòng sơ hở của quân đội Sài Gòn

D. Do Tây Nguyên là căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn

Đáp án: D

Giải thích:- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của quân ta, địch chốt giữ ở đây một lực lương mỏng, bố phòng sơ hở. Hơn nữa, đồng bào Tây Nguyên rất yêu nước, trung thành với cách mạng. Căn cứ vào đó, Bộ chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

Tây nguyên không phải căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn => đây không phải lí do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

Câu 33: Sai lầm chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu ở trong trận đánh ở Tây Nguyên từ ngày 4 đến ngày 23- 3- 1975 kéo theo sự thất bại hàng loạt của quân đội Sài Gòn sau đó là

A. Bố phòng nặng ở 2 đầu

B. Tập trung phòng ngự ở Bắc Tây Nguyên

C. Rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung

D. Cố thủ ở Tây Nguyên

Đáp án: C

Giải thích:- Sai lầm chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu ở trong trận đánh ở Tây Nguyên từ ngày 4 đến ngày 23- 3- 1975 kéo theo sự thất bại hàng loạt của quân đội Sài Gòn sau đó là hành động rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung. Điều này đã tạo ra thế ỉ dốc cho quân Giải phóng miền Nam tiến xuống giải phóng miền Trung và uy hiếp Sài Gòn

Câu 34: Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?

A. Ta có hậu phương vững chắc ở miền Bắc chi viện

B. Nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết, các nước XHCN giúp đỡ

C. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng

D. Nhân dân có truyền thống yêu nước nồng nàn

Đáp án: C

Giải thích:- Sự lãnh đạo sáng suốt và với đường lối đúng đắn của Đảng là nguyên nhân có tính chất quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vì nó tạo ra một ngọn cờ hướng đạo, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc để đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ

Câu 35: Ý nào dưới đây thể hiện tinh thần nhân văn của kế hoạch giải phóng miền Nam?

A. Năm 1976, tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam

B. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975

C. Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa....giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh

D. Trong năm 1945 tiến công địch trên quy mô lớn để nhanh chóng giải phóng miền Nam

Đáp án: C

Giải thích:- Tinh thần nhân văn là sự giảm thiểu thiệt hại cho con người trong chiến tranh. Trong kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam, tính nhân văn này được thể hiện khi đảng tranh thủ thời cơ đánh nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa....giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Câu 36: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm giống nhau về

A. Đối tượng tiến công.

B. Hướng tiến công chủ yếu.

C. Vai trò của lực lượng chính trị.

D. Huy động lực lượng.

Đáp án: D

Giải thích:- Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đều có sự huy động cao nhất lực lượng, biểu tượng cho tinh thần đoàn kết toàn dân kháng chiến chống ngoại xâm.

Câu 37: Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?

A. Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại

B. Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi

C. Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao

D. Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh

Đáp án: C

Giải thích:- Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao (chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơnevơ). cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược (cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh).

Câu 38: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi là một “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” vì đã

A. Có tác động lớn đến nội bộ của nước Mỹ và cục diện thế giới.

B. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai thế hệ thống xã hội đối lập.

C. Hạ nhiệt tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế.

D. Làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn bao trùm thế giới.

Đáp án: A

Giải thích:- Mĩ xâm lược Việt Nam với âm mưu: chia cắt hai miền Nam - Bắc, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. Chính vì thế, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam thắng lợi đã giáng đòn mạnh vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa thực dân (Mĩ), cổ vũ và tác động đến phong trào giải phóng dân tộc của nhiều quốc gia trên thế giới. Đồng thời, nội bộ nước Mĩ trong quá trình diễn ra chiến tranh Việt Nam đã có sự chia rẽ sâu sắc do các phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam. => Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam thắng lợi là sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.

Câu 39: Bài học kinh nghiệm nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) được Đảng ta vận dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia hiện nay?

A. Kiên quyết giữ vững chủ quyền bằng đấu tranh ngoại giao.

B. Giữ vững hòa bình hữu nghị, không can thiệp vào nội bộ bất kì nước nào.

C. Chỉ dùng vũ lực bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.

D. Giữ vững độc lập, tự chủ, không đánh đổi chủ quyền lấy hòa bình hữu nghị viển vông.

Đáp án: D

Giải thích:- Bài học kinh nghiệm nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) được Đảng ta vận dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia hiện nay là giữ vũng độc lập, tự chủ, không đánh đổi chủ quyền lấy hòa bình, hữu nghị viển vông (điều này thể hiện rõ nhất trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Đảng ở Biển Đông).

Câu 40: Phương châm tác chiến của bộ đội ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 là

A. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”

B. “Đánh chắc, tiến chắc”

C. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”

D. “Đánh điểm diệt viện”

Đáp án: A

Giải thích:- Phương châm tác chiến trong chiến dịch Hồ Chí Minh là: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 có đáp án

Trắc nghiệm Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 có đáp án

1 39868 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: