TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 11 (có đáp án 2024): Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 11.
Trắc nghiệm Lịch sử 12 Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
Bài giảng Lịch sử 12 Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới hai cực Ianta hình thành với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường nào đứng đầu?
A. Mĩ và Trung Quốc.
B. Anh và Liên Xô.
C. Mĩ và Liên Xô.
D. Pháp, Trung Quốc.
Đáp án: C
Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr71.
Câu 2: Sau khi giành được độc lập các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã
A. đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội.
B. phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. vươn lên trở thành những siêu cường về kinh tế, chính trị.
D. hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Đáp án: A
Giải thích: Sau khi giành được độc lập các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội (SGK Lịch sử 12, tr72).
Câu 3: Trong nửa sau thế kỉ XX, nhờ có sự điều chỉnh kịp thời nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa đã
A. tăng trưởng khá liên tục, hình thành các trung tâm kinh tế lớn.
B. giải quyết triệt để mâu thuẫn giàu - nghèo trong xã hội.
C. phát triển ổn định, bền vững, không bị khủng hoảng.
D. phát triển với quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng thần kì.
Đáp án: A
Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr72.
Câu 4: Nét nổi bật của quan hệ quốc tế trong những năm 1945 - 1991 là
A. sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ dẫn đến Chiến tranh lạnh kéo dài.
B. chủ nghĩa khủng bố hình thành đe dọa đến các nước.
C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại.
D. các cuộc xung đột do mâu thuẫn về sắc tộc tôn giáo.
Đáp án: A
Giải thích: Nét nổi bật của quan hệ quốc tế trong những năm 1945 - 1991 là sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ dẫn đến Chiến tranh lạnh kéo dài (SGK Lịch sử 12, tr72)
Câu 5: Điền từ còn thiếu vào đoạn trích sau: “Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là …(1)…đã trở thành…(2)... đáp ứng những đòi hỏi mới về……(3)... của cuộc sống ngày càng có chất lượng cao”
A. (1) kỹ thuật; (1) lực lượng sản xuất trực tiếp; (3) vật chất, tinh thần.
B. (1) khoa học; (2) lực lượng sản xuất trực tiếp; (3) công cụ sản xuất mới, năng lượng mới, vật liệu mới.
C. (1) kỹ thuật; (2) lực lượng sản xuất trực tiếp; (3) chạy đua lực lượng quân sự, vũ khí hiện đại và tiêu dùng.
D. (1) khoa học; (2) lực lượng sản xuất trực tiếp; (3) môi trường sống.
Đáp án: B
Giải thích: Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đáp ứng những đòi hỏi mới về công cụ sản xuất mới ,năng lượng mới, vật liệu mới của cuộc sống ngày càng có chất lượng cao (SGK Lịch sử 12, tr73)
Câu 6: Có thể nói, xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp và sự thích ứng để vừa kịp thời, vừa khôn ngoan
A. lợi dụng lẫn nhau để phát triển kinh tế.
B. nắm bắt thời cơ phát triển công nghệ.
C. nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.
D. vượt qua thách thức, tránh tụt hậu.
Đáp án: C
Giải thích: Có thể nói, xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp và sự thích ứng để vừa kịp thời, vừa khôn ngoan nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức (SGK Lịch sử 12, tr73)
Câu 7: Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên nền
A. sản xuất phồn vinh, tài chính vững chắc, công nghệ cao, quốc phòng mạnh.
B. sản xuất phồn vinh, nông nghiệp vững mạnh, kinh tế phát triển.
C. sản xuất hàng hóa, công nghệ phần mềm phát hiện, quân sự mạnh.
D. sản xuất công nghệ phần mềm cao, lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
Đáp án: A
Giải thích: Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên nền sản xuất phồn vinh, tài chính vững chắc, công nghệ cao, quốc phòng mạnh (SGK Lịch sử 12, tr73).
Câu 8: Sau chiến tranh lạnh quan hệ giữa các nước lớn điều chỉnh theo chiều hướng
A. đối đầu, chạy đua vũ trang, xung đột trực tiếp.
B. đối thoại, thỏa hiệp, cạnh tranh lẫn nhau.
C. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.
D. đối thoại đại cạnh tranh và hợp tác.
Đáp án: C
Giải thích: Sau chiến tranh lạnh quan hệ giữa các nước lớn điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp (SGK Lịch sử 12, tr74)
Câu 9: Xu thế chủ đạo của thế giới hiện nay là
A. phân biệt chủng tộc và màu da.
B. hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển.
C. hoàn hoãn, tránh xung đột trực tiếp về quân sự.
D. phân biệt tôn giáo và vùng miền.
Đáp án: B
Giải thích: Xu thế chủ đạo của thế giới hiện nay là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển (SGK Lịch sử 12, tr74).
Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khu vực nào?
A. Châu Âu, châu Á và châu Phi.
B. Châu Á, châu Âu và khu vực Mĩ Latinh.
C. Châu Âu, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
D. Châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
Đáp án: D
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở Châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (SGK Lịch sử 12, tr72).
Câu 11: Nửa sau thế kỉ XX hệ thống đế quốc chủ nghĩa có những chuyển biến quan trọng, Mĩ vươn lên trở thành
A. đế quốc giàu mạnh nhất.
B. trung tâm kinh tế lớn nhất của thế giới.
C. siêu cường tài chính số 1 thế giới.
D. nước có nền kinh tế phát triển thần kì.
Đáp án: B
Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr71.
Câu 12: Hình thức chủ yếu để cạnh tranh giữa các cường quốc sau chiến tranh lạnh là
A. Xây dựng lực lượng quận sự mạnh.
B. Xây dựng và sản xuất nhiều loại vũ khí hủy diệt.
C. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia.
D. Chạy đua vũ tranh để cạnh tranh giữa các cường quốc.
Đáp án: C
Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr73.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 13: Sự kiện nào chứng tỏ chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành hệ thống thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thắng lợi của các nước ở Đông Âu.
B. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
C. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc.
D. Thắng lợi của cách mạng Cuba.
Đáp án: A
Giải thích: Với thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới (SGK Lịch sử 12, tr71).
Câu 14: Ý nào sau đây không phải là tính hai mặt trong mối quan hệ giữa các nước lớn sau chiến tranh lạnh ?
A. Mâu thuẫn và hài hòa.
B. Cạnh tranh và hợp tác.
C. Tiếp xúc và kiềm chế.
D. Xung đột và mâu thuẫn.
Đáp án: D
Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr74.
Câu 15: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của khoa học.
A. Khoa học gắn liền với kĩ thuật.
B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ khoa học.
C. Khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật.
D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Đáp án: B
Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr73.
Câu 16: Xu thế nào diễn ra mạnh mẽ sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt ?
A. Đối đầu về quân sự.
B. Chạy đua vũ trang.
C. Toàn cầu hóa.
D. Xung đột và nội chiến.
Đáp án: C
Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr74.
Câu 17: Thắng lợi của cuộc cách mạng nào sau đây không cho thấy sự mở rộng không gian địa lí của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Cách mạng Cuba (1959).
B. Cách mạng Trung Quốc (1949).
C. Cách mạng Việt Nam (1945).
D. Cách mạng Pháp (cuối thế kỉ XVIII).
Đáp án: D
Giải thích: Thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Trung Quốc và Cuba đã mở rộng không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (SGK Lịch sử 12, tr71).
Câu 18: Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh đã làm bản đồ chính trị thế giới thay đổi như thế nào ?
A. Hơn 100 quốc gia độc lập ra đời, có vai trò trong đời sống chính trị thế giới.
B. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn.
C. Chủ nghĩa phát xít và quân phiệt sụp đổ.
D. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân tiếp tục được duy trì.
Đáp án: A
Giải thích: Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập, các quốc gia này có vai trò trong đời sống chính trị thế giới (SGK Lịch sử 12, tr72).
Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chấm dứt chiến tranh lạnh là gì ?
A. Các nước Tây Âu, Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
B. Nền kinh tế của Liên Xô bị khủng hoảng, suy yếu.
C. Phong trào đấu tranh của nhân dân 2 nước diễn ra mạnh mẽ.
D. Sự suy giảm vị thế của hai siêu cường Liên Xô và Mĩ.
Đáp án: D
Giải thích: Do việc chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh đã làm suy giảm vị thế giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ là nguyên nhân chủ yếu chi phối đến việc chấm dứt chiến tranh lạnh.
Câu 20: Di chứng mà chiến tranh lạnh để lại là gì?
A. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (Apacthai) xuất hiện.
B. Sự ra đời của các liên minh kinh tế.
C. Các cuộc xung đột về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.
D. Kinh tế khủng hoảng, suy thoái, xã hội đói nghèo.
Đáp án: C
Giải thích: Chiến tranh lạnh chấm dứt, nhưng đâu đó vẫn còn những “di chứng” của Chiến tranh lạnh với nguy cơ bùng nổ các cuộc xung đột do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấm lãnh thổ (SGK Lịch sử 12, tr73).
Câu 21. Cách mạng khoa học kĩ thuật đã đặt các dân tộc trước thách thức gì?
A. Thiếu hụt các nguồn năng lượng.
B. Bùng nổ dân số.
C. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
D. Bảo vệ môi trường sinh thái trên Trái Đất.
Đáp án: D
Giải thích: Cách mạng khoa học kĩ thuật đã đặt các dân tộc trước thách thức: bảo vệ mô trường sinh thái; đảm bảo sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội… (SGK Lịch sử 12, tr73).
Câu 22. Một điểm tích cực của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh lạnh là gì ?
A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
B. Lợi dụng các cuộc chiến tranh cục bộ để làm giàu.
C. Điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật.
D. Giải quyết triệt để sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội.
Đáp án: C
Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr73.
Câu 23. Sự khủng hoảng của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản giai đoạn 1973-1991 chủ yếu là do tác động của
A. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
B. khủng hoảng thừa, nguồn cung nhiều hơn cầu.
C. khủng hoảng năng lượng thế giới từ năm 1973.
D. trật tự hai cực Ianta và cuộc chiến tranh lạnh.
Đáp án: C
Giải thích: Sự khủng hoảng của kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản giai đoạn 1973-1991 là do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới từ năm 1973.
Câu 24. Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do
A. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.
B. nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước.
C. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe.
D. các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.
Đáp án: C
Giải thích: Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do tác động của cuộc Chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe.
Câu hỏi vận dụng
Câu 25. Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
A. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định.
B. điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.
C. tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt.
D. Điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.
Đáp án: D
Giải thích: Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ Điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.
Câu 26: Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.
B. thúc đẩy Mĩ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô.
C. góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực.
D. thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Đáp án: A
Giải thích: Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.
Câu 27. Yếu tố nào dưới đây quyết định đến sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai ?
A. Sự suy yếu, khủng hoảng của chế độ thực dân ở thuộc địa.
B. Ý thức về dân tộc và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C. Sự đồng tỉnh và ủng hộ của Liên Xô và các nước Đông Âu.
D. Phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.
Đáp án: B
Giải thích: Yếu tố quyết định đến sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ 2 phải bắt nuồn từ sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và sức mạnh của chính quốc gia đó để đấu tranh đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập tự do, toàn vẹn chủ quyền của các quốc gia, dân tộc.
Câu 28: Nét nổi bật chi phối chủ yếu quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Chiến tranh cục bộ diễn ra ở Việt Nam, Triều Tiên...
B. Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Liên Xô - Mĩ.
C. Thế giới chuyển sang xu thế đối thoại và hợp tác.
D. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
Đáp án: B
Giải thích: Nét nổi bật chi phối chủ yếu quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Liên Xô - Mĩ (SGK Lịch sử 12, tr72)
Câu 29. Yếu tố nào dưới đây tác động tới sự thành bại của Mĩ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới đơn cực giai đoạn sau Chiến tranh lạnh?
A. Sự mở rộng không gian địa lý của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B. Sự hình thành của các trung tâm kinh tế Tây Âu và Nhật Bản.
C. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới.
D. Sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền.
Đáp án: C
Giải thích: Yếu tố nào tác động tới sự thành bại của Mĩ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới đơn cực là: tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới.
Câu 30. Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do
A. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.
B. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.
C. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.
D. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.
Đáp án: A
Giải thích: Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.
Câu 31: Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, xu thế liên kết khu vực lại phát triển mạnh ở các nước tư bản?
A. Do tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật
B. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
C. Do tác động của xu thế toàn cầu hóa
D. Do tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật và sự phát triển của lực lượng sản xuất
Đáp án: D
Giải thích:- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực. Tiêu biểu là là sự ra đời và phát triển của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh châu Âu (EU).
Câu 32: Tại sao Chiến tranh lạnh đã chấm dứt nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột?
A. Chủ nghĩa khủng bố
B. Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố
C. Di chứng của Chiến tranh lạnh
D. Sự can thiệp của các nước lớn
Đáp án: B
Giải thích:- Tuy hòa bình ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguyên nhân chủ yếu do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố.
Câu 33: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
Đáp án: B
Giải thích:- Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), mâu thuẫn xã hội ở các nước châu Á phát triển gay gắt, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Trong khi đó, các lực lượng dân tộc ở các nước này ngày càng trưởng thành. Đây là yếu tố quyết định. Còn lại bối cảnh thế giới chỉ là yếu tố khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ.
Câu 34: Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
A. Trật tự hai cực - hai phe
B. Chiến tranh lạnh
C. Xu thế liên kết khu vực và quốc tế
D. Sự ra đời của các khối quân sự đối lập
Đáp án: A
Giải thích:- Trật tự hai cực – hai phe (hay còn gọi là trật tự hai cực Ianta) là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX. Cuộc chiến tranh lạnh hay sự ra đời của các khối quân sự đối lập trên thế giới đều là hệ quả của trật tự này.
Câu 35: Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên những nền tảng nào?
A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật
B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ
C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ
D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng
Đáp án: D
Giải thích:- Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
Câu 36: Yếu tố chủ quan quyết định đến thắng lợi trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới là
A. Ý thức dân tộc và sự trưởng thành của lực lượng xã hội ở các nước thuộc địa.
B. Giai cấp tư sản dân tộc ngày càng đông về số lượng, ý thức được sứ mệnh của mình.
C. Giai cấp công nhân xuất hiện và ngày càng trưởng thành, từng bước bước lên vũ đài chính trị.
D. Sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc.
Đáp án: A
Giải thích:- Những nhân tố chủ quan quyết định đến thắng lợi trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới gồm:
* Nhân tố chủ quan:
- Nơi tập trung các mâu thuẫn, gay gắt nhất là mâu thuẫn dân tộc.
- Lực lượng dân tộc phát triển (ý thức hệ, tư tưởng đấu tranh), tư sản và vô sản, liên tiếp ra đời các chính đảng.
Ví dụ:
Cách mạng Trung Quốc thắng lợi do sự phát triển lực lượng của Đảng Cộng sản và Quốc Dân đảng, kết thúc cuộc nội chiến giữa hai đảng này đưa đến sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hơn nữa, Quốc Dân đảng có sự hậu thuẫn của Mĩ nên cuộc nội chiến cũng mang tính chất dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 37: Yếu tố nào sẽ tiếp tục tạo ra sự đột phá và chuyển biến trong cục diện thế giới hiện nay?
A. Mỹ thực hiện diễn biến hòa bình.
B. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.
C. Sự đối đầu gay gắt giữa hai nước Xô - Mỹ.
D. Sự phát triển của khoa học - công nghệ.
Đáp án: D
Giải thích:- Từ đầu những năm 90, một trật tự thế giới mới đang dần dần được hình thành. Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tuỳ thuộc ở nhiều nhân tố. Trong đó, sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trong cục diện thế giới, bởi áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật sẽ tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế, đưa đến sự phát triển của nhiều quốc gia cạnh tranh với các nước đã phát triển từ trước đó. Có tiềm lực về kinh tế sẽ nâng cao vị thế về chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới.
Câu 38: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng như trong nửa sau thế kỉ XX?
A. Sự tham gia tích cực của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh vào các hoạt động quốc tế
B. Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế - tài chính - chính trị
C. Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa
D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
Đáp án: C
Giải thích:- Trong nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng do một số nguyên nhân cơ bản như sự tham gia tích cực của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh vào các hoạt động quốc tế; quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế; những tiến bộ kì diệu của khoa học- kĩ thuật làm cho Trất Đất như thu nhỏ lại…
Đáp án C: Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa phải đến những năm 80 của thế kỉ XX mới xuất hiện nên không phải nguyên nhân dẫn đến quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng và đa dạng trong nửa sau thế kỉ XX.
Câu 39: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên
B. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật
C. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động
D. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm
Đáp án: B
Giải thích:- Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của hệ thống tư bản chủ nghĩa là ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại để năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu hợp lý. Việt Nam có thể vận dụng bài học này để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 40: Điều kiện khách quan thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Ý chí đấu tranh giải phóng của các dân tộc
B. Sự trưởng thành của các lực lượng xã hội.
C. Sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc.
D. Xu thế hóa bình hợp tác cùng phát triển.
Đáp án: C
Giải thích:- Những điều kiện khách quan thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển và giành thắng lợi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
+ Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra giữa lực lương phát xít với các nước trong đó có các nước đế quốc có nhiều thuộc địa thì trong thời kì chiến tranh các nước đế quốc như Anh, Pháp bị ảnh hưởng không chỉ ở chính quốc mà cả ở thuộc địa, ví dụ ở Đông Dương. Vì vậy, đây cũng là điều kiện khách quan cho sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc.
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai CNXH trở thành một hệ thống thế giới là chỗ dựa cho phong trào giải phóng dân tộc. Sự lớn mạnh và phát triển của phong trào công nhân Quốc tế, các lực lượng dân chủ tiến bộ đã tác động đến phong trào giải phóng dân tộc.
Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có đáp án
Trắc nghiệm Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 có đáp án
Trắc nghiệm Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án