TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 13 (có đáp án 2024): Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 13.

1 23,119 28/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 12 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập trên cơ sở của tổ chức nào?

A. Cộng sản đoàn.

B. Hội Phục Việt.

C. Đảng Thanh niên.

D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Đáp án: A

Giải thích: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập trên cơ sở của tổ chức Cộng sản đoàn (SGK Lịch sử 12, tr77).

Câu 2. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Tháng 5- 1925 tại Quảng Châu ( Trung Quốc).

B. Tháng 6- 1925 tại Hương cảng ( Trung Quốc).

C. Tháng 6- 1925 tại Quảng Châu ( Trung Quốc).

D. Tháng 7-1925 tại Quảng Châu ( Trung Quốc).

Đáp án: C

Giải thích: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập vào tháng 6- 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc).

Câu 3. Cơ quan ngôn luận của Hội Viêt nam Cách mạng Thanh niên là:

A. Báo Thanh niên.

B. Tác phẩm Đường Kách mệnh.

C. Bản án chế độ thực dân Pháp.

D. Báo Người cùng khổ.

Đáp án: A

Giải thích: Cơ quan ngôn luận của Hội Viêt nam Cách mạng Thanh niên là báo Thanh niên (SGK Lịch sử 12, tr83).

Câu 4. Báo Thanh niên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra số đầu tiên vào ngày tháng năm nào?

A. 26-1-1925.

B. 21-6-1925.

C. 21-7-1925.

D. 21-6-1926.

Đáp án: B

Giải thích: Báo Thanh niên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra số đầu tiên vào ngày 21-6-1925 (SGK Lịch sử 12, tr83).

Câu 5. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu?

A. Hương Cảng (Trung Quốc).

B. Tuyên Quang (Việt Nam).

C. Hà Nội (Việt Nam).

D. Quảng Châu (Trung Quốc).

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr87.

Câu 6. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?

A. Tháng 3-1929, nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội.

B. Tháng 3-1929, Vạn Phúc, Hà Đông.

C. Tháng 3-1929, nhà số 5D, phố Hàm Long, Hà Nội.

D. Tháng 6-1929, nhà số 312, phố Khâm Thiên, Hà Nội.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr86.

Câu 7. Tân Việt Cách mạng đảng được thành lập trên cơ sở của Tổ chức nào dưới đây?

A. Cộng sản đoàn.

B. Hội Phục Việt.

C. Hội Việt nam Cách mạng Thanh niên.

D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr85.

Câu 8. Cơ sở đầu tiên của Việt Nam quốc dân đảng là

A. Cường học thư xã.

B. Quan hải tùng thư

C. Hội Liên hiệp Thanh niên.

D. Nam đồng thư xã.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr85.

Câu 9. Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng nổ ra đêm 9-2-1930 tại Yên Bái, sau đó nổ ra ở các tỉnh nào?

A. Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tĩnh.

B. Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La

C. Phú Thọ, Sơn Tây, Hải Dương, Thái Bình.

D. Thái Bình, Hòa Bình, Sơn La, Hải Dương.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr86.

Câu 10. Hình ảnh bên dưới nói đến nhân vật nào trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng ?

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 13 có đáp án - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (ảnh 1)

A. Phó Đức Chính.

B. Nguyễn Thái Học.

C. Phạm Tuấn Tài.

D. Nguyễn Đình Kiên.

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr86.

Câu 11. Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức cách mạng của

A. thanh niên học sinh.

B. trí thức Việt Nam.

C. tư sản dân tộc Việt Nam.

D. tư sản mại bản Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức cách mạng của tư sản dân tộc Việt Nam (SGK Lịch sử 12, tr85).

Câu 12. Tờ báo Búa liềm là cơ quan ngôn luận của tổ chức cộng sản nào được thành lập vào năm 1929 ở Việt Nam ?

A. An Nam Cộng sản đảng.

B. Đông Dương Cộng sản đảng.

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

D. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.

Đáp án: B

Giải thích: Tờ báo Búa liềm là cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng (SGK Lịch sử 12, tr87).

Câu hỏi thông hiểu

Câu 13. Tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của tổ chức cộng sản nào được thành lập vào năm 1929 ở Việt Nam ?

A. An Nam Cộng sản đảng.

B. Đông Dương Cộng sản đảng

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

D. Tân Việt cách mạng đảng.

Đáp án: A

Giải thích: Tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của An Nam Cộng sản đảng (SGK Lịch sử 12, tr87)

Câu 14. Mục đích chủ yếu của báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc là

A. tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước cho nhân dân.

B. tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc.

C. trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ, nhân dân Việt Nam.

D. kêu gọi mọi người đoàn kết để cùng nhau đấu tranh chống đế quốc và tay sai.

Đáp án: C

Giải thích: Mục đích chủ yếu của báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc là trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ, nhân dân Việt Nam (SGK Lịch sử 12, tr84)

Câu 15. Ý nào sau đây không phản ánh đúng những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ?

A. Mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng.

B. Hoạt động quân sự là chủ yếu, thiên về ám sát cá nhân.

C. Dùng báo chí để tuyên truyền, giáo dục quần chúng.

D. Thực hiện chủ trương “ vô sản hóa”, tuyên truyền cách mạng.

Đáp án: B

Giải thích:

- Những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, gồm:

+ Mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng.

+ Dùng báo chí để tuyên truyền, giáo dục quần chúng.

+ Thực hiện chủ trương “ vô sản hóa”, tuyên truyền cách mạng.

Câu 16. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời vào tháng 6-1925 nhằm mục đích gì?

A. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh, đánh đổ Pháp và tay sai.

B. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.

C. Liên lạc với các dân tộc bị áp bức làm cách mạng.

D. Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, thiết lập một xã hội bình đẳng bác ái.

Đáp án: A

Giải thích: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời vào tháng 6-1925 nhằm mục đích: tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh, đánh đổ Pháp và tay sai (SGK Lịch sử 12, tr83)

Câu 17. Cuối năm 1929, vấn đề thống nhất các tổ chức cộng sản trở nên cấp thiết đối với cách mạng Việt Nam vì

A. phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh mẽ.

B. phong trào công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.

C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản thất bại.

D. sự chia rẽ, công kích lẫn nhau của các tổ chức cộng sản.

Đáp án: D

Giải thích: Cuối năm 1929, vấn đề thống nhất các tổ chức cộng sản trở nên cấp thiết đối với cách mạng Việt Nam vì sự chia rẽ, công kích lẫn nhau của các tổ chức cộng sản.

Câu 17. Tác động của hệ tư tưởng nào đã khiến cho Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa?

A. Tư tưởng dân chủ tư sản

B. Chủ nghĩa Mác- Lênin.

C. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.

D. Hệ tư tưởng phong kiến.

Đáp án: B

Giải thích: Tác động của chủ nghĩa Mác - Lênin, tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa (SGK Lịch sử 12, tr85).

Câu 18. Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản

A. chỉ sử dụng phương pháp đấu tranh ôn hòa.

B. chưa được giác ngộ về chính trị.

C. nhỏ yếu về kinh tế và non kém về chính trị.

D. chỉ đấu tranh đòi quyền lợi giai cấp.

Đáp án: C

Giải thích: Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản nhỏ yếu về kinh tế và non kém về chính trị.

Câu 19. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại do nguyên nhân khách quan nào ?

A. Giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu.

B. Khởi nghĩa nổ ra trong tình thế hoàn toàn bị động.

C. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu.

D. Thực dân Pháp còn mạnh, được trang bị vũ khí hiện đại.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái là do: thực dân Pháp còn mạnh, được trang bị vũ khí hiện đại (SGK Lịch sử 12, tr86).

Câu 20. Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX vì

A. phong trào công nhân đã hoàn toàn trở thành tự giác.

B. giải quyết được mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.

C. đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

D. khuynh hướng yêu nước dân chủ tư sản đã hoàn toàn thất bại.

Đáp án: C

Giải thích: Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX vì đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Câu 21. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. tự do và dân chủ.

B. độc lập và tự do.

C. ruộng đất cho dân cày.

D. đoàn kết với cách mạng thế giới.

Đáp án: B

Giải thích: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là độc lập và tự do.

Câu 22. Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?

A. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.

B. Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.

C. Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

D. Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

Đáp án: A

Giải thích: Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc

Câu 23. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là do

A phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác.

B. phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn.

C. Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cầu hợp nhất.

D. các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng.

Đáp án: B

Giải thích: Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là do phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn.

Câu 24. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

A. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam, vì đã: chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

Câu hỏi vận dụng

Câu 25. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm gì khác so với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Khẳng định vai trò lãnh đạo thuộc về chính đáng vô sản.

B. Xác định được công nhân và nông dân là lực lượng cách mạng.

C. Đánh giá đúng khả năng chống đế quốc của giai cấp bóc lột.

D. Xác định đúng nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc.

Đáp án: C

Giải thích: So với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm khác là: đánh giá đúng khả năng chống đế quốc của giai cấp bóc lột.

Câu 26. Đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam là ý nghĩa của sự kiện lịch sử nào?

A. Thành Lập Đông Dương Cộng sản đảng.

B. Thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

C. Thành lập An Nam Cộng sản đảng.

D. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam là ý nghĩa của sự kiện: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (SGK Lịch sử 12, tr89).

Câu 27. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa

A. chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân.

B. tư tưởng Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Mác- Lênin.

C. chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

D. chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào yêu nước, phong trào vô sản hóa.

Đáp án: C

Giải thích: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước (SGK Lịch sử 12, tr89)

Câu 28. Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?

A. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.

B. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.

C. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.

D. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.

Đáp án: D

Giải thích: Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam là: luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.

Câu 29. Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là

A. phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiến bộ.

B. mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành tự giác.

C. điều kiện để công nhân phát triển về số lượng và trở thành giai cấp.

D. cơ hội thuận lợi giúp những người cộng sản về nước hoạt động.

Đáp án: A

Giải thích: Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiến bộ.

Câu 30. Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là

A. phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản chuyển sang khuynh hướng vô sản.

B. khuynh hướng vô sản và tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước.

C. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh.

D. khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối trong phong trào yêu nước.

Đáp án: B

Giải thích: Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là khuynh hướng vô sản và tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước.

Câu 31: Tác động của hệ tư tưởng nào làm cho Tân Việt cách mạng Đảng bị phân hoá?

A. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.

B. Tư tưởng dân chủ tư sản.

C. Chủ nghĩa Mác – Lênin.

D. Hệ tư tưởng phong kiến.

Đáp án: C

Giải thích:- Hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam đã làm cho cho Tân Việt cách mạng Đảng bị phân hoá thành hai bộ phận: 1 bộ phận theo khuynh hướng dân chủ tư sản, 1 bộ phận theo khuynh hướng vô sản.

Câu 32: Nội dung nào không phản ánh sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng?

A. Thành phần đảng viên của đảng phức tạp.

B. Tổ chức thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo.

C. Cơ sở quần chúng ít, hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.

D. Chịu ảnh hưởng của học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn.

Đáp án: D

Giải thích:- Chịu ảnh hưởng của học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn không phản ánh sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.

Câu 33: Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929, những người cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?

A. Phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta phát triển mạnh.

B. Phong trào dân tộc và dân chủ, đặc biệt là phong trào công nhân phát triển mạnh.

C. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân đảng tan rã.

D. Sự phát triển mạnh của hai tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng đảng.

Đáp án: B

Giải thích:- Cuối năm 1928 đầu năm 1929, do sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam, đặc biệt là phong trào công nhân, những người cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc

Câu 34: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) có điểm gì tương đồng với Luận cương chính trị (10/1930)?

A. Cách mạng phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng dân chủ tư sản.

B. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng là Đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo.

C. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đế quốc trước, đánh phong kiến sau.

D. Lực lượng của cách mạng có giai cấp công nhân và giai cấp nông nhân.

Đáp án: D

Giải thích:- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) đều xác định lực lượng cách mạng có giai cấp công nhân và giai cấp nông nhân.

Câu 35: Đặc điểm cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 là

A. Bắt đầu lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh, giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

B. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng tư sản và vô sản.

C. Phong trào dân tộc dân chủ công khai phát triển mạnh theo khuynh hướng vô sản.

D. Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra mạnh mẽ.

Đáp án: B

Giải thích:- Đặc điểm cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng tư sản và vô sản:

+ Cuộc đấu tranh theo khuynh hướng vô sản thông qua những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, sự phát triển của phong trào công nhân đưa tới sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

+ Cuộc đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản: tiêu biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng.

=> Kết cục khuynh hướng vô sản thắng lợi với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).

Câu 36: Tại sao năm 1925, Nguyễn Ái Quốc không thành lập ngay một Đảng cộng sản mà lại thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

A. Do những điều kiện thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam chưa chín muồi

B. Do chủ nghĩa Mác- Lênin chưa được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam

C. Do phong trào yêu nước vẫn nằm trong quỹ đạo của khuynh hướng dân chủ tư sản

D. Do phong trào công nhân vẫn dừng ở trình độ tự phát

Đáp án: A

Giải thích:- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc). Sau khi nghiên cứu tình hình trong nước, Nguyễn Ái Quốc cho rằng những điều kiện thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam chưa chín muồi. Vì:

+ Chủ nghĩa Mác- Lênin chưa được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam.

+ Phong trào yêu nước vẫn nằm trong quỹ đạo của khuynh hướng dân chủ tư sản.

+ Phong trào công nhân vẫn dừng ở trình độ tự phát.

=> Do đó xúc tiến những điều kiện thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam chín muồi, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên => Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 37: Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam giai đoạn 1927 - 1930 so với giai đoạn 1919 - 1926 là

A. Lực lượng tham gia

B. Tính cách mạng

C. Tổ chức chính trị

D. Kết quả

Đáp án: B

Giải thích:- Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam giai đoạn 1927 - 1930 so với giai đoạn 1919 - 1926 là mang tính cách mạng. Trong tôn chỉ mục đích của Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương đánh đổ thực dân Pháp để giành độc lập dân tộc, xây dựng quốc gia theo mô hình dân chủ tư sản. Còn ở giai đoạn 1919 - 1926 chỉ đấu tranh đòi một số quyền lợi kinh tế - chính trị trong khuôn khổ chế độ thực dân chứ không đấu tranh để xóa bỏ chế độ ấy.

Câu 38: Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái chứng tỏ điều gì?

A. Giai cấp tư sản chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn, tổ chức lỏng lẻo, thành phần phức tạp.

B. Cuộc khởi nghĩa chưa tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội tham gia.

C. Đường lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản không phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta.

D. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong tình thế bị động, chưa có đường lối đúng đắn, thực dân Pháp còn mạnh.

Đáp án: C

Giải thích:- Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo - đảng theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa này đánh dấu chấm dứt vai trò lịch sử của đảng này với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc vừa mới xuất hiện đã chấm dứt. Đồng thời, cùng minh chứng đường lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản không phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta.

Câu 39:Trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạnglà mục tiêu đấu tranh của tổ chức

A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn

B. Việt Nam Quốc Dân đảng

C. Đảng Cộng sản Việt Nam

D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Đáp án: B

Giải thích:- Ngày 25-12-1927, Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập. Khi mới thành lập, chính đảng này chưa có chính cương rõ ràng, chỉ nêu chung chung là: trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng.

Câu 40: Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?

A.Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.

B.Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.

C.Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

D.Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

Đáp án: A

Giải thích:- Ngay từ đầu Việt Nam Quốc dân đảng đã nhận thức đúng hiện thực khách quan là phải tiến hành cuộc cách mạng bạo lực với thực dân Pháp thì mới giành được độc lập, tự chủ. Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng máu và sắt” với mục đích đoàn kết lực lượng để đẩy mạnh cách mạng dân tộc.

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 có đáp án

Trắc nghiệm Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939 có đáp án

Trắc nghiệm Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời có đáp án

Trắc nghiệm Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 có đáp án

Trắc nghiệm Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) có đáp án

1 23,119 28/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: