TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 11 (có đáp án 2023): Khu vực Đông Nam Á (tiết 2): Kinh tế

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 2): Kinh tế có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 11.

1 8,241 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.

(Tiết 2): Kinh tế

1 – Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

B. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.

C. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

D. Tỉ trọng các khu vực ổn định, không thay đổi nhiều.

Đáp án: A

Giải thích: Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch ngày càng rõ nét, theo hướng từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế phát triển công nghiệp và dịch vụ (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III).

Câu 2. Quốc gia nào sau đây là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không tiếp giáp với biển?

A. Bru-nây.

B. Lào.

C. Đông-ti-mo

D. Thái Lan.

Đáp án: B

Giải thích: Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, cũng như thương mại, hàng hải,… Như vậy, Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển.

Câu 3. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp nào tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á?

A. Công nghiệp dệt may, da dày, công nghiệp điện tử.

B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.

C. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.

D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.

Đáp án: C

Giải thích: Những năm gần đây, các ngành công nghiệp, sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử… do liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài nên sản phẩm đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của nhiều nước trong khu vực.

Câu 4. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.

B. lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.

C. lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.

D. lúa mì, dừa, cà phê, cacao, củ cải đường.

Đáp án: A

Giải thích: Lúa là cây lương thực chủ yếu và quan trọng của khu vực. Các cây công nghiệp phổ biến: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, dừa… vì đây là các cây công nghiệp nhiệt đới.

Câu 5.  Nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là

A. Thái Lan.       

B. Việt Nam.

C. Ma-lai-xi-a.       

D. In-đô-nê-xi-a.

Đáp án: D

Giải thích: Lúa là cây lương thực chủ yếu và quan trọng của khu vực. Sản lượng lúa của các nước không ngừng tăng, đứng đầu là Indonesia (53,1 triệu tấn).

Câu 6. Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là

A. Lào, In-đô-nê-xi-a.       

B. Thái Lan, Việt Nam.

C. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.      

D. Thái Lan, Ma-lai-xi-a.

Đáp án: B

Giải thích: Lúa là cây lương thực chủ yếu và quan trọng của khu vực. Thái Lan và Việt Nam đa trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

Câu 7. Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Á do

A. có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ.

B. truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.

C. thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định.

D. quỹ đất dành cho phát triển các cây công nghiệp này lớn.

Đáp án: A

Giải thích: Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm và tương đối ổn định. Có diện tích đất badan màu mỡ tập trung với diện tích rộng lớn nên thích hợp phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn, đặc biệt là cây cà phê, cao su, điều, tiêu,…

Câu 8. Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành đánh bắt thủy sản ở các nước Đông Nam Á là

A. có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

B. có thị trường tiêu thụ rộng lớn, phương tiện hiện đại.

C. các nước đều giáp biển (trừ Lào), vùng biển rộng.

D. phương tiện đánh bắt ngày càng được đầu tư hiện đại.

Đáp án: C

Giải thích: Đông Nam Á tiếp giáp hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương với vùng biển rộng, ấm, nguồn thủy hải sản phong phú, tập trung nhiều ngư trường lớn. Các nước Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào). Đây là điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành đánh bắt thủy sản ở các nước Đông Nam Á.

2 – Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á?

A. Có cơ sở hạ tầng hoàn thiện và rất hiện đại.

B. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.

C. Hệ thống giao thông được mở rộng và hiện đại.

D. Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và được hiện đại hóa.

Đáp án: A

Giải thích:

Đặc điểm ngành dịch vụ Đông Nam Á:

- Cơ sở hạ tầng của Đông Nam Á đang từng bước được hiện đại hóa.

- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.

- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.

- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.

Câu 10. Công nghiệp ở các nước Đông Nam Á không phát triển theo hướng nào sau đây?

A. Liên doanh, liên kết với nước ngoài.

B. Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ.

C. Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

D. Đầu tư sản xuất sản phẩm tiêu dùng trong nước.

Đáp án: D

Giải thích:

Công nghiệp Đông Nam Á phát triển theo hướng:

- Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

- Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động,

- Sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

- Tập trung phát triển các ngành truyền thống và hiện đại nhằm tạo nhiều nguồn hàng xuất khẩu: Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử; Khai thác khoáng sản; Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm,…

Câu 11. Các quốc gia nào của Đông Nam Á có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây?

A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

B. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.

C. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.

D. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.

Đáp án: A

Giải thích: Ngoài một số ngành như khai thác khoáng sản, kim loại, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng,… thì ngành khai thác dầu khí cũng đang phát triển nhanh, đặc biệt ở một số nước như: Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Ma-lai-xi-a.

Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở Đông Nam Á?

A. Hiện nay, chăn nuôi đã trở thành ngành chính.

B. Số lượng gia súc khá lớn, nuôi nhiều trâu, bò.

C. Là khu vực nuôi nhiều trâu bò, lợn, gia cầm.

D. Có lợi thế về sông, biển để phát triển thủy sản.

Đáp án: A

Giải thích:

Các đặc điểm của ngành chăn nuôi Đông Nam Á:

- Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính.

- Số lượng gia súc khá lớn; trong khu vực trâu bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều.

- Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển.

=> Vậy, đặc điểm “chăn nuôi đã trở thành ngành chính” là không đúng với ngành chăn nuôi Đông Nam Á.

Câu 13. Quốc gia nào đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gần đây?

A. Thái Lan.

B. In-đô-nê-xi-a.

C. Việt Nam.

D. Phi-lip-pin.

Đáp án: B

Giải thích: Sản lượng cá đánh bắt được của 3 nước đứng đầu Đông Nam Á là: In-đô-nê-xi-a (4,7 triệu tấn), Thái Lan (2,8 triệu tấn), Phi-lip-pin (2,2 triệu tấn).

Câu 14. Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là

A. làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

B. khai thác thế mạnh về đất đai, nguồn nước.

C. thay thế cây lương thực, phục vụ trong nước.

D. chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ.

Đáp án: D

Giải thích: Đông Nam Á là nơi cung cấp nhiều sản phẩm từ cây lấy sợi, cây lấy dầu. Các sản phẩm từ cây công nghiệp chủ yếu xuất khẩu để thu về nguồn ngoại tệ cho mỗi quốc gia.

Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu các cây công nghiệp dài ngày (cà phê, cao su, hồ tiêu,..) được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Á là do

A. có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ.

B. truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.

C. thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định.

D. quỹ đất phát triển các cây công nghiệp này lớn.

Đáp án: A

Giải thích: Đông Nam Á có khí hậu nóng ẩm, hệ đất phong phú màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Đặc biệt là một số cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,…

Câu 16. Ngành nào sau đây không phải là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp Đông Nam Á?

A. Trồng cây lúa mì, cà phê.

B. Trồng cây lúa nước.

C. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà.

D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Đáp án: A

Giải thích: Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới. Các ngành chính trong sản xuất nông nghiệp Đông Nam Á là: trồng cây lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi trâu, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

3 – Câu hỏi vận dụng

Câu 17. Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là

A. Thế mạnh về trồng cây lương thực.

B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.

C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.

D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

Đáp án: A

Giải thích: Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới. Một số loại cây tiêu biểu là cà phê, cao su, ca cao, tiêu, điều,… do có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các cây công nghiệp nhiệt đới.

Câu 18. Tại sao hiện nay diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm?

A. Sản xuất lúa gạo đã đáp ứng được nhu cầu của người dân.

B. Năng suất tăng lên nhanh chóng, áp dụng công nghệ mới.

C. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.

D. Nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm, nhiều thiên tai, sâu bệnh.

Đáp án: C

Giải thích: Diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm chủ yếu là do một phần diện tích đất trồng lúa được sử dụng vào trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,…) và chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác (đất ở, đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp,…).

Câu 19. Nguyên nhân nào dưới đây quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á?

A. Công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.

B. Những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

C. Thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.

D. Nhiều thiên tai, dịch bệnh, thị trường không ổn định.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là do hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều là các nước đang phát triển, cần nhiêu vốn cho phát triển công nghiệp và nhiều nước còn chưa giải quyết được vấn đề lương thực mà chăn nuôi lại phụ thuộc rất lớn vào nguồn thức ăn, cần nhiều vốn nên thiếu vốn cho sản xuất chăn nuôi và cơ sở thức ăn thì lại chưa được đảm bảo.

Câu 20. Nhận định nào dưới đây là nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản?

A. Phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.

B. Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão.

C. Chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.

D. Môi trường biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Đáp án: A

Giải thích: Do những hạn chế về phương tiện khai thác, chậm đổi mới công nghệ trong khai thác hải sản, đặc biệt là đánh bắt xa bờ nên các nước Đông Nam Á chưa phát huy được hết những lợi thế về tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Câu 21. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

B. Giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III.

C. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

D. Tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I (biểu đồ), SGK/102 địa lí 11 cơ bản.

Câu 22. Quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP (năm 2004) còn cao?

A. Cam-pu-chia.

B.In-đô-nê-xi-a.

C. Phi-lip-pin.

D.Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I (biểu đồ), SGK/102 địa lí 11 cơ bản.

Câu 23. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

A. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.

B. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

C. Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại.

D. Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.

Câu 24. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là

A. Công nghiệp dệt may, da dày.

B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.

C. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.

D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.

Câu 25. Các nước Đông Nam Á có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây là:

A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

B. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.

C. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.

D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.

Câu 26. Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là

A. Thế mạnh về trồng cây lương thực.

B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.

C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.

D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

Đáp án: C

Giải thích: Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới. Một số loại cây tiêu biểu là cà phê, cao su, ca cao, tiêu, điều,… do có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các cây công nghiệp nhiệt đới.

Câu 27. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là:

A. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.

B. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.

C. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.

D. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía.

Đáp án: A

Giải thích: Mục IV, SGK/103 địa lí 11 cơ bản

Câu 28. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?

A. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

B. Trồng lúa nước.

C. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà.

D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Đáp án: B

Giải thích: Mục IV, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.

Câu 29. Nước đứng đầy về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là

A. Thái Lan.

B.Việt Nam.

C.Ma-lai-xi-a.

D.In-đô-nê-xi-a.

Đáp án: D

Giải thích: Mục IV, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.

Câu 30. Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là

A. Lào, In-đô-nê-xi-a.

B.Thái Lan, Việt Nam.

C. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.

D.Thái Lan, Ma-lai-xi-a.

Đáp án: B

Giải thích: Mục IV, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 2): Kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và xã hội có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 3): Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Ô-xtrây-li-a (tiết 1): Khái quát về Ô-xtrây-li-a có đáp án

1 8,241 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: