TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 3 (có đáp án 2023): Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu

40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 3 (có đáp án 2022): Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 3.

1 3148 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu

1 – Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Vấn đề nào sau đây không phải là thách thức mang tính toàn cầu?

A. Già hóa dân số.

B. Ô nhiễm môi trường.

C. Biến đổi khí hậu.

D. Động đất và núi lửa.

Đáp án: D

Giải thích: Nhân loại hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức mang tính toàn cầu như: bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của dân số thế giới đang có xu hướng già đi?

A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng cao.

B. Số người trong độ tuổi lao đông rất đông.

C. Tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.

D. Tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giới.

Đáp án: C

Giải thích: Dân số thế giới có xu hướng già đi. Trong cơ cấu dân số theo tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ của dân số thế giới ngày càng tăng.

Câu 3. Trong các ngành sau, ngành nào đã đưa khí thải vào khí quyển nhiều nhất?

A. Nông nghiệp.       

B. Công nghiệp.

C. Xây dựng,   

D. Dịch vụ.

Đáp án: B

Giải thích: Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt ở các nước phát triển đã đưa vào khí quyển một lượng lớn khí thải gây ra mưa axit ở nhiều nơi…

Câu 4. Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do sự gia tăng chủ yếu của chất khí nào trong khí quyển?

A. O3.   

B. CH4.

C. CO2.    

D. N2O.

Đáp án: A

Giải thích: Do lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển đã gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

Câu 5. Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là

A. xuất hiện nhiều động đất.

B. nhiệt độ Trái Đất tăng.

C. băng ở vùng cực ngày càng dày.

D. núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi.

Đáp án: A

Giải thích: Do lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển đã gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên, băng tan ở hai cực, nước biển dâng…

Câu 6. Hiện nay, nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do

A. chất thải công nghiệp chưa qua xử lí.

B. chất thải trong sản xuất nông nghiệp,

C. nước xả từ các nhà máy thủy điện,

D. khai thác tài nguyên quá mức.

Đáp án: A

Giải thích: Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lí đưa trực tiếp vào sông, hồ đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở nhiều nơi.

Câu 7. Trong các loại khí thải sau, loại khí thải nào đã làm tầng ôdôn mỏng dần?

A. O3.  

B. CFCs.

C. CO2.      

D. N2O.

Đáp án: B

Giải thích: Khí thải CFCs từ công nghiệp làm lạnh đã làm tầng ôdôn mỏng dần và lỗ thủng ngày càng rộng ra.

Câu 8. Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay là

A. cháy rừng.

B. ô nhiễm môi trường.

C. biến đổi khí hậu.

D. con người khai thác quá mức.

Đáp án: D

Giải thích: Việc khai thác thiên nhiên quá mức của con người đã làm cho nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

2 – Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Việc dân số thế giới tăng nhanh đã

A. Thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

B. Làm cho tài nguyên suy giảm và ô nhiễm môi trường.

C. Thúc đẩy giáo dục và y tế phát triển mạnh.

D. Làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tăng.

Đáp án: B

Giải thích: Dân số thế giới ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nước kém phát triển và đang phát triển. Dân số tăng nhanh gây sức ép rất lớn đến kinh tế - tài nguyên và môi trường (suy giảm – ô nhiễm môi trường nặng nề ở nhiều nước).

Câu 10. Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. Thất nghiệp và thiếu việc làm.

B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước.

C. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường.

D. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt.

Đáp án: B

Giải thích: Dân số thế giới đang có sự già hóa, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao. Sự già hóa dân số sẽ làm thiếu hụt một nguồn lao động rất lớn cho các quốc gia, vì vậy Nhà nước cần có chính sách phát triển dân số hợp lí.

Câu 11. Sự suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới những hậu quả nào dưới đây?

A. Khan hiếm nguồn nước ngọt xảy ra ở nhiều nơi.

B. Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của động vật hoang dã.

C. Mất đi nhiều loài gen, nguồn thuốc, nguồn thực phẩm.

D. Thu hẹp không gian sống của các loài sinh vật.

Đáp án: C

Giải thích: Hậu quả của suy giảm đa dạng sinh vật là làm mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguyên liệu của nhiều ngành sản xuất.

Câu 12. Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu cần sự hợp tác giữa

A. các quốc gia trên thế giới.

B. các quốc gia phát triển.

C. các quốc gia đang phát triển.

D. một số cường quốc kinh tế.

Đáp án: A

Giải thích: Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như dân số, môi trường, tài nguyên, chiến tranh, xung đột,… thì cần có sự hợp tác giữa tất cả các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu nào gây nên hiệu ứng nhà kính?

A. Sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển.

B. Khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển.

C. Tầng ozon mỏng dần và thủng ở Nam cực.

D. Chất thải ra môi trường không qua xử lý.

Đáp án: A

Giải thích: Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

Câu 14. Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nào?

A. Sự suy giảm đa da sinh học.

B. Biến đổi khí hậu toàn cầu.

C. Môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.

D. Làm thủ tầng ôzôn và mưa axit.

Đáp án: A

Giải thích: Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sự suy giảm đa dạng sinh vật, nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ: Đốt rừng, chặt phá rừng quá mức làm thu hẹp diện tích rừng, làm mất nơi cư trú – thức ăn (động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt) của một số loài dẫn đến một số loài thực vật giảm đi, động vật thiếu thức ăn (chết đói),…

Câu 15. Nhận định nào dưới đây là kết quả tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính?

A. Tan băng ở hai cực Trái Đất.

B. Mực nước biển dâng cao hơn.

C. Nhiệt độ toàn cầu nóng lên.

D. Xâm nhập mặn vào sâu nội địa hơn.

Đáp án: C

Giải thích: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tia sáng Mặt Trời xuyên qua khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất. Sau đó mặt đất hấp thụ chúng và nóng lên lại tiếp tục bức xạ sóng dài vào khí quyển để khí CO2 hấp thụ làm cho không khí tăng nhiệt. Như vậy tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là làm cho nhiệt độ toàn cầu nóng lên.

Câu 16. Dân số già không dẫn tới hậu quả về mặt kinh tế - xã hội nào dưới đây?

A. Thiếu lực lượng lao động trong xã hội.

B. Chi phí chăm sóc cho người già lớn.

C. Nguy cơ làm tăng dân số nhanh.

D. Dẫn tới nguy cơ suy giảm dân số.

Đáp án: C

Giải thích: Dân số già dẫn tới nhiều hậu quả về mặt kinh tế - xã hội, đó là thiếu lực lượng lao động trong xã hội, các chính sách hỗ trợ, chăm sóc cho người già, nguy cơ giảm dân số làm cho nền kinh tế chậm phát triển.

3 – Câu hỏi vận dụng

Câu 17. Ở Việt Nam, vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: D

Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có địa hình thấp nhất nước ta và cũng đang là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng.

Câu 18. Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Nước biển nóng lên.

B. Hiện tượng thủy triều đỏ.

C. Ô nhiễm môi trường nước.

D. Độ mặn của nước biển tăng.

Đáp án: C

Giải thích: Vào năm 2016 nhà máy Formosa đã xảy thải các chất thải độc hại ra môi trường nước không qua xử lí nên đã làm gây ô nhiễm môi trường nước biển và làm chết rất nhiều cá và sinh vật biển.

Câu 19. Cần làm gì để bảo vệ động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng?

A. Tăng cường nuôi trồng.

B. Đưa chúng đến các vườn thú.

C. Tuyệt đối không được khai thác.

D. Đưa vào Sách đỏ để bảo vệ.

Đáp án: D

Giải thích: Để bảo vệ động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng thì chúng ta cần liệt kê chính xác số lượng loài, thành phần loài và đưa vào sách đỏ để còn có biện pháp bảo vệ.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của phát triển bền vững?

A. Đạt được sự đầy đủ về vật chất.

B. Sự xuất hiệu của nhiều loài mới.

C. Sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.

D. Sự giàu có về tinh thần và văn hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Mục tiêu của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Phát triển bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường và an ninh quốc phòng.

Câu 21: Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là

A. thảm thực vật bị thiêu đốt.

B. suy giảm hệ sinh vật.

C. băng tan nhanh.

D. mực nước ngầm hạ thấp.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/15, địa lí 11 cơ bản.

Câu 22: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt là

A. lượng chất thải công nghiệp tăng.

B. săn bắt động vật quá mức.

C. khai thác rừng bừa bãi.

D. nạn du canh du cư.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân A, B, D liên quan đến đa dạng sinh học; Lượng chất thải công nghiệp chưa được xử lí đưa trực tiếp vào sông hồ, gây ô nhiễm nguồn nước ngọt.

Câu 23: Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là

A. hoạt động sản xuất nông nghiệp.

B. hoạt động sản xuất công nghiệp.

C. khai thác rừng qúa mức.

D. khai thác dầu khí trên biển.

Đáp án: B

Giải thích:

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp làm ô nhiễm đất, nước.

- Hoạt động khai thác dầu khí trên biển làm ô nhiễm biển.

- Các hoạt động khai thác rừng qúa mức sẽ làm suy giảm đa dạng sinh vật.

- Các hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ tạo ra nhiều khói bụi, khí thải, CO2 làm ô nhiễm không khí.

Như vậy, các hoạt động công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí.

Câu 24: Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là

A. sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển.

B. khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển.

C. tầng ô dôn mỏng dần và thủng ở Nam cực.

D. chất thải ra môi trường không qua xử lý.

Đáp án: A

Giải thích: Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

Câu 25: Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nào?

A. Sự suy giảm đa da sinh học.

B. Biến đổi khí hậu toàn cầu.

C. Môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.

D. Làm thủ tầng ôdôn và mưa axít.

Đáp án: A

Giải thích: Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sự suy giảm đa dạng sinh vật, nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ: Đốt rừng, chặt phá rừng quá mức làm thu hẹp diện tích rừng, làm mất nơi cư trú – thức ăn (động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt) của một số loài dấn đến một số loài thực vật giảm đi, động vật thiếu thức ăn (chết đói),…

Câu 26: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “thủy triều đen” là do

A. nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp ven sông – biển.

B. các luồng sinh vật biển di chuyển với số lượng lớn tạo ra.

C. sự cố đắm tàu, tràn dầu trên biển và đại dương.

D. chất thải sinh hoạt không quá xử lý đổ vào biển và đại dương.

Đáp án: C

Giải thích: Thủy triều đen là những lớp ván dầu nổi trên mặt nước do những chiếc tàu chở dầu đắm trên vùng biển và đại dương. Những tai nạn đắm tàu chở dầu đã tạo nên các đợt thuỷ triều đen khủng khiếp và giết chết những loài động vật dưới biển và đại dương.

Câu 27: Sự suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới những hậu quả nào dưới đây?

A. Khan hiếm nguồn nước ngọt xảy ra ở nhiều nơi.

B. Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của động vật hoang dã.

C. Mất đi nhiều loài gen, nguồn thuốc, nguồn thực phẩm.

D. Thu hẹp không gian sống của các loài sinh vật.

Đáp án: C

Giải thích: Khai thác thiên nhiên quá mức làm nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng. Hậu quả là mất nhiều loài sinh vật, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất,…

Câu 28: Tầng ôdôn bị thủng là do

A. sự tăng lượng CO2 trong khí quyển.

B. khí thải CFCs trong khí quyển.

C. nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

D. chất thải từ ngành công nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Khí CFCs tác động làm tầng ôzôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ôzôn ngày càng rộng.

Câu 29: Nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới là

A. gia tăng nhiều loại hình hoạt động du lịch.

B. chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa xử lí.

C. phát triển thủy điện quá mức trên sông, hồ.

D. đẩy mạnh việc đánh bắt thủy, hải sản.

Đáp án: B

Giải thích: Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng, có khoảng 1,3 tỉ người trong đó có hơn 1 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu nước sạch.

Câu 30: Tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là

A. tan băng ở hai cực Trái Đất.

B. mực nước biển dâng cao hơn.

C. nhiệt độ toàn cầu nóng lên.

D. xâm nhập mặn vào sâu nội địa hơn.

Đáp án: C

Giải thích: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tia sáng Mặt Trời xuyên qua khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất. Sau đó mặt đất hấp thụ chúng và nóng lên lại tiếp tục bức xạ sóng dài vào khi quyển để khí CO2 hâp thu làm cho không khí tăng nhiệt. Như vậy tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là làm cho nhiệt độ toàn cầu nóng lên

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiết 1) có đáp án 

Trắc nghiệm Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiết 2) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiết 3) có đáp án 

Trắc nghiệm Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì (tiết 1): Tự nhiên và dân cư có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì (tiết 2): Kinh tế có đáp án

1 3148 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: