TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 12 (có đáp án 2024): Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 12.
Trắc nghiệm Lịch sử 12 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Tổng số vốn thực dân Pháp đầu tư vào Đông Dương chủ yếu là Việt Nam để thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần hai từ 1924- 1929 là
A. Khoảng 2 tỉ phrăng.
B. Khoảng 3 tỉ phrăng.
C. Khoảng 4 tỉ phrăng.
D. Khoảng 5 tỉ phrăng.
Đáp án: C
Giải thích: Tổng số vốn thực dân Pháp đầu tư vào Đông Dương chủ yếu là Việt Nam để thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần hai từ 1924- 1929 là khoảng 4 tỉ phrăng (SGK Lịch sử 12, tr76)
Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?
A. Công nghiệp chế biến.
B. Nông nghiệp.
C. Nông nghiệp và thương nghiệp.
D. Giao thông vận tải.
Đáp án: B
Giải thích: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (SGK Lịch sử 12, tr77)
Câu 3. Giai cấp nào ở Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Nông dân.
B. Địa chủ.
C. Tư sản.
D. Trí thức phong kiến.
Đáp án: C
Giải thích: Giai cấp tư sản ở Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (SGK Lịch sử 12, tr78)
Câu 4. Một trong những biện pháp thực dân Pháp đã áp dụng làm cho ngân sách Đông Dương tăng gấp 3 lần trong khoảng thời gian từ 1912-1930 là
A. chia ruộng đất cho dân cày.
B. tăng thuế.
C. xuất khẩu lúa gạo sang Pháp.
D. đầu tư phát triển công nghiệp nặng.
Đáp án: B
Giải thích: Một trong những biện pháp thực dân Pháp đã áp dụng làm cho ngân sách Đông Dương tăng gấp 3 lần trong khoảng thời gian từ 1912-1930 là tăng thuế (SGK Lịch sử 12, tr77).
Câu 5. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam là
A. đại địa chủ.
B. Nông dân.
C. tư sản mại bản.
D. trí thức phong kiến.
Đáp án: B
Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam là nông dân (SGK Lịch sử 12, tr78)
Câu 6. Ở Việt Nam, cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp đã dẫn đến sự ra đời của các giai cấp mới nào?
A. Công nhân, nông dân, tư sản
B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
C. Tư sản, tiểu tư sản.
D. Địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.
Đáp án: C
Giải thích: Ở Việt Nam, cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp đã dẫn đến sự ra đời của các giai cấp tư sản và tiểu tư sản (SGK Lịch sử 12, tr78).
Câu 7. Cuộc đấu tranh đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam khởi xướng trong những năm 1919 - 1925 là gì?
A. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.
B. Chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì.
C. Thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng.
D. “Chấn hưng nội hóa”, “ Bài trừ ngoại hóa”.
Đáp án: D
Giải thích: Năm 1919, tư sản Việt Nam đã tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng Việt Nam, “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.
Câu 8. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của An-giê-ri, Ma-rốc… lập ra tổ chức nào dưới đây?
A. Tâm tâm xã.
B. Tân Việt cách mạng đảng.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Hội Liên hiệp thuộc địa.
Đáp án: D
Giải thích: Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của An-giê-ri, Ma-rốc… lập ra tổ chức Hội Liên hiệp thuộc địa (SGK Lịch sử 12, tr82).
Câu 9. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận là
A. tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
B. tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
C. tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
D. tư sản dân tộc và tư sản công thương.
Đáp án: C
Giải thích: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận là tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
Câu 10. Những tờ báo tiến bộ bằng tiếng Pháp của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong những năm 1919-1925 là
A. Chuông rè, Người nhà quê, Hữu thanh.
B. An Nam trẻ, Nhành lúa, Tiếng dân.
C. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.
D. Thời mới, Người nhà quê, Chuông rè.
Đáp án: C
Giải thích: Những tờ báo tiến bộ bằng tiếng Pháp của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong những năm 1919-1925 là Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê (SGK Lịch sử 12, tr80)
Câu 11. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ báo nào dưới đây?
A. Đời sống công nhân.
B. Người cùng khổ (Le Paria).
C. Nhân đạo
D. Sự thật.
Đáp án: B
Giải thích: Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ báo Người cùng khổ (SGK Lịch sử 12, tr82)
Câu 12. Từ năm 1920 - 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước nào ?
A. Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc.
B. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
C. Đức, Liên Xô, Thái Lan.
D. Anh, Pháp, Mĩ.
Đáp án: B
Giải thích: Từ năm 1920 - 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước Pháp, Liên Xô, Trung Quốc (SGK Lịch sử 12, tr81,82)
Câu hỏi thông hiểu
Câu 13. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam vì
A.Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế, tài chính bị kiệt quệ.
C. Nguồn nhân công ở Việt Nam dồi dào.
D. Pháp muốn trút gánh nặng của khủng hoảng thừa lên vai nhân dân Việt Nam.
Đáp án: B
Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr76.
Câu 14. Mục đích chính trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung Việt Nam nói riêng là
A. bù đắp thiệt hại do chiến tranh và khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh.
B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam và Đông Dương.
C. khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh.
D. tận dụng nguồn nhân công rẻ mạt của Việt Nam.
Đáp án: A
Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr76.
Câu 15. Điểm mới trong chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp là gì?
A. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.
B. Cướp đoạt toàn bộ ruộng đất của nông dân lập đồn điền.
C. Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng.
D. Đầu tư với tốc độ nhanh, qui mô khai thác lớn vào các ngành kinh tế.
Đáp án: D
Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr76.
Câu 16. Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đến kinh tế Việt Nam là gì ?
A. Cơ cấu kinh tế Việt Nam mất cân đối, lạc hậu, nghèo nàn.
C. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập tự chủ.
B. Kinh tế Việt Nam phát triển một cách tự chủ.
D. Luôn trong tình trạng khủng hoảng.
Đáp án: A
Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr78.
Câu 17. Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), thực dân Pháp mở rộng ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam?
A. Nguồn nguyên liệu sẵn có, nhân công dồi dào.
B. Đây là ngành kinh tế duy nhất thụ nhiều lợi nhuận.
C. Đây là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam.
D. Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào công nghiệp.
Đáp án: A
Giải thích: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), thực dân Pháp mở rộng ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam, vì ở Việt Nam có nguồn nguyên - nhiên liệu phong phú, nhân công dồi dào…
Câu 18. Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này
A. là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. lật đổ được sự thống trị của tư sản và phong kiến.
C. giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga
D. giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nông dân.
Đáp án: C
Giải thích: Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga.
Câu 19. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) trong bối cảnh thế giới như thế nào?
A. Nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa ổn định.
B. Hệ thống thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa Âu - Mĩ bị thu hẹp.
C. Các nước tư bản châu Âu gánh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề.
D. Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh.
Đáp án: C
Giải thích: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) trong bối cảnh: Các nước tư bản châu Âu gánh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề.
Câu 20. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó chủ yếu nhất là mâu thuẫn giữa
A. tư sản và địa chủ phong kiến tay sai cho Pháp.
B. toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp và tay sai.
C. công nhân và tư sản.
D. nông dân và địa chủ.
Đáp án: B
Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó chủ yếu nhất là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp và tay sai (SGK Lịch sử 12, tr79).
Câu 21. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát bước đầu chuyển sang tự giác là cuộc bãi công của
A. công nhân Sài Gòn- Chợ Lớn năm 1920.
B. công nhân nhà máy dệt Nam Định
C. công nhân xưởng Ba Son tháng 8/1925.
D. công nhân viên chức ở Bắc kì năm 1922.
Đáp án: C
Giải thích: Sự kiện đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát bước đầu chuyển sang tự giác là cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son tháng 8/1925 (SGK Lịch sử 12, tr81).
Câu 22. Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (25/12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản vì tổ chức này
A. bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa.
B. đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
C. giúp nhân dân Việt Nam đấu tranh chống Pháp.
D. chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Đáp án: A
Giải thích: Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (25/12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản vì tổ chức này bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa (SGK Lịch sử 12, tr82).
Câu 23. Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người
A. dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
B. gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.
C. dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
D. tham dự thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
Đáp án: D
Giải thích: Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người tham dự thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
Câu 24. Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920) là mốc đánh dấu
A. sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới.
B. bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
C. sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.
D. bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Đáp án: B
Giải thích: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920) là mốc đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
Câu hỏi vận dụng
Câu 25. Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về
A. lực lượng cách mạng.
B. khuynh hướng chính trị.
C. đối tượng cách mạng.
D. mục tiêu trước mắt.
Đáp án: B
Giải thích: Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về khuynh hướng chính trị.
Câu 26. Tính chất cách mạng non yếu của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919 - 1925 được thể hiện ở việc
A. chủ yếu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.
B. chưa thành lập được các tổ chức chính trị của mình.
C. sẵn sàng thỏa hiệp khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi.
D. chưa tập hợp được quần chúng nhân dân để phát động các cuộc đấu tranh.
Đáp án: C
Giải thích: Tính chất cách mạng non yếu của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919 - 1925 được thể hiện ở việc sẵn sàng thỏa hiệp khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi.
Câu 27. Từ năm 1919 đến năm 1925, có nhiều sự kiện của thế giới đã tác động, ảnh hưởng tích cực đến phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam, ngoại trừ
A. thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B. cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản Âu - Mĩ.
C. sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
D. sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông.
Đáp án: C
Giải thích: Từ năm 1919 đến năm 1925, có nhiều sự kiện của thế giới đã tác động, ảnh hưởng tích cực đến phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam, ngoại trừ sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
Câu 28. Nội dung nào dưới đây là nhân tố chủ quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông dâng cao.
C. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
D. Phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây phát triển mạnh.
Đáp án: C
Giải thích: Nhân tố chủ quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là: tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
Câu 29. Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là
A. ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.
B. ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.
C. ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam.
D. ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam.
Đáp án: A
Giải thích: Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là: ra đời trước giai cấp tư sản.
Câu 30. Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam trong những năm 1919-1925 là
A. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
C. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
D. khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đáp án: C
Giải thích: Sự kiện tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận Cương của Lênin đăng trên tờ báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp, Người đã tìm ra con đường cứu nước của dân tộc ta sau bao nhiêu năm bôn ba ở nước ngoài, từ đó hướng cả dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản. SGK Lịch sử 12, tr81.
Câu 31: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam?
A. Cơ cấu kinh tế phát triển mất cân đối
B. Kinh tế có sự chuyển biến ít nhiều nhưng chỉ mang tính cục bộ
C. Kinh tế Việt Nam ngày càng cột chặt vào kinh tế Pháp
D. Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa
Đáp án: D
Giải thích:- Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến ít nhiều song chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, phát triển mất cân đối. Kinh tế Đông Dương ngày càng bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
=> Đáp án D: kinh tế Việt Nam phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa không phải là sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp.
Câu 32: Mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam thuộc địa đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội nào?
A. Nông dân với địa chủ phong kiến
B. Tư sản với vô sản
C. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai
D. Nông dân với đế quốc Pháp
Đáp án: A
Giải thích:- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản đông tay sai. Tuy nhiên, đó là mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất vẫn là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Câu 33: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) khi
A. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.
B. Thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.
C. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
D. Kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.
Đáp án: C
Giải thích:- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã để lại hậu quả nặng nề đối với Pháp => Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) để bù đắp thiệt hại của chiến tranh gây ra.
Câu 34: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp tập trung đầu tư vào
A. Đồn điền cao su.
B. Công nghiệp hóa chất.
C. Công nghiệp luyện kim.
D. Ngành chế tạo máy.
Đáp án: A
Giải thích:- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp tập trung vào nông nghiệp (đồn điền cao su) để cung cấp nguyên liệu chiến lược cho sự phát triển của công nghiệp Pháp.
Câu 35: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.
Đáp án: C
Giải thích:- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.
Câu 36: Mục đích chung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929) thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương là
A. Bù đắp thiệt hại chiến tranh
B. Phát triển kinh tế chính quốc
C. Thúc đẩy kinh tế thuộc địa phát triển
D. Bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc
Đáp án: D
Giải thích:- Cả hai cuộc khai thác thuộc địa thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương đầu thế kỉ XX đều nhằm bù đắp thiệt hại của các cuộc chiến tranh (lần thứ nhất là cuộc xâm lược vũ trang và bình định của thực dân Pháp ở Việt Nam (1858-1896); lần thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và làm giàu cho chính quốc bằng cách vơ vét sức người sức của, đặc biệt là các nguyên liệu quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp Pháp.
Câu 37: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây với giai cấp công nhân ở Việt Nam?
A. Đều đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
B. Đều sống tập trung.
C. Đều có tinh thần cách mạng triệt để.
D. Đều ra đời trước giai cấp tư sản
Đáp án: D
Giải thích:- Đặc điểm chung của giai cấp công nhân trên thế giới là họ là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, sống tập trung và có tinh thần cách mạng triệt để.
Còn về thời gian ra đời, nếu ở các nước tư bản phương Tây giai cấp tư sản ra đời, tiến hành tước đoạt tư liệu sản xuất của nông dân, thợ thủ công biến họ thành những người công nhân làm thuê; thì ở Việt Nam giai cấp công nhân lại ra đời trước giai cấp tư sản do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914).
=> Đáp án D: giai cấp công nhân đều ra đời trước giai cấp tư sản không phải điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân quốc tế.
Câu 38: Điểm khác nhau trong cơ cấu vốn đầu tư của thực dân Pháp giữa trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) là
A. Chủ yếu là vốn của tư bản tư nhân
B. Chủ yếu là vốn của tư bản nhà nước
C. Chủ yếu là vốn của tư bản tài chính
D. Chủ yếu là vốn của tư bản độc quyền
Đáp án: A
Giải thích:- Trong cơ cấu vốn của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), vốn đầu tư chủ yếu thuộc về tư bản tư nhân. Do thời kì này hệ thống cơ sở hạ tầng ở Đông Dương đã được đầu tư hoàn thiện, tình hình chính trị tương đối ổn định. Đây là điểm khác so với cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914).
Câu 39: Nội dung nào phản ánh đúng đặc điểm của tư sản dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX?
A. Ra đời sau giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị.
B. Ra đời trước giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế và địa vị chính trị.
C. Ra đời trước giai cấp công nhân, yếu ớt về kinh tế nhưng có địa vị chính trị.
D. Ra đời sau giai cấp công nhân, nhỏ yếu về kinh tế và không có địa vị chính trị.
Đáp án: D
Giải thích:- Khác với giai cấp tư sản ở nhiều nước trên thế giới – ra đời trước giai cấp công nhân và có thế lực kinh tế cũng như địa vị chính trị mạnh. Tư sản dân tộc Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (giai cấp công nhân ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần một). Tư sản dân tộc Việt Nam ra đời muộn còn bị thực dân Pháp chèn ép nên nhỏ yếu về kinh tế và không có địa vị chính trị. Chính vì thế, các cuộc đấu tranh của tư sản dân tộc tuy có sôi nổi nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi về kinh tế thì lại nhượng bộ chúng.
Câu 40: Nội dung nào không phải là mục tiêu của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
A. Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Khôi phục lại địa vị của Pháp trong thế giới TBCN.
D. Trả cho Nga khoản vay nợ trong Chiến tranh Pháp - Phổ
Đáp án: B
Giải thích:- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, do là nước thắng trận nên Pháp không phải bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 có đáp án
Trắc nghiệm Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án