TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 5 (có đáp án 2023): Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiết 3)
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiết 3). Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 5.
Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực.
(Tiết 3). Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
1 – Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?
A. Âu – Á – Phi.
B. Âu – Á – Úc.
C. Á – Âu – Mĩ.
D. Á – Mĩ – Phi.
Đáp án: A
Giải thích: Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên ngã ba của ba châu lục Á - Âu - Phi.
Câu 2. Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?
A. Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.
B. Vị trí địa lý mang tính chiến lược.
C. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.
D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Đáp án: D
Giải thích: Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên ngã ba của ba châu lục Á - Âu - Phi. Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên. Tây Nam Á có khí hậu khô nóng, dân cư phần lớn theo đạo Hồi. Ở đây có nhiều tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan tăng cường hoạt động gây nên tình trạng mất ổn định…
Câu 3. Đặc điểm nổi bật về xã hội của khu vực Tây Nam Á là
A. vị trí trung gian của 3 châu lục, phần lớn lãnh thổ là hoang mạc.
B. dầu mỏ ở nhiều nơi, tập trung nhiều ở vùng Vịnh Péc-xích.
C. có nền văn minh rực rỡ, phần lớn dân cư theo đạo hồi.
D. phần lớn dân cư theo đạo phật với nền văn minh lúa nước rực rỡ.
Đáp án: D
Giải thích: Thời cổ đại, ở Tây Nam Á đã xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ. Ngày nay, phần lớn dân cư trong khu vực theo đạo Hồi.
Câu 4. Để trồng bông và cây công nghiệp ở khu vực Trung Á cần giải quyết vấn đề nào dưới đây?
A. Nước tưới.
B. Thị trường.
C. Lao động.
D. Giống.
Đáp án: A
Giải thích: Khí hậu Trung Á khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển trồng bông và một số cây công nghiệp khác.
Câu 5. Đặc điểm khí hậu nổi bật ở Trung Á là
A. nóng ẩm.
B. lạnh ẩm.
C. khô hạn.
D. ẩm ướt.
Đáp án: C
Giải thích: Khí hậu Trung Á khô hạn do nằm sâu trong lục địa.
Câu 6. Đặc điểm nổi bật về xã hội của khu vực Trung Á là
A. đa dân tộc, thưa dân và tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao.
B. trình độ dân trí thấp, bùng nổ dân số và nghèo đói.
C. nhiều hủ tục lạc hậu, đô thị hóa tự phát và đói nghèo.
D. đói nghèo, di dân tự phát và đói nghèo.
Đáp án: A
Giải thích: Về xã hội, Trung Á là khu vực đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ theo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ).
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Trung Á?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn thả gia súc.
B. Giàu tài nguyên thiên nhiên nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện.
C. Từng có “con đường tơ lụa” đi qua nên tiếp thu giá trị văn hóa phương Đông và Tây.
D. Đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo hồi cao (trừ Mông Cổ).
Đáp án: A
Giải thích: Trúng Á là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện… Về xã hội, Trung Á là khu vực đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ theo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ). Trung Á từng có “con đường tơ lụa” đi qua nên tiếp thu giá trị văn hóa phương Đông và Tây. Khí hậu ở đây khô hạn, thiếu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp…
Câu 8. Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở khu vực Tây Nam Á là
A. Đạo Thiên Chúa.
B. Đạo phật.
C. Đạo Hồi.
D. Đạo Tin Lành.
Đáp án: C
Giải thích: Hiện nay, đa số dân cư Tây Nam Á theo đạo Hồi, một phần nhỏ theo các tôn giáo khác => Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở khu vực Tây Nam Á là đạo Hồi.
2 – Câu hỏi thông hiểu
Câu 9. Điểm tương đồng về kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là
A. chịu ảnh hưởng sâu, rộng của đạo Hồi.
B. bùng nổ dân số và nghèo đói.
C. thu nhập bình quân đầu người cao.
D. có thế mạnh về sản xuất nông, lâm, hải sản.
Đáp án: A
Giải thích:
Khu vực Tây Nam Á và Trung Á đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của Hồi giáo:
- Ở Tây Nam Á, Đạo Hồi có ảnh hưởng sâu rộng nhưng hiện nay bị chia rẽ bởi nhiều giáo phái khác nhau. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái gây ra sự mất ổn định trong khu vực.
- Khu vực Trung Á có tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ).
Câu 10. Khu vực Trung Á tiếp thu nhiều giá trị văn hóa của cả phương đông và phương tây là do
A. quốc gia đa tôn giáo.
B. con đường tơ lụa.
C. vị trí chiến lược.
D. quốc gia đa dân tộc.
Đáp án: B
Giải thích: Con đường tơ lụa nối liền Trung Quốc (phương Đông), đi qua khu vực Trung Á tới các nước châu Âu. Không đơn thuần là con đường thương mại, đây còn là con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại và được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây. Như vậy, khu vực Trung Á nằm ở vị trí trung chuyển của con đường tơ lụa nên được tiếp thu nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây.
Câu 11. Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Dân số tăng nhanh.
B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.
C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.
D. Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.
Đáp án: B
Giải thích: Những cuộc xung đột, nội chiến ở khu vực Tây Nam Á làm cho tình hình chính trị ở đây trở nên bất ổn và rối ren, đe dọa cuộc sống tính mạng những dân thường, phá hoại tài sản, của cải vật chất,…Vấn đề này kéo dài dai dẳng và không thể giải quyết ổn thỏa càng gia tăng thêm tình trạng nghèo đói cho người dân.
Câu 12. Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là
A. đều có khí hậu cận nhiệt và ôn đới.
B. đều có khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc.
C. đều không tiếp giáp với đại dương.
D. đều có nhiều cao nguyên và đông bằng.
Đáp án: B
Giải thích: Khu vực Tây Nam Á và Trung Á nằm trong đới khí hậu cận nhiệt, áp cao chí tuyến thống trị quanh năm, lại có dòng biển lạnh chạy qua nên đều có khí hậu khô hạn, hình thành nhiều hoang mạc.
Câu 13. Dầu mỏ, nguồn tài nguyên quan trọng của Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?
A. Ven biển Đen.
B. Ven Địa Trung Hải.
C. Ven biển Caxpi.
D. Ven vịnh Péc-xích.
Đáp án: D
Giải thích: Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên ngã ba của ba châu lục Á - Âu - Phi. Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên,… tập trung nhiều nhất ở vùng Vịnh Péc-xích.
Câu 14. Đặc điểm nào sau đây của khu vực Trung Á mà khu vực Tây Nam Á không có?
A. Có vị trí địa – chính trị rất chiến lược.
B. Có nhiều dầu mỏ và tài nguyên khác.
C. Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.
D. Nằm hoàn toàn trong nội địa.
Đáp án: D
Giải thích:
- Cả hai khu vực Trung Á và Tây Nam Á đều có vị trí địa – chính trị chiến lược, tài nguyên dầu mỏ giàu có, chịu ảnh hưởng sâu rộng của đạo Hồi.
- Về vị trí tiếp giáp với Trung Á nằm sâu trong nội địa, bốn mặt đều giáp đất liền; Tây Nam Á nằm trên bán đảo A-ráp, tiếp giáp biển Địa Trung Hải, biển Đỏ, Ấn Độ Dương và vịnh Pecxich. Đây là điểm khác biệt giữa 2 khu vực.
Câu 15. Về mặt tự nhiên, Trung Á không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.
B. Khí hậu lục địa khô hạn, thiếu nước tưới.
C. Nhiều đồng bằng châu thổ đất đai giàu mỡ.
D. Các thảo nguyên thuận lợi cho chăn thả gia súc.
Đáp án: C
Giải thích: Trung Á là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt,…), có khí hậu khô hạn, trên các thảo nguyên thuận lợi cho chăn thả gia súc. Không có đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Câu 16. Quốc gia nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á?
A. Ả-rập Xê-út.
B. Cô-oét.
C. I-ran.
D. I-rắc.
Đáp án: A
Giải thích: Vào năm 2003, các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên thế giới là Ả-rập-xê-út (khoảng 263 tỉ thùng), Iran (khoảng 131 tỉ thùng), Irăc (khoảng 155 tỉ thùng), Cô-oét (khoảng 94 tỉ thùng), Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (khoảng 92 tỉ thùng).
3 – Câu hỏi vận dụng
Câu 17. Nguyên nhân nào khiến cho tình trạng nghèo đói ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ngày càng tăng?
A. Sự tham gia của các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan.
B. Các cuộc đấu tranh tranh giành đất đai, nguồn nước.
C. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài và các lực lượng khủng bố.
D. Xung đột dai dẳng của nhiều nước trong khu vực này.
Đáp án: C
Giải thích: Sự tham gia của những lực lượng khủng bố và sự can thiệp của các thế lực bên ngoài đã khiến cho tình trạng nghèo đói ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ngày càng tăng.
Câu 18. Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là
A. dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng.
B. tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá.
C. xung đột dai dẳng giữa người Ả-rập và người Do Thái.
D. tranh giành đất đai và nguồn nước.
Đáp án: A
Giải thích: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng.
Câu 19. Vì sao Trung Á có nền văn hóa phong phú, tiếp thu cả giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây?
A. Vì giáp Trung Quốc và Liên Bang Nga.
B. Vì có con đường tơ lụa đi qua.
C. Vì giữa giáp Ấn Độ với Đông Âu.
D. Vì có địa hình, giao thông thuận lợi.
Đáp án: B
Giải thích: Con đường tơ lụa nối liền Trung Quốc (phương Đông), đi qua khu vực Trung Á tới các nước châu Âu. Không đơn thuần là con đường thương mại, đây còn là con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại và được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây. Khu vực Trung Á nằm ở vị trí trung chuyển của con đường tơ lụa nên được tiếp thu nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây.
Câu 20. Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là
A. Vị trí địa – chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú.
B. Sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong dân cư và xung đột sắc tộc.
C. Tồn tại nhiều tôn giáo và tỉ lệ người dân theo đạo Hồi cao.
D. Sự can thiệp của nước ngoài và cuộc khủng hoảng năng lượng.
Đáp án: A
Giải thích:
- Tây Nam Á có vị trí địa lí nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp cả ba châu lục: Á, Âu, Phi -> vị trí địa – chính trị quan trọng.
- Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ giàu có, chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới.
=> Trong điều kiện thiếu hụt các nguồn năng lượng trên quy mô toàn cầu hiện nay, Tây Nam Á đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc, nhiều tôn giáo chính trị cực đoan tăng cường hoạt động gây nên tình trạng mất ổn định.
Câu 21: Biện pháp giúp cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên và giải quyết các vấn đề xã hội mà nhân loại đang hướng tới là
A. Phát triển theo chiều rộng.
B. Phát triển theo chiều sâu.
C. Phát triển nhanh.
D. Phát triển bền vững.
Đáp án: D
Giải thích: Khái niệm phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau.
Câu 22: Dân số già gây ra hậu quả lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội là
A. nạn thất nghiệp tăng lên.
B. chi phí phúc lợi xã hội tăng lên.
C. thiếu nhân lực thay thế.
D. thị trường tiêu thụ thu hẹp.
Đáp án: C
Giải thích: Dân số già tỉ lệ trẻ em ít khiến cho nguồn lao động bổ sung trong tương lai giảm; ngược lại tỉ lệ người già tăng lên. Đây là hậu quả thiếu nhân lực thay thế.
Câu 23: Dân số già không dẫn tới hậu quả về mặt kinh tế - xã hội nào dưới đây?
A. Thiếu lực lượng lao động trong xã hội.
B. Các chính sách hỗ trợ, chăm sóc cho người già.
C. Nguy cơ làm tăng dân số.
D. Nền kinh tế chậm phát triển.
Đáp án: C
Giải thích: Dân số già dẫn tới nhiều hậu quả về mặt kinh tế - xã hội, đó là thiếu lực lượng lao động trong xã hội, các chính sách hỗ trợ, chăm sóc cho người già, nguy cơ giảm dân số làm cho nền kinh tế chậm phát triển.
Câu 24: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng môi trường toàn cầu đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề là
A. Áp lực của gia tăng dân số.
B. Sự tăng trưởng của hoạt động nông nghiệp.
C. Sự tăng trưởng của hoạt động công nghiệp.
D. Sự tăng trưởng của hoạt động dịch vụ.
Đáp án: C
Giải thích: Môi trường bị suy thoái nặng nề bởi các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp, chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
Câu 25: Quốc gia nào thải lượng khí thải cacbon đioxit nhiều nhất vào môi trường?
A. Liên Bang Nga.
B. Ấn Độ.
C. Hoa Kì.
D. Trung Quốc.
Đáp án: D
Giải thích: Các nước có thải lượng khí thải cacbon đioxit nhiều nhất vào môi trường lần lượt là Trung Quốc 10 540 000 tấn; Hoa Kì 5 334 000 tấn; EU 3 415 000 tấn; Ấn Độ 2 341 000 tấn; Nga 1 766 000 tấn; tiếp đến là Nhật Bản, Liên Bang Đức,… Lượng khí thải từ các nhà máy xí nghiệp, công nghiệp của 10 quốc gia phát thải lớn nhất đóng góp 68.2% trong tổng số lượng phát thải của cả thế giới. Lượng khí thải này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng môi trường toàn cầu đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề.
Câu 26: Hiện tượng nào sau đây dễ gây ra bệnh ung thư da?
A. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
B. Tầng ôdôn bị thủng ở Nam cực.
C. Chất thải làm ô nhiễm biển và đại dương.
D. Việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Đáp án: B
Giải thích: Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư da là do các tia cực tím từ ánh sáng Mặt Trời. Tầng ô dôn có vai trò quan trọng hấp thụ các tia cực tím chiếu xuống mặt đất. Khí thải CFC2 đã làm thủng tầng ô dôn ở Nam Cực, các tia cực tím dễ dàng xuyên qua tầng khí quyển chiếu thẳng xuống mặt đất gây nên bệnh ung thư da.
Câu 27: Vai trò quan trọng nhất của tầng ozon là
A. Hấp thụ tia cực tím từ bức xạ Mặt Trời.
B. Hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
C. Chống ô nhiễm môi trường không khí.
D. Bảo vệ sinh vật trên Trái Đất.
Đáp án: A
Giải thích: Tuy tầng ozon mỏng manh nhưng lại có vai trò rất quan trọng với sự sống trên Trái Đất. Tầng ozon sẽ hấp thụ tia cực tím từ bức xạ Mặt Trời, không cho những tia này đến với Trái Đất. Có thể nói, sự sống chỉ xuất hiện khi Trái Đất có tầng ozon. Vì vậy nếu tầng ozon bị phá hủy thì sẽ gây lên tác hại xấu đối với mọi sinh vật trên Trái Đất. Nếu tầng ozon bị suy giảm đồng nghĩa với việc tia UV sẽ chiếu đến Trái Đất nhiều hơn là tăng bệnh nhân bị ung thư da, đục thủy tinh thể ở mắt cũng như làm giảm sản lượng lương thực và ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển,…
Câu 28: Vấn đề nào cần quan tâm để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống toàn cầu?
A. Bùng nổ và già hóa dân số, ô nhiễm môi trường và hòa bình thế giới.
B. Bùng nổ và già hóa dân số, nạn đói, dịch bệnh ở các quốc gia nghèo.
C. Nạn khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, bùng nổ và già hóa dân số.
D. Ô nhiễm môi trường, nạn khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức.
Đáp án: A
Giải thích:
Phát triên bền vững là sự phát triển đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định, giải quyết được các vấn đề kinh tế - xã hôi và bảo vệ môi trường.
- Muốn phát triển bền vững, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề bùng nổ và già hóa dân số để có biện pháp cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống người dân toàn cầu. Đồng thời, cũng phải quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi trường và hòa bình thế giới.
Câu 29: Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, các quốc gia cần
A. hạn chế gia tăng dân số trên quy mô toàn cầu.
B. hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
C. hạn chế nạn khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức.
D. hạn chế và loại trừ các mô hình sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững.
Đáp án: D
Giải thích:
- Phát triển bền vững là sự phát triển đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định, giải quyết được các vấn đề kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
- Hạn chế, loại trừ các mô hình sản xuất tiêu dùng thiếu bền vững và thay thế bằng các mô hình tiên tiến hiện đại giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng trưởng kinh tế và hạn chế lượng khí thải, chất thải độc hại ra môi trường từ đó sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người.
Câu 30: Dân số già diễn ra chủ yếu ở
A. các nước đang phát triển.
B. các nước phát triển.
C. tất cả các nước trên thế giới
D. các nước NICs.
Đáp án: B
Giải thích: SGK/13, địa lí 11 cơ bản.
Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì (tiết 1): Tự nhiên và dân cư có đáp án
Trắc nghiệm Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì (tiết 2): Kinh tế có đáp án
Trắc nghiệm Bài 7: Liên minh châu Âu (EU) (tiết 4): Cộng hòa liên bang Đức có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án