TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 11 (có đáp án 2023): Khu vực Đông Nam Á (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và xã hội

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và xã hội có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 11.

1 26476 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.

(Tiết 1): Tự nhiên, dân cư và xã hội

1 – Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Đáp án: B

Giải thích: Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Câu 2. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?

A. Ma-lai-xi-a.    

B. Xin-ga-po.

C. Thái Lan.    

D. In-đô-nê-xi-a.

Đáp án: C

Giải thích: Các nước Đông Nam Á lục địa gồm có Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar.

Câu 3. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu

A. xích đạo.    

B. cận nhiệt đới.

C. ôn đới.    

D. nhiệt đới gió mùa.

Đáp án: D

Giải thích: Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy vậy, một phần lãnh thổ phía Bắc của Mi-an-ma, Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh.

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là dạng địa hình chủ yếu của Đông Nam Á biển đảo?

A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.

B. Núi và cao nguyên.

C. Các thung lũng rộng.

D. Đồi, núi và núi lửa.

Đáp án: D

Giải thích: Đông Nam Á biển đảo là một trong những khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới, ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa.

Câu 5. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là

A. khí hậu nóng ẩm, đất trồng phong phú, sông ngòi dày đặc.

B. vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng kinh tế biển (trừ Lào).

C. hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.

D. địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa của khí hậu.

Đáp án: A

Giải thích: Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú (đất feralit ở vùng đồi núi, đặc biệt là đất badan ở các khu vực chịu ảnh hưởng của núi lửa, đất phù sa màu mỡ ở các đồng bằng), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

Câu 6. Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì

A. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.

B. có nhiều dạng địa hình khác nhau.

C. nằm trong vành đai sinh khoáng.

D. nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.

Đáp án: D

Giải thích: Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng vì thế có nhiều loại khoáng sản.

Câu 7Một phần lãnh thổ của quốc gia nào dưới đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?

A. Phía bắc Mi-an-ma.    

B. Phía nam Việt Nam.

C. Phía bắc của Lào.    

D. Phía bắc Phi-lip-pin.

Đáp án: A

Giải thích: Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy vậy, một phần lãnh thổ phía Bắc của Mi-an-ma, Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh.

Câu 8. Đông Nam Á là cầu nối  giữa lục địa

A. Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

B. Phi với lục địa Ô-xtrây-li-a.

C. Nam Mĩ với lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. Phi với lục địa Á – Âu.

Đáp án: A

Giải thích: Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á, có vị trí cầu nối giữa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

2 – Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là

A. Gia-va.    

B. Lu-xôn.

C. Xu-ma-tra.    

D. Ca-li-man-tan.

Đáp án: D

Giải thích: Đảo Ca-li-man-tan là đảo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và lớn thứ 3 thế giới, sau Đảo Greenland và đảo New Guinea.

Câu 10. Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là

A. phát triển thủy điện.

B. phát triển lâm nghiệp.

C. phát triển kinh tế biển.

D. phát triển chăn nuôi.

Đáp án: C

Câu 11. Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do

A. có số dân đông, nhiều quốc gia lớn.

B. nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.

C. vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

Đáp án: D

Giải thích: Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Âu, Mĩ), Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á?

A. Có dân số đông, mật độ dân số cao, nhiều dân tộc.

B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm.

C. Dân số trẻ, số người trong tuổi lao động chiếm trên 50%.

D. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn đông đảo.

Đáp án: D

Giải thích:

Dân cư Đông Nam Á có đặc điểm:

- Dân số đông, mật độ dân số cao.

- Dân số trẻ, số người trong tuổi lao động chiếm trên 50%.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên khá cao có xu hướng giảm.

- Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.

Câu 13. Đặc điểm của Đông Nam Á hải đảo không phải là

A. khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới.

B. ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa.

C. nhiều sông lớn, nước dồi dào, giàu phù sa.

D. khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.

Đáp án: C

Giải thích:

- Đông Nam Á biển đảo là một trong những khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới, bao gồm nhiều quần đảo và hàng vạn đảo lớn, nhỏ.

- Đông Nam Á biển đảo ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa. Núi thường có độ cao dưới 3000m. Đồng bằng lớn chỉ tập trung ở các đảo Ca-li-man-tan, Niu Ghi-nê...

- Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.

- Đông Nam Á biển đảo có sông ngắn, nhỏ -> Ý C sai.

Câu 14. Vì sao Đông Nam Á có nhiều núi lửa đang hoạt động?

A. Nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.

B. Nằm kề sát vành đai lửa Thái Bình Dương.

C. Nằm trong vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

D. Nằm trong vùng có gió mùa điển hình của châu Á.

Đáp án: B

Giải thích: Đông Nam Á có vị trí kề sát “vành đai lửa Thái Bình Dương”, lại là nơi hoạt động của các áp thấp nhiệt đới nên chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lũ lụt,…

Câu 15. Nhận định nào dưới đây là nguyên nhân gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á?

A. Có nền văn hóa, phong tục, tôn giáo phong phú đa dạng.

B. Phân bố không đồng đều giữa các quốc gia trong khu vực.

C. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, thiếu lao động lành nghề.

D. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.

Đáp án: D

Giải thích: Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.

Câu 16. Nguyên nhân khu vực Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng là do

A. nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. tiếp giáp giữa hai đại dương, hai lục địa và nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.

C. khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản, đông dân, nhiều dân tộc.

D. là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc, khí hậu ấm áp.

Đáp án: A

Giải thích: Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì khu vực này là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.

3 – Câu hỏi vận dụng

Câu 17. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á còn được gọi là

A. bán đảo Đông Dương.    

B. bán đảo Mã Lai.

C. bán đảo Trung - Ấn.    

D. bán đảo Tiểu Á.

Đáp án: C

Giải thích: Các nước Đông Nam Á lục địa nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ nên còn có tên gọi khác là Bán đảo Trung - Ấn.

Câu 18. Đặc điểm nào dưới đây là hạn chế lớn nhất của nguồn lao động khu vực Đông Nam Á?

A. Tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.

B. Nguồn lao động dồi dào, đông gây sức ép lớn về việc làm.

C. Chất lượng nguồn lao động ở một số nước chưa cao.

D. Trình độ chuyên môn của lao động phân bố không đều.

Đáp án: A

Giải thích: Nguồn lao động của Đông Nam Á dồi dào, nhưng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế. Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu 19. Việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông - Tây không thuận lợi là do

A. lãnh thổ gồm hệ thống các đảo, bán đảo, quần đảo.

B. phải phá nhiều rừng đặc dụng để làm đường giao thông

C. không mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, khó giao lưu.

D. các dãy núi và sông hướng bắc - nam hoặc tây bắc - đông nam.

Đáp án: D

Giải thích: Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc - nam hoặc tây bắc - đông nam điều này gây khó khăn cho việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông - Tây.

Câu 20. Phát triển giao thông theo hướng Đông - Tây của Đông Nam Á lục địa có vai trò nào dưới đây?

A. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong nước và giữa các nước.

B. Thúc đẩy giao lưu văn hóa, du lịch giữa các nước.

C. Tăng cường giao thương kinh tế qua các cửa khẩu.

D. Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng hậu phương cảng.

Đáp án: A

Giải thích: Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc - nam hoặc tây bắc - đông nam, đây cũng là đặc điểm địa hình của các quốc gia Đông Nam Á. Do vậy giao thông đông - tây trong một nước cũng như giữa các nước Đông Nam Á gặp nhiều khó khăn gây cản trở sự giao lưu trao đổi hàng hóa, hợp tác giữa miền núi với các vùng đồng bằng, giữa các quốc gia Đông Nam Á; hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội cho dân cư ở vùng miền núi của các quốc gia. => Việc phát triển các tuyến giao thông hướng Đông - Tây tuy khó khăn nhưng sẽ góp phần lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong một nước cũng như giữa các nước trong khu vực.

 

Câu 21. Khu vực Đông Nam Á bao gồm

A. 12 quốc gia.

B. 11 quốc gia.

C. 10 quốc gia.

D. 21 quốc gia.

Đáp án: B

Giải thích: Phần mở đầu, SGK/98 địa lí 11 cơ bản.

Câu 22. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/98 địa lí 11 cơ bản.

Câu 23. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là

A. Bán đảo Đông Dương.

B. Bán đảo Mã Lai.

C. Bán đảo Trung - Ấn.

D. Bán đảo Tiểu Á.

Đáp án: C

Giải thích: Các nước Đông Nam Á lục địa nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ nên còn có tên gọi khác là Bán đảo Trung - Ấn.

Câu 24. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?

A. Ma-lai-xi-a.

B. Xin-ga-po.

C. Thái Lan.

D. In-đô-nê-xi-a.

Đáp án: C

Giải thích: Các nước Đông Nam Á lục địa gồm có Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar.

Câu 25. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì

A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.

B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.

C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/98 – 99 địa lí 11 cơ bản.

Câu 26. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu

A. Xích đạo.

B. Cận nhiệt đới.

C. Ôn đới.

D. Nhiệt đới gió mùa.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/99 địa lí 11 cơ bản.

Câu 27. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?

A. Phía bắc Mi-an-ma.

B. Phía nam Việt Nam.

C. Phía bắc của Lào.

D. Phía bắc Phi-lip-pin.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/99 địa lí 11 cơ bản.

Câu 28. Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?

A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.

B. Núi và cao nguyên.

C. Các thung lũng rộng.

D. Đồi, núi và núi lửa.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/99 địa lí 11 cơ bản.

Câu 29. Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là

A. Gia-va.

B. Lu-xôn.

C. Xu-ma-tra.

D. Ca-li-man-tan.

Đáp án: D

Giải thích: Đảo Ca-li-man-tan là đảo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và lớn thứ 3 thế giới, sau Đảo Greenland và đảo New Guinea.

Câu 30. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).

C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/100 địa lí 11 cơ bản

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 2): Kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 2): Kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 3): Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Ô-xtrây-li-a (tiết 1): Khái quát về Ô-xtrây-li-a có đáp án

1 26476 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: