TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 11 (có đáp án 2023): Khu vực Đông Nam Á (tiết 3): Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 3): Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 11.

1 7,456 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.

(Tiết 3): Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

1 – Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Hiệp hội cấc nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm

A. 1967.      

B. 1977.

C. 1995.      

D. 1997.

Đáp án: A

Giải thích: Năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po đã kí kết tuyên bố về việc thành lập “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” viết tắt là ASEAN.

Câu 2. Đến năm 2015, nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?

A. Đông Ti-mo.       

B. Lào.

C. Mi-an-ma.       

D. Bru-nây.

Đáp án: A

Giải thích: Từ khi thành lập đến nay, đã có 10/11 quốc gia Đông Nam Á tham gia vào ASEAN (trừ Đông Timo).

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

B. Thông qua kí kết các hiệp ước.

C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

Đáp án: D

Giải thích: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng. Cơ chế hợp tác của ASEAN thông qua các diễn đàn, hiệp ước, hội nghị, dự án, chương trình phát triển, hoạt động văn hóa thể thao của khu vực, xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”.

Câu 4. Nội dung nào đang là thách thức đối với các nước ASEAN hiện nay?

A. Trình độ phát triển còn chênh lệch.

B. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.

C. Gia tăng tự nhiên cao, trình độ dân trí thấp.

D. Cơ sở hạ tầng còn rất nghèo nàn, lạc hậu.

Đáp án: A

Giải thích: Những thách thức đối với các nước ASEAN hiện nay là các vấn đề: trình độ phát triển còn chênh lệch, vẫn còn tình trạng đói nghèo, các vấn đề tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc, dịch bệnh, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí…

Câu 5. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?

A. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất và có nhiều đóng góp cho ASEAN.

B. Buôn bán với ASEAN chiếm tới 70% giao dịch thương mại quốc tế của nước ta.

C. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực.

D. Hằng năm, số khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam  ngày càng tăng.

Đáp án: C

Giải thích: Gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa, giáo dục, khoa học… Việt Nam đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.

Câu 6. 5 nước đầu tiên tham gia hành lập ASEAN là

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.

D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po đã kí kết tuyên bố về việc thành lập “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” viết tắt là ASEAN.

Câu 7. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm nào?

A. 1967.

B. 1984.

C. 1995.

D. 1997.

Đáp án: C

Giải thích: ASEAN được thành lập năm 1967. Ban đầu có 5 thành viên, về sau, số lượng thành viên ngày càng tăng. Năm 1984 kết nạp thêm Brunei, năm 1995 thêm Việt Nam, năm 1997 thêm Myanmar và Lào, năm 1999 thêm Campuchia.

Câu 8. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

A. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

B. phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

C. xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất.

D. giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN.

Đáp án: A

Giải thích: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

2 – Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 50 năm tồn tại và phát triển là

A. đời sống nhân dân được cải thiện.

B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.

C. hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.

D. tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực khá cao.

Đáp án: B

Giải thích: Sau 50 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 50 năm tồn tại và phát triển là 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN.

Câu 10. Quốc gia nào dưới đây không phải nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN?

A. Thái Lan.

B. Việt Nam.

C. Xin-ga-po.

D. Phi-lip-pin.

Đáp án: B

Giải thích:  Năm 1967, 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc gồm: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po. Đến năm 1995 Việt Nam mới gia nhập ASEAN.

Câu 11. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển là

A. mục tiêu cụ thể của từng quốc gia trong ASEAN.

B. mục tiêu của ASEAN và các nước, vùng lãnh thổ.

C. mục tiêu tổng quát của ASEAN.

D. mục tiêu trong chính sách của ASEAN.

Đáp án: C

Giải thích: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Câu 12. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN?

A. Kinh tế, văn hóa, thể thao.

B. Trật tự - an toàn xã hội.

C. Khoa học - công nghệ.

D. Trong tất cả các lĩnh vực.

Đáp án: D

Giải thích: Gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa, giáo dục, khoa học…

Câu 13. Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm

A. đa dạng hóa các mặt đời sống xã hội của khu vực.

B. phát triển cả kinh tế - chính trị và xã hội của khu vực.

C. đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN.

D. tập trung phát triển kinh tế của khu vực.

Đáp án: C

Giải thích: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN.

Câu 14. Phát biểu nào dưới đây đúng về thành tựu kinh tế của các nước ASEAN?

A. Đời sống nhân dân được cải thiện, GDP tăng.

B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khá cao.

C. Có 10/11 quốc gia trong khu vực là thành viên.

D. Tạo dựng được một môi trường hòa bình ổn định.

Đáp án: A

Giải thích: Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, mặc dù còn chưa đồng đều và chưa thật vững chắc.

Câu 15. Thách thức nào không phải của ASEAN hiện nay?

A. Trình độ phát triển còn chênh lệch.

B. Vấn đề người nhập cư tự do.

C. Tình trạng đói nghèo và đô thị hóa tự phát.

D. Các vấn đề tôn giáo và hòa hợp dân tộc.

Đáp án: A

Giải thích:

Các thách thức của ASEAN hiện nay là:

- Trình độ phát triển còn chênh lệch.

- Vẫn còn tình trạng đói nghèo.

- Các vấn đề khác: đô thị hóa tự phát, các vấn đề tôn giáo, dân tộc.  Khu vực Đông Nam Á chủ yếu diễn ra hoạt động di cư người lao động để tìm kiếm việc làm gây ra mối lo ngại về nguồn lao động và chảy máu chất xám.

 

Câu 16. Cán cân xuất - nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu) là thành tựu về mặt

A. văn hóa.

B. xã hội.

C. kinh tế.

D. chính trị.

Đáp án: C

Giải thích: Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đồng đều, ổn định và vững chắc. Cán cân xuất – nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu).

3 – Câu hỏi vận dụng

Câu 17. Đối với ASEAN, việc xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc

A. mục tiêu hợp tác.    

B. cơ chế hợp tác.

C. thành tự hợp tác.    

D. phương thức hợp tác.

Đáp án: B

Giải thích: Cơ chế hợp tác của ASEAN thông qua các diễn đàn, hiệp ước, hội nghị, dự án, chương trình phát triển, hoạt động văn hóa thể thao của khu vực, xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”.

Câu 18. Nhận định nào dưới đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á?

A. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

B. Thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.

C. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. Tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo.

Đáp án: A

Giải thích:

Vì:

- Các nước Đông Nam Á có nhiều dân tộc, một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội  ở mỗi nước.

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo và phong tục tập quán đa đa dạng.

- Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển (vấn đề biển Đông) do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi cần phải ổn định để phát triển.

- Trong lịch sử, các nước Đông Nam Á từng bị chiến tranh xâm lược, chính trị mất ổn định.

- Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

Câu 19. Nhận định nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.

B. Sử dụng chung một đồng tiền cùng mệnh giá.

C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.

D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.

Đáp án: B

Giải thích:

- Các nước ASEAN có nhiều đặc điểm chung về vị trí địa lí nằm ở khu vực đông nam châu Á và có vị trí gần kề nhau, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nước đều tiếp giáp với biển (trừ Lào) thuận lợi cho giao lưu, hợp tác.

- Đặc điểm văn hóa, xã hội có nhiều nét tương đồng văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, mang đậm nét văn hóa phương Đông.

- Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa khu vực hóa hiện nay, việc liên kết giữa các quốc gia sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn: liên kết hỗ trợ nhau phát triển để cùng đạt mục tiêu lợi ích chung về sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước; tăng cường sức mạnh liên kết vùng để tăng sức cạnh tranh với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.

- Việc sử dụng chung đồng tiền cùng mệnh giá không phải là cơ sở cho sự hợp tác liên kết giữa các nước.

Câu 20. Hội nghị cấp cao ASEAN là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

A. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.

B. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

C. Thông qua các dự án, hiệp ước.

D. Thông qua các chương trình phát triển.

Đáp án: B

Giải thích: Hội nghị cấp cao ASEAN là biểu hiện cho cơ chế hợp tác về thông qua các diễn đàn, hội nghị của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Hội nghị cấp cao ASEAN, hay Hội nghị thượng đỉnh ASEAN là hội nghị giữa các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để thảo luận về các vấn đề hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa và an ninh giữa các nước thành viên với nhau cũng như với các thành viên đối thoại của ASEAN.

 

Câu 21. Hiệp hội cấc nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm

A.1967.

B.1977.

C. 1995.

D. 1997.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.

Câu 22. 5 nước đầu tiên tham gia hành lập ASEAN là:

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.

D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.

Câu 23. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm

A.1967.

B.1984.

C. 1995.

D.1997.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.

Câu 24. Cho đến năm 2015, nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?

A. Đông Ti-mo.

B. Lào.

C. Mi-an-ma.

D.Bru-nây.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.

Câu 25. Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.

B. Sử dụng chung một loại tiền.

C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.

D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 26. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.

Câu 27. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình.

A. Vì mỗi nước trong khu vực ở mức độ khác nhau và tùy hứng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.

B. Vì giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo,…

C. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.

D. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.

Câu 28. Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

B. Thông qua kí kết các hiệp ước.

C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/107 địa lí 11 cơ bản.

Câu 29. Đối với ASEAN, việc xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc

A. Mục tiêu hợp tác.

B. Cơ chế hợp tác.

C. Thành tự hợp tác.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/107 địa lí 11 cơ bản.

Câu 30. Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là

A. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

B. Thu hút mạnh các nguồn đâu tư nước ngoài.

C. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. Tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo.

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/107 địa lí 11 cơ bản.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 2): Kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và xã hội có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 2): Kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Ô-xtrây-li-a (tiết 1): Khái quát về Ô-xtrây-li-a có đáp án

1 7,456 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: