TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 5 (có đáp án 2023): Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiết 2)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiết 2). Một số vấn đề của Mĩ La Tinh có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 5.

1 2,584 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực.

(Tiết 2). Một số vấn đề của Mĩ La Tinh

1 – Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Khoáng sản chủ yếu ở Mĩ La tinh là

A. quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.

B. khoáng sản phi kim loại, than đá, quặng sắt.

C. vật liệu xây dựng, than đá, quặng sắt.

D. đất chịu lửa, đá vôi, than đá, quặng sắt.

Đáp án: A

Giải thích: Mĩ La Tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.

Câu 2. Việc khai thác nguồn tài nguyên giàu có của Mĩ La tinh chủ yếu mang lại lợi ích cho

A. Đại bộ phận dân cư.

B. Người da đen nhập cư.

C. Các nhà tư bản, các chủ trang trại.

D. Người dân bản địa (người Anh-điêng).

Đáp án: C

Giải thích: Các nước khu vực Mỹ La tinh chủ yếu là các nước có nền kinh tế kém phát triển, thiếu ổn định và nền kinh tế còn phụ thuộc vào các nước tư bản, đặc biệt là Hoa Kì. Chính vì vậy, việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Mỹ La tinh chủ yếu mang lại lợi ích cho các nhà tư bản và chủ trang trại.

Câu 3. Dân cư nhiều nước Mĩ La tinh còn nghèo đói không phải là do

A. tình hình chính trị không ổn định.

B. hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động.

C. phụ thuộc vào các công ti tư bản nước ngoài.

D. phần lớn người dân không có đất canh tác.

Đáp án: B

Giải thích: Dân cư nhiều nước Mĩ La tinh còn nghèo đói không phải là do hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động.

Câu 4. Nguyên nhân nào làm cho ở Mĩ La tinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác?

A. Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để.

B. Không ban hành chính sách cải cách ruộng đất.

C. Người dân ít có nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

D. Người dân tự nguyện bán đất cho các chủ trang trại.

Đáp án: A

Giải thích: Ở Mĩ La tinh, do cuộc cải cách ruộng đất không triệt để. Các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác. Dân nghèo không có ruộng phải kéo nhau ra thành phố kiếm việc làm dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát.

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh?

A. Chính trị không ổn định.

B. Cạn kiệt dần tài nguyên.

C. Thiếu lực lượng lao động.

D. Thiên tai xảy ra nhiều.

Đáp án: A

Giải thích: Do chính trị không ổn định đã tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế và các nhà đầu tư, làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh.

Câu 6. Trên 50% nguồn FDI đầu tư vào Mĩ La tinh là từ

A. Tây Ban Nha và Anh.

B. Hoa Kì và Tây Ban Nha.

C. Bồ Đào Nha và Nam Phi.

D. Nhật Bản và Pháp.

Đáp án: A

Giải thích: Trên 50% nguồn FDI đầu tư vào Mĩ La tinh là từ Hoa Kì và Tây Ban Nha.

Câu 7. Quá trình cải cách kinh tế của các quốc gia Mĩ La tinh đang gặp phải sự phản ứng của

A. những người nông dân nghèo mất ruộng cày.

B. các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài khuyên giàu có.

C. một nhóm người không cùng chung mục đích.

D. các thế lực từ bên ngoài, nông dân nghèo.

Đáp án: B

Giải thích: Hiện nay, quá trình cải cách kinh tế của các quốc gia Mĩ La tinh đang gặp phải sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài khuyên giàu có.

Câu 8. Các nước Mĩ La tinh hiện nay còn phụ thuộc nhiều nhất vào

A. Hoa Kì.      

B. Tây Ba Nha.

C. Anh.       

D. Pháp.

Đáp án: A

Giải thích: Hiện nay, nền kinh tế các nước Mĩ  phát triển chậm, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài nhất là Hoa Kì.

2 – Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Vì sao cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm có diện tích lớn ở Mĩ La tinh?

A. Có diện tích rộng lớn nhất thế giới.

B. Có đường Xích đạo chạy qua gần giữa khu vực

C. Bao quanh là các biển và đại dương

D. Có đường chí tuyến Nam chạy qua

Đáp án: B

Giải thích: Mỹ La Tinh có vị trí và tự nhiên tương đối đặc biệt, là lục địa có đường xích đạo chạy qua giữa khu vực nên hai bên đường xích đạo có cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm rất tiêu biểu với diện tích lớn.

Câu 10. Ở Mĩ La tinh, rừng rậm xích xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Vùng núi An-đét.

B. Đồng bằng A-ma-dôn.

C. Đồng bằng La Pla-ta.

D. Đồng bằng Pam-pa.

Đáp án: B

Giải thích: Ở Mĩ La tinh, rừng rậm xích xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở đồng bằng A-ma-dôn.

Câu 11. Vì sao Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc?

A. Có nguồn lương thực dồi dào và khí hậu lạnh.

B. Có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm.

C. Ngành công nghiệp chế biến phát triển.

D. Nguồn thức ăn công nghiệp dồi dào.

Đáp án: B

Giải thích: Do có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm nên Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Câu 12.  Nhân tố quan trọng nào làm cho Mĩ La tinh có thế mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới?

A. Thị trường tiêu thụ.

B. Có nhiều loại đất khác nhau.

C. Có nhiều cao nguyên.

D. Có khí hậu nhiệt đới.

Đáp án: D

Giải thích: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho Mĩ La tinh có thế mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.

Câu 13. Nguyên nhân nào làm cho Mĩ La tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao?

A. Chiến tranh ở các vùng nông thôn.

B. Công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh.

C. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm.

D. Điều kiện sống ở thành phố rất thuận lợi.

Đáp án: C

Giải thích: ở Mĩ La tinh, do cuộc cải cách ruộng đất không triệt để. Các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác. Dân nghèo không có ruộng phải kéo nhau ra thành phố kiếm việc làm dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát.

Câu 14. Nguyên nhân nào giúp cho kinh tế nhiều quốc gia Mĩ La tinh đang từng bước được cải thiện?

A. Không còn phụ thuộc vào nước ngoài.

B. Cải cách ruộng đất diễn triệt để.

C. San sẻ quyền lợi của các công ti tư bản nước ngoài.

D. Tập trung củng cố bộ máy nhà nước.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân nào giúp cho kinh tế nhiều quốc gia Mĩ La tinh đang từng bước được cải thiện là do tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục…

Câu 15. Khoáng sản nổi bật ở khu vực Mĩ Latinh không phải là

A. kim loại màu.

B. kim loại quý.

C. nhiên liệu.

D. kim loại đen.

Đáp án: D

Giải thích: Mĩ La Tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.

Câu 16. Mĩ la tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nào dưới đây?

A. Cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc.

B. Cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.

C. Cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.

D. Cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia đại gia súc.

Đáp án: A

Giải thích: Tài nguyên đất và khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc.

3 – Câu hỏi vận dụng

Câu 17. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nền kinh tế của Mĩ La tinh phát triển chậm, thiếu ổn định và phụ thuộc vào nước ngoài?

A. Thiếu đường lối phát triển độc lập, tự chủ.

B. Sự biến động mạnh của thị trường thế giới.

C. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

D. Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Đáp án: A

Giải thích: Do chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ, nên các nước Mĩ La – tinh phát triển kinh tế chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.

Câu 18. Khối thị trường chung Nam Mỹ gồm những quốc gia nào dưới đây?

A. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

B. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Pa-ra-goay.

C. Chi-lê, Ác-hen-ti-na, Venezuala, Pê-ru.

D. Bra-xin, Ecuado, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

Đáp án: A

Giải thích: Khối thị trường chung Mec-cô-xua được thành lập năm 1991, các nước Bra-xin. Ac-hen-ti-na, U-ru-guay và Pa-ra-guay đã thống nhất cùng nhau hình thành một thị trường chung để tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các thành viên, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì. Những năm qua, khối Mec-cô-xua đã kết nạp thêm hai thành viên mới là Chi-lê, Bô-li-vi-a và đang hướng tới việc thành lập thị trường chung Liên Mĩ.

Câu 19. Nhận định nào không phải là nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế các nước Mĩ La Tinh phát triển chậm?

A. Tình hình chính trị không ổn định.

B. Hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động.

C. Phụ thuộc vào các công ti tư bản nước ngoài.

D. Người dân không có ruộng đất di cư ồ ạt ra thành phố.

Đáp án: B

Giải thích: Các nước Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên giàu có, nguồn khoáng sản dồi dào (kim loại màu, kim loại quý, nhiên liệu), đất khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp lâu năm đem lại nguồn nông sản lớn. Đồng thời, dân cư đông đúc nên có nguồn lao động dồi dào. Như vật, điều kiện tự nhiên và nguồn lao động không phải là hạn chế đối với sự phát triển kinh tế ở Mĩ La tinh.

Câu 20. Hiện nay, tình hình kinh tế của Mĩ La tinh đang từng bước được cải thiện nhờ áp dụng biện pháp nào dưới đây?

A. Củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế, phát triển giáo dục.

B. Tiếp tục duy trì cơ cấu xã hội phong kiến.

C. Thực hiện cải cách ruộng đất không triệt để.

D. Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa tự phát.

Đáp án: A

Giải thích: Hiện nay, các quốc gia Mĩ La tinh đang tập trung củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế, giáo dục. Chính vì vậy, nhiều nước đã khống chế được lạm phát, xuất khẩu tăng nhanh và nền kinh tế từng bước được cải thiện.

Câu 21: Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là

A. thảm thực vật bị thiêu đốt.

B. suy giảm hệ sinh vật.

C. băng tan nhanh.

D. mực nước ngầm hạ thấp.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/15, địa lí 11 cơ bản.

Câu 22: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt là

A. lượng chất thải công nghiệp tăng.

B. săn bắt động vật quá mức.

C. khai thác rừng bừa bãi.

D. nạn du canh du cư.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân A, B, D liên quan đến đa dạng sinh học; Lượng chất thải công nghiệp chưa được xử lí đưa trực tiếp vào sông hồ, gây ô nhiễm nguồn nước ngọt.

Câu 23: Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là

A. hoạt động sản xuất nông nghiệp.

B. hoạt động sản xuất công nghiệp.

C. khai thác rừng qúa mức.

D. khai thác dầu khí trên biển.

Đáp án: B

Giải thích:

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp làm ô nhiễm đất, nước.

- Hoạt động khai thác dầu khí trên biển làm ô nhiễm biển.

- Các hoạt động khai thác rừng qúa mức sẽ làm suy giảm đa dạng sinh vật.

- Các hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ tạo ra nhiều khói bụi, khí thải, CO2 làm ô nhiễm không khí.

Như vậy, các hoạt động công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí.

Câu 24: Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là

A. sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển.

B. khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển.

C. tầng ô dôn mỏng dần và thủng ở Nam cực.

D. chất thải ra môi trường không qua xử lý.

Đáp án: A

Giải thích: Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

Câu 25: Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nào?

A. Sự suy giảm đa da sinh học.

B. Biến đổi khí hậu toàn cầu.

C. Môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.

D. Làm thủ tầng ôdôn và mưa axít.

Đáp án: A

Giải thích: Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sự suy giảm đa dạng sinh vật, nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ: Đốt rừng, chặt phá rừng quá mức làm thu hẹp diện tích rừng, làm mất nơi cư trú – thức ăn (động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt) của một số loài dấn đến một số loài thực vật giảm đi, động vật thiếu thức ăn (chết đói),…

Câu 26: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “thủy triều đen” là do

A. nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp ven sông – biển.

B. các luồng sinh vật biển di chuyển với số lượng lớn tạo ra.

C. sự cố đắm tàu, tràn dầu trên biển và đại dương.

D. chất thải sinh hoạt không quá xử lý đổ vào biển và đại dương.

Đáp án: C

Giải thích: Thủy triều đen là những lớp ván dầu nổi trên mặt nước do những chiếc tàu chở dầu đắm trên vùng biển và đại dương. Những tai nạn đắm tàu chở dầu đã tạo nên các đợt thuỷ triều đen khủng khiếp và giết chết những loài động vật dưới biển và đại dương.

Câu 27: Sự suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới những hậu quả nào dưới đây?

A. Khan hiếm nguồn nước ngọt xảy ra ở nhiều nơi.

B. Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của động vật hoang dã.

C. Mất đi nhiều loài gen, nguồn thuốc, nguồn thực phẩm.

D. Thu hẹp không gian sống của các loài sinh vật.

Đáp án: C

Giải thích: Khai thác thiên nhiên quá mức làm nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng. Hậu quả là mất nhiều loài sinh vật, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất,…

Câu 28: Tầng ôdôn bị thủng là do

A. sự tăng lượng CO2 trong khí quyển.

B. khí thải CFCs trong khí quyển.

C. nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

D. chất thải từ ngành công nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Khí CFCs tác động làm tầng ôzôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ôzôn ngày càng rộng.

Câu 29: Nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới là

A. gia tăng nhiều loại hình hoạt động du lịch.

B. chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa xử lí.

C. phát triển thủy điện quá mức trên sông, hồ.

D. đẩy mạnh việc đánh bắt thủy, hải sản.

Đáp án: B

Giải thích: Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng, có khoảng 1,3 tỉ người trong đó có hơn 1 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu nước sạch.

Câu 30: Tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là

A. tan băng ở hai cực Trái Đất.

B. mực nước biển dâng cao hơn.

C. nhiệt độ toàn cầu nóng lên.

D. xâm nhập mặn vào sâu nội địa hơn.

Đáp án: C

Giải thích: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tia sáng Mặt Trời xuyên qua khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất. Sau đó mặt đất hấp thụ chúng và nóng lên lại tiếp tục bức xạ sóng dài vào khi quyển để khí CO2 hâp thu làm cho không khí tăng nhiệt. Như vậy tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là làm cho nhiệt độ toàn cầu nóng lên

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiết 3) có đáp án 

Trắc nghiệm Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì (tiết 1): Tự nhiên và dân cư có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì (tiết 2): Kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Liên minh châu Âu (EU) (tiết 1): EU - Liên minh khu vực lớn trên thế giới có đáp án 

Trắc nghiệm Bài 7: Liên minh châu Âu (EU) (tiết 2): EU - Hợp tác, liên kết để cùng phát triển có đáp án

1 2,584 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: