TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 7 (có đáp án 2023): Liên minh châu Âu (EU) (tiết 4): Cộng hòa liên bang Đức

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 7: Liên minh châu Âu (EU) (tiết 4): Cộng hòa liên bang Đức có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 7.

1 3,511 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 7: Liên minh châu Âu (EU)

(Tiết 4): Cộng hòa liên bang Đức

1 – Câu hỏi nhận biết

Câu 1. CHLB Đức có bao nhiêu bang?

A. 14.

B. 15.

C. 16.

D. 17.

Đáp án: C

Giải thích: Nước Đức là nhà nước liên bang gồm 16 bang.

Câu 2. Phát biểu nào đúng về đặc điểm dân cư CHLB Đức?

A. Cơ cấu dân số già.

B. Mức sống còn thấp.

C. Tỉ suất sinh cao.

D. Cơ cấu dân số trẻ.

Đáp án: B

Giải thích: Đức là nước có cơ cấu dân số già, tỉ suất sinh vào loại thấp nhất châu Âu.

Câu 3. Nhận định đúng về vị trí của CHLB Đức là

A. nằm ở trung tâm châu Âu.

B. nằm ở Tây Nam châu Âu.

C. giáp với 2 đại dương  và 3 biển.

D. giáp với 11 nước và 3 biển.

Đáp án: A

Giải thích: CHLB Đức là quốc gia nằm ở trung tâm châu Âu.

Câu 4. Nhận định nào đúng về đặc điểm khí hậu CHLB Đức.

A. Đức nằm trong khu vực khí hậu ôn đới.

B. Khí hậu nước Đức vô cùng lạnh giá.

C. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng.

D. Khí hậu phân hóa rất phức tạp.

Đáp án: A

Giải thích: CHLB Đức nằm trong khu vực khí hậu ôn đới.

Câu 5. Đặc điểm của kinh tế Đức là

A. cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới.

B. đang trong quá trình công nghiệp hóa.

C. đang tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp.

D. Giá trị thương mại cao nhất thế giới.

Đáp án: A

Giải thích: Hiện nay, nước Đức thống nhất là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới.

Câu 6. Ngành công nghiệp nào của CHLB Đức có vị trí cao trên thế giới?

A. Chế tạo máy, điện tử.

B. Chế tạo máy, da giày.

C. Điện tử, thực phẩm.

D. Cơ khí, chế tạo máy.

Đáp án: A

Giải thích: Nhiều ngành công nghiệp của CHLB Đức có vị trí cao trên thế giới như chế tạo máy, điện tử - viễn thông, hóa chất, sản xuất thép.

Câu 7. Nông sản chủ yếu của CHLB Đức là

A. lúa mì, củ cải đường.

B. khoai tây, gia cầm.

C. củ cải đường, gia cầm.

D. thịt bò, lợn và gia cầm.

Đáp án: A

Giải thích: Nông sản chủ yếu của CHLB Đức là lúa mì, củ cải đường, khoai tây, thịt (bò, lợn) và sữa.

Câu 8. Đặc điểm nền nông nghiệp của CHLB Đức là

A. điều kiện tự nhiên rất thuận lợi.

B. điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

C. không sử dụng nhiều phân bón.

D. năng suất chưa tăng lên nhiều.

Đáp án: A

Giải thích: Đặc điểm nền nông nghiệp của CHLB Đức là điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

2 – Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Hai quốc gia giữ vai trò chủ chốt trong quá trình hình thành và phát triển EU là
A. Anh và CHLB Đức.

B. Pháp và CHLB Đức.

C. Pháp và Anh.

D. Anh và I-ta-li-a.

Đáp án: B

Giải thích: Pháp và CHLB Đức là hai quốc gia giữ vai trò chủ chốt trong quá trình hình thành và phát triển EU, có đóng góp lớn cho sự phát triển của Liên minh này.

Câu 10. Địa hình của CHLB Đức được mô tả theo độ cao là

A. phía Bắc địa hình cao, thấp dần về phía Nam.

B. miền Trung có địa hình cao, thấp dần về phía Bắc và Nam.

C. phía Bắc có địa hình thấp, cao dần về phía Nam.

D. cao ở phía Tây và thấp dần về phía Đông.

Đáp án: C

Giải thích: Địa hình của CHLB Đức có đặc điểm phía Bắc có địa hình thấp, cao dần về phía Nam.

Câu 11. Nhận định nào không đúng về điều kiện tự nhiên của CHLB Đức?

A. Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới.

B. Cảnh quan phân hóa từ bắc xuống nam.

C. Cảnh quan đa dạng và hấp dẫn.

D. Giàu tài nguyên khoáng sản, nhất là than.

Đáp án: D

Giải thích: Đức là nước nghèo khoáng sản, đáng kể nhất là than nâu, than đá và muối mỏ.

Câu 12. Nhận định nào không đúng về đặc điểm dân cư xã hội của CHLB Đức?

A. Đức có cơ cấu dân số già.

B. Khuyến khích lập gia đình.

C. Tỉ suất còn sinh khá cao.

D. Chú trọng đầu tư giáo dục.

Đáp án: C

Giải thích: CHLB Đức có tỉ suất sinh vào loại thấp nhất châu Âu.

Câu 13. Năng suất nông sản của CHLB Đức tăng mạnh không phải vì

A. tăng cường cơ giới hóa.

B. hợp lí hóa sản xuất.

C. sử dụng nhiều phân bón.

D. sử dụng giống thuần chủng.

Đáp án: D

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, năng suất nông sản của CHLB Đức tăng mạnh là do tăng cường cơ giới hóa, chuyên môn hóa, hợp lí hóa sản xuất, sử dụng nhiều phân bón, giống mới…

Câu 14. Yếu tố tạo nên sức mạnh của nền công nghiệp Đức không phải vì

A. luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại.

B. khả năng tìm tòi, sáng tạo của người lao động.

C. năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cao.

D. nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường lớn.

Đáp án: D

Giải thích: Năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại, khả năng tìm tòi, sáng tạo của người lao động và chất lượng sản phẩm cao là những yếu tố tạo nên sức mạnh của nền công nghiệp Đức.

Câu 15. Nhận định không đúng về đặc điểm vị trí địa lí của CHLB Đức?

A. Nằm ở trung tâm châu Âu.

B. Là cầu nối giữa Đông Âu và Tây Âu.

C. Là cầu nối giữa Bắc Âu và Nam Âu.

D. Là cửa ngõ ra Thái Bình Dương.

Đáp án: D

Giải thích: Đặc điểm vị trí địa lí của CHLB Đức là Nằm ở trung tâm châu Âu, tiếp giáp với 9 nước, Biển Bắc và biển Ban Tích, là cầu nối giữa Đông Âu và Tây Âu,  là cầu nối giữa Bắc Âu và Nam Âu.

Câu 16. Trung tâm công nghiệp nào sau đây không phải là của CHLB Đức?

A. Phran-phuốc.

B. Muy-nich

C. Cô-lơ-nhơ.

D. Bôx-tơn.

Đáp án: D

Giải thích: Bô Xtơn là trung tâm công nghiệp nằm ở Đông Bắc Hoa Kì.

3 – Câu hỏi vận dụng

Câu 17. Các ngành công nghiệp truyền thống nào được Pháp chú trọng phát triển?

A. Hóa chất, thép, nhôm và hàng tiêu dùng cao cấp.

B. Máy bay, thép, đóng tàu và hàng tiêu dùng cao cấp.

C. Thép, nhôm, ô tô, điện và hàng tiêu dùng cao cấp.

D. Nhôm, thép, ô tô, máy bay và hàng tiêu dùng cao cấp.

Đáp án: A

Giải thích: Hóa chất, thép, nhôm và hàng tiêu dùng cao cấp là các ngành công nghiệp truyền thống được Pháp chú trọng phát triển.

Câu 18. Trong nhiều năm, ngành công nghiệp nào của Cộng hòa liên bang Đức đứng hàng thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Nhật Bản?

A. Luyện kim đen.   

B. Chế tạo máy bay.

C. Sản xuất ô tô.   

D. Hóa chất.

Đáp án: C

Giải thích: Trong nhiều năm, ngành công nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức đứng hàng thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Nhật Bản là sản xuất ô tô với hãng Messidess nổi tiếng thế giới.

Câu 19. Các trung tâm công nghiệp đóng tàu của Cộng hòa liên bang Đức tập trung ở vùng nào?

A. Phía Đông.                                    

B. Phía Tây.

C. Phía Bắc.                                      

D. Phía Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Các trung tâm công nghiệp đóng tàu của Cộng hòa liên bang Đức tập trung ở phía Bắc như Rôx-tốc, Hăm-buốc.

Câu 20. Các trung tâm công nghiệp luyện kim đen của Cộng hòa liên bang Đức tập trung ở vùng nào?

A. Phía Bắc.

B. Phía Nam.

C. Phía Đông.                                    

D. Phía Tây.

Đáp án: D

Giải thích: Các trung tâm công nghiệp luyện kim đen của Cộng hòa liên bang Đức tập trung ở phía Tây như Đôc-mun, Cô-lô-nhơ.

Câu 21. Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là

A. Tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.

B. Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa và dịch vụ.

C. Tăng thuế các nước thành viên khi lưu thông hàng hóa, dịch vụ.

D. Tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/51 địa lí 11 cơ bản.

Câu 22. Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là

A. Gia tăng sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước trong khối.

B. Tăng thêm nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các nước.

C. Tăng thêm diện tích và số dân của toàn khối.

D. Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.

Đáp án: D

Giải thích: Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là tăng thêm tiềm lực kinh tế và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối với các khối kinh, các quốc cường quốc kinh tế (Nhật, Hoa Kì,…) trên thế giới.

Câu 23. Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung là

A. Làm phức tạp hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

B. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

C. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.

D. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.

Đáp án: D

Giải thích: Việc sử dụng chung đồng tiền chung Ơ-rô có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, xóa bỏ những rủi ro khi chuyển tiền tệ, đơn giản hóa công tác kế toán,… nhưng cùng gây nên tình trạng giá các sản phẩm hàng tiêu dùng tăng cao, dần dần dẫn tới lạm phát

Câu 24. EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới là do

A. Có nhiều quốc gia thành viên.

B. Diện tích lớn, dân số đông hơn so với các khu vực khác.

C. Có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới.

D. Tạo ra thị trường chung và sử dụng một đồng tiền chung.

Đáp án: D

Giải thích: EU đã thành công trong việc tạo ra một thị trường chung có khả năng đảm bảo cho hàng hóa, con người, dịch vụ, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên và sử dụng một đồng tiền chung (ơ-rô). Nhờ những thành công này, EU đã trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới

Câu 25: Ý nghĩa lớn nhất của việc đưa đồng ơ-rô vào sử dụng chung trong Liên minh châu Âu là

A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.

B. thủ tiêu những rủi ro khi chuyên đổi tiền tệ.

C. tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.

D. Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Đáp án: A

Giải thích: Ý nghĩa lớn nhất của việc đưa đồng ơ-rô vào sử dụng chung trong Liên minh châu Âu là: Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. Vì chưa có tổ chức nào sử dụng 1 đồng tiền chung để giao dịch.

Câu 26: Việc sử dụng đồng tiền Ơ-rô không đem đến lợi ích nào sau đây?

A. Đơn giản hóa khâu kế toán của doanh nghiệp

B. Xóa bỏ rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ

C. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường

D. giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát tăng.

Đáp án: D

Giải thích: Việc chuyển sang dùng đồng tiền chung Ơ – rô có mệnh giá cao hơn so với đồng tiền nội địa của nhiều nước thành viên tham gia chuyển đồi đồng tiền chung nên khiến cho giá cả của nhiều sản phẩm tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng phổ biến và gia tăng lạm phát.

Câu 27: Việc hình thành thị trường chung châu Âu tạo thuận lợi gì cho các hãng vận tải hoạt động ở châu Âu?

A. Tiết kiệm nhiên liệu khi vận chuyển.

B. Giảm thời gian qua các biên giới.

C. Bắt buộc nhằm tránh nguy cơ xung đột.

D. Tự nguyện vì mục đích bảo vệ hòa bình.

Đáp án: B

Giải thích:Giao thông vận tải thuộc ngành dịch vụ vận tải sẽ được hưởng ưu tiên trong chính sách tự do lưu thông dịch vụ của thị trường chung châu Âu. Nhờ vậy, việc di chuyển các xe từ biên giới quốc gia này sang các quốc gia thành viên khác sẽ được diễn ra thuận lợi hơn, không mất nhiều thủ tục giấy tờ kiểm soát,... góp phần giảm thời gian qua các biên giới.

Câu 28: Hình thành thị trường chung châu Âu đã tác động như thế nào đến các hãng vận tải hoạt động ở khu vực này?

A. Tiết kiệm nhiên liệu khi vận chuyển nhưng gia tăng phí nhập biên.

B. Giảm thời gian qua biên giới, tự do nhận hợp đồng từ quốc gia khác.

C. Tránh được nguy cơ xung đột, tiết kiệm nhiên liệu khi vận chuyển.

D. Tự do nhận hợp đồng từ quốc gia khác, chi phí thuế hải quan cao.

Đáp án: B

Giải thích: Giao thông vận tải thuộc ngành dịch vụ vận tải -> sẽ được hưởng ưu tiên trong chính sách tự do lưu thông dịch vụ của thị trường chung châu Âu. Nhờ vậy, việc di chuyển các xe từ biên giới quốc gia này sang các quốc gia thành viên khác sẽ được diễn ra thuận lợi hơn, không mất nhiều thủ tục giấy tờ kiểm soát... -> giảm thời gian qua các biên giới và tự do nhận hợp đồng vận tải từ các quốc gia khác.

Câu 29: Việc chuyển đổi sang đồng tiền Ơ – rô sẽ gây nên tình trạng khó khăn nào sau đây?

A. Thu hút đầu tư nước ngoài.

B. Giá cả tiêu dùng tăng cao, lạm phát tăng.

C. Tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng.

D. Chậm chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích: Việc chuyển sang dùng đồng tiền chung Ơ – rô có mệnh giá cao hơn so với đồng tiền nội địa của nhiều nước thành viên tham gia chuyển đồi đồng tiền chung khiến cho giá cả của nhiều sản phẩm tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng phổ biến gia tăng lạm phát.

Câu 30: Nhận định nào sau đây không đúng về sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Ơ – rô) là đơn vị tiền tệ chính thức trong giao dịch, thanh toán?

A. Tất cả các nước thành viên EU đều sử dụng đồng tiền chung Ơ – rô.

B. Năm 2014, có 13 nước thành viên sử dụng đồng tiền chung Ơ – rô.

C. Năm 2018, đã có 19 nước thành viên sử dụng đồng tiền chung Ơ – rô.

D. Một số nước không thuộc EU đã chọn Ơ – rô làm tiền tệ chính thức.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Ơ – rô):

- Trong số 27 thành viên, đến năm 2014 có 13 nước thành viên sử dụng đồng tiền Ơ-rô và đến năm 2018 thì đã lên thành 19 nước sử dụng đồng tiền chung (Ơ – rô).

- Còn lại 8 nước thành viên chưa tham gia (Ví dụ: Đan Mạch, Thủy Điển,...).

- Một số nước không thuộc EU cũng đã tự quyết định chọn Ơ – rô làm tiền tệ chính thức (Andorra, Kosovo,...).

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Liên bang Nga (tiết 1): Tự nhiên, dân cư, xã hội có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Liên bang Nga (tiết 2): Kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Nhật Bản (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Nhật Bản (tiết 2): Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế có đáp án 

Trắc nghiệm Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế có đáp án

1 3,511 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: