TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 10 (có đáp án 2023): Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 10.

1 14,137 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).

(Tiết 1): Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

1 – Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?

A. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.

B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.

C. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.

D. LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.

Đáp án: B

Giải thích: Trung Quốc có diện tích 9572,8 nghìn km2, lớn thứ tư thế giới sau LB Nga, Canada và Hoa Kì.

Câu 2. Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là

A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.

D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.

Đáp án: B

Giải thích: Phía Đông Trung Quốc địa hình chủ yếu là đồng bằng với bốn đồng bằng lớn từ bắc xuống nam là Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

Câu 3. Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

A. núi cao và hoang mạc.

B. núi thấp và đồng bằng.

C. đồng bằng và hoang mạc.

D. núi thấp và hoang mạc.

Đáp án: A

Giải thích: Trung Quốc tiếp giáp với 14 quốc gia. Biên giới phía tây, nam và bắc chủ yếu là núi cao, hoang mạc.

Câu 4. Đồng bằng nào chịu nhiều lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc?

A. Đông Bắc.       

B. Hoa Bắc.

C. Hoa Trung.       

D. Hoa Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Đồng bằng Hoa Nam thường bị lụt lội vào mùa hạ do chịu ảnh hưởng của gió mùa, bão nhiệt đới.

Câu 5. Ở miền Đông Trung Quốc có khí hậu

A. cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

B. nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

C. ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.

D. cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.

Đáp án: A

Giải thích: Phía Đông Trung Quốc chịu ảnh hưởng của gió mùa, khí hậu chuyển tiếp từ cận nhiệt gió mùa lên ôn đới gió mùa.

Câu 6. Khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

A. dầu mỏ và khí tự nhiên.

B. quặng sắt và than đá.

C. than đá và khí tự nhiên.

D. các khoáng sản kim loại màu.

Đáp án: D

Giải thích: Miền Đông nổi tiếng về các khoáng sản kim loại màu.

Câu 7. Đặc điểm nào sau đây là của địa hình miền Tây Trung Quốc?

A. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ xen lẫn đồng bằng.

B. Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

C. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.

D. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng và hoang mạc.

Đáp án: B

Giải thích: Địa hình miền Tây Trung Quốc gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

Câu 8. Dân tộc nào chiếm đa số ở Trung Quốc?

A. Dân tộc Hán.      

B. Dân tộc Choang.

C. Dân tộc Tạng.      

D. Dân tộc Hồi.

Đáp án: A

Giải thích: Trung Quốc có trên 50 dân tộc khác nhau, đông nhất là người Hán chiếm trên 90%.

2 – Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là do

A. ảnh hưởng của núi ở phía đông.

B. có diện tích quá lớn.

C. khí hậu ôn đới hải dương ít mưa.

D. khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.

Đáp án: D

Giải thích: Miền Tây Trung Quốc do có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt nên hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

Câu 10. Sông nào sau đây không bắt nguồn từ miền Tây Trung Quốc?

A. Trường Giang.      

B. Hoàng Hà.

C. Hắc Long Giang.      

D. Mê Công.

Đáp án: A

Giải thích: Sông Hắc Long Giang nằm ở vùng Đông Bắc của Trung Quốc. Sông đổ về từ phía Bắc của tỉnh Hắc Long Giang.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây là tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc?

A. Làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng.

B. Mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

C. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

D. Tỉ lệ dân cư nông thôn giảm mạnh.

Đáp án: B

Giải thích: Trung Quốc thực hiện chính sách dân số triệt để, mỗi gia đình chỉ có 1 con nên không những làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên mà còn gây nên tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng (nam cao hơn nữ rất nhiều, nhiều đàn ông Trung Quốc phải lấy vợ nước khác) vì ở Trung Quốc còn phổ biến tâm lí trọng nam, khinh nữ...

Câu 12. Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng nào dưới đây?

A. Ven biển và dọc theo con đường tơ lụa.

B. Phía Tây bắc của miền Đông.

C. Ven biển và thượng lưu các con sông lớn.

D. Ven biển và hạ lưu các con sông lớn.

Đáp án: D

Giải thích: Phía Đông Trung Quốc, nơi có các đồng bằng màu mỡ rộng lớn ở hạ lưu các con sông, khí hậu gió mùa mưa nhiều… rất thuận lợi cho cư trú và sản xuất. Đây cũng là nơi tập trung các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc.

Câu 13. Nhận định nào sau đây chứng minh Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc?

A. Có trên 50 dân tộc khác nhau.

B. Người Hán chiếm trên 90% dân số.

C. Dân thành thị chiếm 37% số dân.

D. Dân tộc thiểu số sống tại vùng núi.

Đáp án: A

Giải thích:

- Có trên 50 dân tộc chứng tỏ Trung quốc có nhiều dân tộc.

- Nhận định người Hán chiếm trên 90% dân số chứng minh dân số Trung Quốc chủ yếu là người Hán.

- Nhận định dân thành thị chiếm 37% số dân nói về tỉ lệ dân thành thị.

- Nhận định dân tộc thiểu số sống tại vùng núi nói về sự phân bố của dân tộc thiểu số Trung Quốc.

Câu 14. Nhận xét nào sau đây không đúng về sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

A. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.

B. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

C. Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông, mưa ít.

D. Miền Tây giàu khoáng sản, mưa ít còn miền Đông thì nghèo khoáng sản.

Đáp án: D

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phải là những thuận lợi của đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc?

A. Những cơn mưa mùa hạ gây lụt lội ở đồng bằng.

B. Đường bờ biển dài, vị trí địa lí thuận lợi.

C. Tập trung nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn.

D. Đất phù sa màu mỡ, giàu tài nguyên khoáng sản.

Đáp án: A

Giải thích: Những cơn mưa mùa hạ cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, song cũng gây lụt lội ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng Hoa Nam.

Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây làm cho tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm?

A. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.

B. Tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.

C. Tiến hành chính sách dân số rất triệt để.

D. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.

Đáp án: A

Giải thích: Do thực hiện chính sách dân số một con triệt để nên tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm và gây nên nhiều hệ lụy về kinh tế - xã hội, đặc biệt là mất cân bằng giới tính.

3 – Câu hỏi vận dụng

Câu 17. Miền Tây Trung Quốc dân cư tập trung thưa thớt, chủ yếu do nguyên nhân nào?

A. Sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.

B. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

C. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

D. Nhiều hoang mạc, bồn địa.

Đáp án: B

Giải thích:

Những hạn chế về điều kiện tự nhiên miền Tây Trung Quốc như:

- Địa hình chủ yếu là núi cao và bồn địa -> giao thông đi lại khó khăn.

- Đất chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc, khí hậu khắc nghiệt gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư.

=> Như vậy, điều kiện tự nhiên miền Tây không thuận lợi cho hoạt động cư trú và sản xuất nên dân cư thưa thớt.

Câu 18. Nguyên nhân làm cho các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung ở miền Đông, đặc biệt ở vùng duyên hải, tại các thành phố lớn không phải là

A. khí hậu ôn đới lục địa.

B. nguồn lao động dồi dào.

C. vị trí địa lí thuận lợi hơn.

D. cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

Đáp án: A

Giải thích: Sự phát triển và phân bố của công nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện kinh tế - xã hội: vị trí địa lí, lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật….

Câu 19. Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân chủ yếu khiến bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp trong khi sản lượng lương thực đứng đầu thế giới?

A. Cơ cấu dân số trẻ.

B. Tốc độ gia tăng dân cao.

C. Dân số nam nhiều.

D. Quy mô dân số đông.

Đáp án: D

Giải thích: Do quy mô dân số đông trên 1,4 tỷ người (năm 2020) nên dù sản lượng lương thực đứng đầu thế giới thì bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp (Sản lượng bình quân đầu người bằng sản lượng lương thực chia cho số dân trung bình, đơn vị: kg/người).

Câu 20. Hiện nay để phát triển kinh tế miền Tây Trung Quốc thì Nhà nước đã tiến hành xây dựng tuyến đường quan trọng nào?

A. Đường sắt Đông – Tây.

B. Đường sông Hoàng Hà – Trường Giang.

C. Các sân bay ở miền Tây.

D. Đường vành đai Bắc Kinh.

Đáp án: A

Giải thích: Tuyến đường sắt Đông - Tây mới được xây dựng chạy qua Urumsi và các nước Trung Á, Tây Nam Á. Việc hình thành tuyến đường sắt Đông - Tây chạy qua lãnh thổ phía Tây là một thành tựu rất quan trọng của Trung Quốc, giúp khai phá, đổi mới miền đất này. Các hoạt động kinh tế, trao đổi hàng hóa, di chuyển của con người diễn ra nhộn nhịp hơn, đời sống kinh tế -xã hội có nhiều khởi sắc.

 

Câu 21. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?

A. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.

B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.

C. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.

D. LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/86 địa lí 11 cơ bản.

Câu 22. Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?

A. Việt Nam.

B.Lào.

C. Mi-an-ma.

D.Thái Lan.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II (lược đồ 10.1), SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Câu 23. Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

A. Núi cao và hoang mạc.

B. Núi thấp và đồng bằng.

C. Đồng bằng và hoang mạc.

D. Núi thấp và hoang mạc.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/86 địa lí 11 cơ bản.

Câu 24. Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lwau sông Trường Giang?

A. Đông Bắc.

B.Hoa Bắc.

C. Hoa Trung.

D. Hoa Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II (lược đồ 10.1), SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Câu 25. Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:

A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.

D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II (lược đồ 10.1), SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Câu 26. Đồng bằng nào chịu nhiều lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc?

A. Đông Bắc.

B. Hoa Bắc.

C. Hoa Trung.

D.Hoa Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Câu 27. Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?

A. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

B. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

C. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.

D. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Câu 28. Khóang sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

A. Dầu mỏ và khí tự nhiên.

B. Quặng sắt và than đá.

C. Than đá và khí tự nhiên.

D. Các khoáng sản kim loại màu.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Câu 29. Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là do

A. Ảnh hưởng của núi ở phía đông.

B. Có diện tích quá lớn.

C. Khí hậu ôn đới hải dương ít mưa.

D. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Câu 30. Địa hình miền Tây Trung Quốc:

A. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.

B. Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

C. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.

D. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 2): Kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và xã hội có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 2): Kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 3): Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Ô-xtrây-li-a (tiết 1): Khái quát về Ô-xtrây-li-a có đáp án

1 14,137 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: