TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 22 (có đáp án 2024): Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 22.

1 43,487 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 12 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ra đời sau thất bại của chiến lược

A. “Chiến tranh đặc biệt”.

B. “Chiến tranh đơn phương”.

C. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

D. “Đông Dương hóa chiến tranh”.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr173.

Câu 2: Từ năm 1965 đến năm 1968, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

A. Việt Nam hóa chiến tranh.

B. Đông Dương hóa chiến tranh.

C. Chiến tranh cục bộ.

D. Chiến tranh đặc biệt.

Đáp án: C

Giải thích: Từ năm 1965 đến năm 1968, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam.

Câu 3: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ có ý nghĩa mở ra cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?

A. Chiến thắng Ấp Bắc (1/1963).

B. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).

C. Chiến thắng mùa khô lần thứ nhất (1965 – 1966).

D. Chiến thắng mùa khô lần thứ hai (1966 – 1967).

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr173.

Câu 4: Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khoảng thời gian nào?

A. 1954 – 1960.

B. 1960 – 1965.

C. 1965 – 1968.

D. 1969 – 1973.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr178.

Câu 5: Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ là

A. Vạn Tường (Quảng Ngãi).

B. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

C. Khe Sanh (Quảng Trị).

D. Đồng Xoài (Bình Phước).

Đáp án: A

Giải thích: Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ là Vạn Tường (Quảng Ngãi).

Câu 6: Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào?

A. Việt Nam hóa chiến tranh.

B. Đông Dương hóa chiến tranh.

C. Chiến tranh đặc biệt.

D. Chiến tranh cục bộ.

Đáp án: D

Giải thích: Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ.

Câu 7: Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được thực hiện trong thời kỳ của Tổng thống Mỹ nào?

A. Giôn-xơn.

B. Ních-xơn.

C. Ken-nơ-đi.

D. Ai-xen-hao.

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr180.

Câu 8: Hướng tiến công chính của Mỹ trong đợt phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965 – 1966) là

A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

B. Đông Nam Bộ, Liên Khu V.

C. Tây Nam Bộ, Liên Khu V.

D. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr175.

Câu 9: Căn cứ Dương Minh Châu nằm ở tỉnh nào?

A. Đồng Nai.

B. Tây Ninh.

C. Bình Phước.

D. Quảng Nam.

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr173.

Câu 10: Hướng tiến công của Mỹ và quân đội Sài Gòn trong cuộc hành quân chiến lược “Lam Sơn – 719” là

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Liên Khu V.

D. Đường 9 – Nam Lào.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr182.

Câu 11: Hướng tiến công chủ yếu của quân ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là

A. Quảng Trị

B. Tây Nguyên.

C. Đông Nam Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr183.

Câu 12: Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta được khẳng định trong Hiệp định Pari năm 1973 là gì?

A. Độc lập, chủ quyền.

B. Thống nhất, độc lập, hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ.

C. Toàn vẹn lãnh thổ.

D. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr187.

Câu 13: Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc nước ta trong thời kỳ 1965 – 1968 là

A. chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ.

B. tiếp tục chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mỹ.

C. vừa chiến đấu, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương lớn.

D. chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr178.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 14. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?

A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược

Câu 15: Chiến thắng nào sau đây không phải là thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ?

A. Chiến thắng Bình Giã (2/1964).

B. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).

C. Chiến thắng hai mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967).

D. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.

Đáp án: A

Giải thích: Thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ là Chiến thắng Vạn Tường (8/1965); Chiến thắng hai mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967); Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.

Câu 16: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam buộc Mỹ phải thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ”?

A. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).

B. Chiến thắng mùa khô lần thứ nhất (1965 – 1966).

C. Chiến thắng mùa khô lần thứ hai (1966 – 1967).

D. Cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr177.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968?

A. Mở ra cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

B. Buộc Mỹ phải thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ”.

C. Buộc Mỹ phải chấp nhận đàm phán với ta ở Pari.

D. Làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ.

Đáp án: A

Giải thích: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ở ra cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

Câu 18: Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, xây dựng CNXH ở miền Bắc.

B. Ngăn chăn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền.

D. Cứu nguy cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr178.

Câu 19: Để thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”, Mỹ không dùng thủ đoạn nào sau đây?

A. Rút dần quân Mỹ và quân đồng minh, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn.

B. Sử dụng quân đội Sài Gòn để mở rộng chiến tranh xâm lược Campuchia,Lào.

C. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

D. Tăng dần quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr180.

Câu 20: Chiến thắng nào sau đây có ý nghĩa buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam, thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?

A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.

B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

D. Mỹ ký Hiệp định Pari năm 1973.

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr183.

Câu 21: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút” bằng thắng lợi nào?

A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

C. Mỹ ký Hiệp định Pari năm 1973.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr187.

Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973?

A. Là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao.

B. Buộc Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.

C. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân dân hai miền.

D. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam sau khi Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam sau chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). SGK Lịch Sử 12, tr196.

Câu 23: Nội dung nào sau đây không có trong Hiệp định Pari năm 1973?

A. Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nước ta.

B. Hoa Kỳ rút hết quân đội, cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ta

C. Miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.

D. Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao lực lượng.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr187.

Câu 24: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc ngoại giao của nhân dân Việt Nam, vì đã

A. buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

B. làm lung lay ý chí và buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh.

C. buộc Mỹ thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

D. buộc Mĩ ngồi vào bàn đàm phán ở Pari bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 buộc Mỹ chấp nhận đến đàm phán ở Pari bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. SGK Lịch Sử 12, tr177.

Câu hỏi vận dụng

Câu 25: Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là gì?

A. Sử dụng lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu.

B. Thực hiện các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.

C. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.

D. Sử dụng phổ biến các chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.

Đáp án: C

Giải thích: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.

Câu 26: Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.

B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.

C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.

D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.

Đáp án: D

Giải thích: Điều khoản của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là: Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.

Câu 27: Ý nghĩa lịch sử to lớn nhất của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là

A. Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

B. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

C. Làm phá sản về cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

D. Làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr183.

Câu 28: Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai với mục đích chủ yếu là

A. cứu nguy cho chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, kết thúc chiến tranh.

B. trả đũa việc Quân giải phóng tiến công doanh trại quân đội Mĩ ở Plây-ku.

C. uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của quân dân hai miền Nam – Bắc.

D. cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo thế mạnh khi đàm phán.

Đáp án: D

Giải thích: Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai với mục đích chủ yếu là cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo thế mạnh khi đàm phán.

Câu 29: Cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân miền Nam đã buộc Mĩ phải

A. thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

B. tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

C. chấp nhận đến đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh.

D. phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 30: Điểm giống nhau cơ bản của ba chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là

A. loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ.

B. tiến hành bằng quân đội đồng minh của Mĩ.

C. tiến hành bằng quân đội Mỹ.

D. Mĩ đưa quân đội đến tham chiến trực tiếp.

Đáp án: A

Giải thích: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” Mĩ thực hiện ở Việt Nam là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nhằm chia cắt đất nước, biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Câu 31: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là

A. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch

B. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam

C. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”

D. Là đòn phủ đầu đối với quân Mĩ và quân đồng minh khi mới vào Việt Nam

Đáp án: C

Giải thích:- Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Từ đó củng cố niềm tin cho quân dân miền Nam, mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

Câu 32: Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là

A. Tìm diệt

B. Càn quét

C. Dồn dân lập ấp chiến lược

D. Tìm diệt và bình định

Đáp án: D

Giải thích:- Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là mở những cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt Cộng” để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam

Câu 33: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Mĩ buộc phải xuống thang chiến tranh sau đòn tấn công bất ngờ ở tết Mậu Thân năm 1968?

A. Phong trào phản đối chiến tranh ở Mĩ dâng cao

B. Mĩ không thể bẻ gãy được “xương sống” của Việt Cộng

C. Ý chí xâm lược của Mĩ bị lung lay

D. Quân đội Sài Gòn đủ khả năng tự đứng vững trên chiến trường

Đáp án: D

Giải thích:- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra ngay sau 2 cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, giữa lúc quân số Mĩ đang ở mức cao nhất và ở ngay trong lòng đô thị Sài Gòn. Điều này đã khiến cho Mĩ choáng váng, ý chí xâm lược bị lung lay khi không thể bẻ gãy được “xương sống” của Việt Cộng. Phong trào phản đối chiến tranh ở Mĩ dâng cao khiến cho nội tình đất nước bị chia rẽ sâu sắc. Do đó Mĩ buộc phải xuống thang chiến tranh, chuyển sang thực hiện chiến lược mới.

=> Mĩ buộc phải xuống thang sau đòn tấn công bất ngờ ở Tết Mậu Thân năm 1968 không xuất phát từ nguyên nhân quân đội Sài Gòn có đủ khả năng tự đứng vững trên chiến trường.

Câu 34: So với phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ có điểm gì mới?

A. Mục tiêu đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ.

B. Sự tham gia đông đảo của tín đồ Phật tử và "đội quân tóc dài”.

C. Sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên, tín đồ Phật giáo.

D. Kết quả của các cuộc đấu tranh làm rung chuyển chính quyền Sài Gòn.

Đáp án: A

Giải thích:- Trong cuộc đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân trong các đô thị phát triển mạnh mẽ, nổi bật là các tín độ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm. Còn trong cuộc đấu tranh chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), ở hầu khắp các thành thị, công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, phật tử, một số bĩnh sĩ quân đội Sài Gòn,… đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

Câu 35: Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là

A. Tiến công vào Bộ tham mưu quân đội Sài Gòn

B. Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa

C. Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất

D. Tiến công vào các vị trí đầu não của địch tại Sài Gòn

Đáp án: B

Giải thích:- Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là ta mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, tranh thủ lúc kẻ thù đang lơ là cảnh giác đồng loạt ở 37 tỉnh, 4 đô thị lớn. Điều này đã tạo ra sự bất ngờ, choáng váng cho quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, khiến chúng không kịp trở tay

Câu 36: Những câu thơ sau đây là hiệu lệnh tiến công của trận chiến nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Thắng trận tin vui khắp nước nhà

Nam- Bắc thi đua đánh giặc Mĩ

Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.

A. Phong trào Đồng Khởi 1959-1960

B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

C. Cuộc tiến công chiến lược 1972

D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

Đáp án: B

Giải thích:- Bốn câu thơ trên là bài thơ chúc tết của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1968, đồng thời là hiệu lệnh nổ súng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

Câu 37: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965 - 1968, tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ?

A. Trận Vạn Tường (18 - 8 - 1965).

B. Chiến thắng mùa khô (1965 - 1966).

C. Chiến thắng mùa khô (1966 - 1967).

D. Tổng tiến công tết Mậu Thân (1968).

Đáp án: D

Giải thích:- Chiến dịch Mậu Thân (1968) là lần đầu tiên trong lịch sử một cuộc chiến tranh được lên sóng truyền hình trực tiếp khắp thế giới. Trước đó, người dân nước Mỹ chỉ biết tới chiến tranh Việt Nam qua những bài báo, những đoạn phim tài liệu được "định hướng" một cách khéo léo khiến người dân Mỹ vẫn tin rằng cuộc chiến Việt Nam chỉ đơn giản là một chuyến "du lịch tới miền rừng rậm nhiệt đới", đúng như lời các sỹ quan tuyên truyền của Mỹ "quảng cáo" khi họ chiêu mộ thanh niên Mỹ gia nhập quân đội để tham chiến ở Việt Nam. Đến khi chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968 nổ ra, người dân Mỹ mới "bàng hoàng" nhận ra rằng "chuyến du lịch" này lại là một chuyến đi không khác nào "du lịch mạo hiểm".

Đối với nhiều người dân Mỹ, ngay cả những người đã từng trực tiếp chứng kiến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đều cho rằng sự kiện này mang tính bước ngoặt trong cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam.

Câu 38: Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?

A. Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam

B. Miền Bắc là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ

C. Miền Bắc là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới

D. Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia

Đáp án: D

Giải thích:- Trong những năm 1965-1968, Miền Bắc vừa là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam, vừa là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ. Đồng thời Miền Bắc cũng là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới. Phải đến khi Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia mới được miền Bắc thực hiện.

Câu 39: Nguyên nhân khách quan nào khiến Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”?

A. Sự thất bại của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”

B. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam dâng cao ở Mĩ

C. Tác động của xu thế hòa hoãn Đông- Tây

D. Tranh thủ mâu thuẫn trong khối các nước xã hội chủ nghĩa

Đáp án: B

Giải thích:- Làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam của người dân Mĩ dâng cao đã khiến cho nước Mĩ bị khủng hoảng, chia rẽ sâu sắc. Đây là nguyên nhân khách quan khiến Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”, rút dần quân Mĩ và Đồng minh ra khỏi chiến tranh để giảm xương của người Mĩ, tận dụng xương máu người Việt Nam trên chiến trường

Câu 40:

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ đôi bờ mãi mãi ngàn nămNhững câu thơ trên gợi cho anh (chị) nhớ đến trận chiến lịch sử nào vào mùa hè năm 1972?

A. Trận Khe Sanh

B. Trận thành cổ Quảng Trị

C. Trận đường 9- Nam Lào

D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân

Đáp án: B

Giải thích:- Bốn câu thơ trên nằm trong bài thơ “Lời người bên sông” của Lê Bá Dương. Câu thơ gợi nhớ đến trận chiến khốc liệt ở thành cổ Quảng Trị mùa hè năm 1972. Chỉ trong 81 ngày đêm với chiến dịch tái chiếm Thành Cổ, số bom đạn mà quân đội Mỹ - Ngụy đã ném xuống tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima năm 1945

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 có đáp án

Trắc nghiệm Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 có đáp án

1 43,487 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: