TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 16 (có đáp án 2024): Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 16.

1 26,438 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 12 Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Ngày 9-3-1945 ở Đông Dương xảy ra sự kiện gì?

A. Nhật vượt biên giới Việt – Trung, đánh chiếm Lạng Sơn.

B. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ.

C. Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.

D. Cao trào Kháng Nhật cứu nước bùng nổ.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr103.

Câu 2: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) được tiến hành ở đâu?

A. Pắc Bó (Cao Bằng).

B. Tân Trào (Tuyên Quang).

C. Bà Điểm (Hóc Môn).

D. Bắc Sơn - Võ Nhai.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr108.

Câu 3: Năm 1942, tỉnh nào ở Việt Nam được xem là nơi thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc?

A. Cao Bằng.

B. Bắc Cạn.

C. Lạng Sơn.

D. Thái Nguyên.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr109.

Câu 4: Khẩu hiệu: “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong

A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939).

B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).

C. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (4/1945).

D. Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/03/1945).

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr112.

Câu 5: Từ tháng 6 - 1945, căn cứ địa chính của cách mạng Việt Nam là

A. căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.

B. căn cứ địa Cao Bằng.

C. khu Giải Phóng Việt Bắc.

D. chiến khu Tân Trào.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr114.

Câu 6: Chiều 16 - 8 - 1945, Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đội quân từ Tân Trào về giải phóng

A. thị xã Cao Bằng.

B. thị xã Thái Nguyên.

C. thị xã Tuyên Quang.

D. thị xã Lào Cai.

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr116.

Câu 7: Những địa phương giành chính quyền muộn nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng 8 - 1945 là

A. Hậu Giang và Hà Nam.

B. Sài Gòn và Quảng Nam.

C. Đồng Nai Thượng và Hà Tiên.

D. Huế và Sài Gòn.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr117.

Câu 8: Ban Thường vụ Trung ương Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước trong hoàn cảnh nào?

A. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

B. Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương.

C. Nhật vượt biên giới Việt – Trung, tiến vào Lạng Sơn.

D. Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng, làm Việt Namy sai cho Nhật.

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr112.

Câu 9: Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước khi

A. Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật.

B. Hồng quân Liên Xô tấn công quân Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.

C. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương.

D. Nhận được những thông tin về việc Nhật đầu hàng Đồng Minh.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr115.

Câu 10. Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là

A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

B. Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

C. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn.

D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr116.

Câu 11. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu gì?

A. Đánh đổ địa chủ chia ruộng đất cho dân cày.

B. Cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng.

C. Tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ phản cách mạng.

D. Giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, thực hiện người cày có ruộng.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr108.

Câu 12. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do ai chỉ huy, lúc mới thành lập có bao nhiêu người ?

A. Đồng chí Trần Phú – có 34 người.

B. Đồng chí Phạm Hùng – có 36 người.

C. Đồng chí Võ Nguyên Giáp - có 34 người.

D. Đồng chí Trường Chinh – có 35 người.

Đáp án: C

Giải thích: Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, gồm 34 đồng chí. SGK Lịch Sử 12, tr111.

Câu 13. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 đã nhanh chóng thành công trong cả nước chỉ trong vòng nửa tháng là

A. từ ngày 16 đến ngày 30/8/1945.

B. từ ngày 13 đến ngày 27/8/1945.

C. từ ngày 14 đến ngày 28/ 8/1945.

D. từ ngày 15 đến ngày 29/8/1945.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr117.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 14. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ sau sự kiện gì?

A. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.

C. Thành lập ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

D. Giành được chính quyền ở Huế.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr117.

Câu 15. Ngày 4-6-1945, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập với thủ đô của khu giải phóng là

A. Bắc Cạn.

B. Pắc Bó.

C. Tân Trào.

D. Cao Bằng

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 4-6-1945, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập với thủ đô của khu giải phóng là Tân Trào.

Câu 16. Trong thời kì 1939-1945, căn cứ địa đầu tiên của cách mạng Việt Nam là

A. Cao Bằng.

B. Bắc Sơn-Võ Nhai.

C. Việt Bắc

D. Cao - Bắc - Lạng.

Đáp án: B

Giải thích: Trong thời kì 1939-1945, căn cứ địa đầu tiên của cách mạng Việt Nam là Bắc Sơn-Võ Nhai (SGK Lịch Sử 12, tr110)

Câu 17: Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, lực lượng vũ trang của cách mạng Việt Nam có tên gọi là

A. Quân đội quốc gia Việt Nam.

B. Việt Nam giải phóng quân.

C. Việt Nam cứu quốc quân.

D. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Đáp án: B

Giải thích: Thực hiện theo nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc Kì, Đảng thống nhất lực lượng vũ trang, ngày 15/5/1945 Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân. SGK Lịch Sử 12, tr114.

Câu 18: Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (5/1941) đã quyết định thành lập mặt trận nào?

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Mặt trận phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr109.

Câu 19. Nguyên nhân nhất quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là gì?

A. Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc.

B. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.

D. Đảng xây dựng được liên minh công - nông vững chắc.

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr119.

Câu 20: Hội nghị Trung ương Đảng (11/1939) đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng vì

A. giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

B. đã chuyển từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật.

C. xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt là phát xít Nhật.

D. giải quyết kịp thời vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr105.

Câu 21: Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng 8 - 1945 chỉ xuất hiện trong thời gian

A. từ khi Nhật đầu hàng đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

B. từ khi Nhật đầu hàng đồng minh đến trước khi quân đồng minh vào Đông Dương.

C. từ khi Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân đồng minh vào Đông Dương.

D. từ khi Nhật đảo chính Pháp đến khi Nhật đầu hàng đồng minh.

Đáp án: B

Giải thích: Thời cơ ngàn năm có một xuất trong thời gian Nhật đầu hàng quân Đồng minh, khi quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính quyền Việt Namy sai hoang mang, ngay lúc này chúng Việt Nam phải tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. SGK Lịch Sử 12, tr115.

Câu 22: Thời cơ khách quan thuận lợi để Cách mạng tháng 8/1945 thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu là

A. Nhật hất cẳng Pháp, nhân dân Việt Nam chỉ phải đối phó với một kẻ thù.

B. lực lượng cách mạng đã lớn mạnh và sẵn sàng nổi dậy.

C. Nhật đầu hàng Đồng minh và quân Đồng minh chưa vào Đông Dương.

D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật khiến quân Nhật suy yếu.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr115.

Câu 23: Khi về Việt Nam (đầu năm 1941), Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì đó là nơi có

A. lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển.

B. các đội du kích địa phương hoạt động mạnh.

C. hệ thống đường giao thông phát triển đồng bộ.

D. lực lượng dân quân tự vệ phát triển mạnh.

Đáp án: A

Giải thích: Khi về Việt Nam (đầu năm 1941), Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì đó là nơi có lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển.

Câu 24: “…Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc Việt Nam đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức Việt Nam mà tự giải phóng cho Việt Nam...”. Đoạn văn trên được trích dẫn từ

A. Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16/8/1945).

B. Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn quốc nổi dậy khởi nghĩa.

C. Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa của chủ yichj Hồ Chí Minh.

D. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15/8/1945).

Đáp án: C

Giải thích: Sau Đại hội Quốc dân (16-8), Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu hỏi vận dụng

Câu 25. Từ năm 1930-1945 sự kiện nào đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc?

A. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (1941).

B. Sự thành lập Mặt trận Việt Minh (1941).

C. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương ra đời (1936).

D. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr119.

Câu 26. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam?

A. Là thắng lợi vĩ đại, giành độc lập Việt Namy thực dân Pháp.

B. Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc.

C. Mở đầu kỉ nguyên độc lập, tự do.

D. Cổ vũ các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh.

Đáp án: A

Giải thích: Trong Cách mạng tháng Tám (1945), nhân dân Việt Nam đã giành lại độc lập từ Việt Namy phát xít Nhật.

Câu 27: Chiều 30/8/1945, vua Bảo Đại thoái vị. Sự kiện này có ý nghĩa gì?

A. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn chấm dứt.

B. Đánh dấu Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi trên cả nước.

C. Đánh dấu sự bùng nổ của Cách mạng tháng Tám (1945).

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.

Đáp án: A

Giải thích: Chiều 30/8/1945, vua Bảo Đại thoái vị. Sự kiện này có ý nghĩa đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam (SGK Lịch Sử 12, tr117).

Câu 28: Nội dung nào sau đây không có trong chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng Việt Nam”?

A. Xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là thực dân Pháp.

B. Xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.

C. Thay khẩu hiệu “đánh đuổi Pháp – Nhật” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.

D. Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.

Đáp án: A

Giải thích: Kẻ thù của cách mạng ở Đông Dương lúc bấy giờ là phát xít Nhật, đổi khẩu hiệu đánh đuổi Pháp – Nhật sang đánh đuổi phát xít Nhật. SGK Lịch Sử 12, tr112.

Câu 29: Nguyên nhân khách quan góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường.

B. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương có quá trình chuẩn bị lâu dài.

D. Chiến thắng của Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr119.

Câu 30: Ý nghĩa quốc tế to lớn của cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, đánh đuổi Pháp – Nhật.

B. mở đầu kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân nắm chính quyền.

C. lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

D. cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.

Đáp án: D

Giải thích: Ý nghĩa quốc tế to lớn của cách mạng tháng Tám năm 1945 là cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng (SGK Lịch Sử 12, tr120).

Câu 31: Trung đội Cứu quốc quân I được thành lập vào tháng 2-1941 dựa trên cơ sở ban đầu là lực lượng nào?

A. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Nam Kì.

B. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.

C. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.

D. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Đô Lương.

Đáp án: B

Giải thích:- Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng, một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển sang xây dựng thành những đội du kích hoạt động ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Bước sang năm 1941, những đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh lên và thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I (2-1941).

Câu 32: Vì sao trong những năm 1939-1941 Đảng Cộng sản Đông Dương lại phải chuyển hướng chiến lược đấu tranh cách mạng?

A. Do sự biến đổi mau lẹ của tình hình thế giới

B. Do chính sách thống trị của Pháp - Nhật

C. Do yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết.

D. Do yêu cầu giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương

Đáp án: C

Giải thích:- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng. Ở Việt Nam, sự câu kết giữa Pháp - Nhật đã đẩy người dân vào tình cảnh “một cổ hai tròng”. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp - Nhật phát triển rất gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Do đó đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải kịp thời có sự chuyển hướng chiến lược đấu tranh, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Câu 33: Căn cứ địa cách mạng là nơi cần có những điều kiện thuận lợi, trong đó “nhân hòa” là yếu tố quan trọng nhất. Đâu là yếu tố “nhân hòa” để Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa vào năm 1941?

A. Mọi người đều tham gia Việt Minh

B. Có lực lượng du kích phát triển sớm

C. Sớm hình thành các Hội Cứu quốc

D. Có phong trào quần chúng tốt từ trước

Đáp án: D

Giải thích:- Cao Bằng là nơi có phong trào quần chúng tốt từ trước. Nhiều chi bộ Đảng đã được thành lập trong trong những năm 30 của thế kỉ XX. Người dân rất tích cực tham gia vào các phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản phát động. Do đó sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa.

=> Căn cứ địa cách mạng ngoài yếu tố về vị trí địa lí, địa thế thì cần cố cơ sở phát triển cách mạng. Cao Bằng được chọn vì có phong trào quần chúng tốt tử trước – đây là yếu tố “nhân hòa” quan trọng nhất.

Câu 34: Tên gọi “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” có nghĩa là

A. Chỉ coi trọng hoạt động chính trị.

B. Chỉ chú trọng hoạt động quân sự.

C. Chính trị quan trọng hơn quân sự.

D. Quân sự quan trọng hơn chính trị.

Đáp án: C

Giải thích:- Theo chỉ thị thành lập của Hồ Chí Minh gửi Võ Nguyên Giáp có đoạn: “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là tập trung lực lượng, cho nên, theo chỉ thị mới của Đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực”.

Câu 35: Đâu không phải là sáng tạo của mặt trận Việt Minh trong quá trình xây dựng lực lượng chính trị chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương

B. Kết hợp giữa xây dựng với rèn luyện

C. Xây dựng từ thành phần cơ bản đến tầng lớp trên

D. Xây dựng từ nông thôn, rừng núi đến đô thị, đồng bằng

Đáp án: A

Giải thích:- Sáng tạo của mặt trận Việt Minh trong quá trình xây dựng lực lượng chính trị chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là xây dựng lực lượng chính trị từ thành phần cơ bản đến tầng lớp trên, từ nông thôn, rừng núi đến đô thị, đồng bằng; kết hợp giữa xây dựng với rèn luyện. Còn việc giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương đã được giải quyết cùng với sự ra đời của mặt trận Việt Minh năm 1941.

Câu 36: Sự phát triển của lực lượng chính trị cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì 1939-1945 có đặc điểm gì?

A. Từ nông thôn tiến về các thành thị.

B. Từ miền núi phát triển xuống miền xuôi.

C. Từ thành thị phát triển về nông thôn.

D. Từ miền xuôi phát triển lên miền ngược

Đáp án: B

Giải thích:- Sự phát triển của lực lượng chính trị trong giai đoạn 1939 – 1945 được phát triển từ miền núi xuống đồng bằng. Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc, trong đó có ba châu hoàn toàn. Sau đó, ở nhiều tỉnh thành Bắc Kì và một số tỉnh Trung Kì, hầu hết các hội Phản đế đều chuyển thành các Hội Cứu quốc, đồng thời, nhiều Hội Cứu quốc mới được thành lập.

Như vậy, lực lượng chính trị phát triển từ miền núi xuống miền xuôi.

Câu 37:

“Ôi sáng xuân nay, Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về, im lặng, con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...”

Theo anh(chị), những câu thơ trên đã nhắc đến sự kiện lịch sử nào ở Việt Nam?

A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941

B. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

C. Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Quảng Tây

D. Nguyễn Ái Quốc được trả tự do

Đáp án: B

Giải thích:- Ngày 26-1-1941, sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Câu 38: Điểm khác biệt cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Việt Minh so với Mặt trận thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương là

A. Thực hiện đoàn kết các lực lượng dân tộc

B. Thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc

C. Chỉ thực hiện nhiệm vụ đoàn kết lực lượng công- nông ở Việt Nam

D. Thực hiện thêm chức năng chính quyền

Đáp án: D

Giải thích:- Bên cạnh chức năng đoàn kết các lực lượng dân tộc trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, mặt trận Việt Minh còn thực hiện chức năng chính quyền khi tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy giành chính quyền, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Việt Minh so với Mặt trận thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương

Câu 39: Điểm mới giữa Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc

B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc

C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương

D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức

Đáp án: C

Giải thích:- Điểm mới giữa hội nghị tháng 5-1941 so với hội nghị tháng 11-1939 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là chủ trương Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất. Ở Việt Nam là Việt Nam độc lập Đồng minh; Lào là Ai Lao độc lập Đồng minh và Campuchia là Cao Miên độc lập Đồng minh

Câu 40: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

B. Hoàn chỉnh chủ trương chiến lược được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939.

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.

Đáp án: B

Giải thích:- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra tại Hội nghị trung ương tháng 11 - 1939 nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là dân tộc giải phóng và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy.

=> Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945.

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 có đáp án

Trắc nghiệm Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) có đáp án

1 26,438 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: