TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 10 (có đáp án 2023): Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 2): Kinh tế

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 2): Kinh tế có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 10.

1 6,732 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).

(Tiết 2): Kinh tế

1 – Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Nội dung chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc không phải là

A. thay đổi cơ chế quản lý.

B. thực hiện chính sách mở cửa,

C. ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

D. ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống.

Đáp án: D

Giải thích:

Nội dung chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc:

- Thay đổi cơ chế quản lý: chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

- Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi với thị trường thế giới.

- Chủ động đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

- Thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. Đây là những ngành công nghiệp hiện đại, có thể tăng nhanh năng suất.

Câu 2. Sự phát triển của ngành công nghiệp kĩ thuật cao nào dưới đây là nhân tố quyết định trong việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

A. Cơ khí chính xác.

B. Lương thực thực phẩm.

C. Công nghiệp hóa chất.

D. Công nghệ thông tin.

Đáp án: A

Giải thích: Sự phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động đã góp phần quyết định trong việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ, Tàu thần Châu V của Trung Quốc lần đầu đã chở người bay vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn.

Câu 3. Các chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp của Trung Quốc không phải là

A. phổ biến giống thuần chủng.

B. xây dựng mới đường giao thông.

C. đưa kĩ thuật mới vào sản xuất.

D. giao quyền sử dụng đất cho dân.

Đáp án: A

Giải thích: Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp như: giao quyền sử dụng đất cho nông dân, xây dựng mới đường giao thông, đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, hệ thống thủy lợi, phổ biến giống mới,…

Câu 4. Đặc điểm nổi bật nhất của các xí nghiệp, nhà máy trong quá trình chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường” ở Trung Quốc là

A. được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

B. được tự do trao đổi mọi sản phẩm hàng hóa với thị trường trong nước và thế giới.

C. được nhận mọi nguồn vốn FDI của nước ngoài và được chia đều trên toàn quốc.

D. được nhà nước chủ động đầu tư, hiện đại hóa thiết bị, trang bị vũ khí quân sự.

Đáp án: A

Giải thích: Do chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường nên các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm không như thời gian trước bị khoán hoặc ép sản phẩm.

Câu 5. Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính là

A. chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.

B. chế tạo máy, điện tử, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.

C. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.

D. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

Đáp án: D

Giải thích: Từ đầu năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

Câu 6. Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở

A. miền Tây.     

B. miền Đông.

C. phía Nam.     

D. phía Bắc.

Đáp án: B

Giải thích: Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc đều tập trung ở miền Đông, đặc biệt ở các vùng duyên hải, tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Vũ Hán…

Câu 7. Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp nào?

A. Cơ khí, hóa chất.

B. Vật liệu xây dựng.

C. Luyện kim, hóa chất.

D. Hóa dầu, điện lực.

Đáp án: B

Giải thích: Trung Quốc đã sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có ở địa bàn nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, dồ gốm, dệt may, sản xuất mặt hàng tiêu dùng khác.

Câu 8. Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới về các sản phẩm nông nghiệp nào?

A. Lương thực, ngô, thủy sản.

B. Lúa gạo, cao su, thịt lợn.

C. Lương thực, bông, thịt lợn.

D. Lúa mì, khoai tây, thịt bò.

Đáp án: C

Giải thích: Trung Quốc đã sản xuất được nhiều loại nông phẩm với năng suất cao, một số loại có sản lượng đứng hàng đầu thế thới như lương thực, bông, thịt lợn.

2 – Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

A. Địa hình và khí hậu.

B. Biển và khoáng sản.

C. Sông ngòi và khí hậu.

D. Địa hình và rừng.

Đáp án: A

Giải thích: Do địa hình và khí hậu khác biệt giữa 2 miền Đông – Tây đã dẫn đến sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc.

Câu 10. Sự phát triển của ngành công nghiệp kĩ thuật cao nào không phải là nhân tố quyết định trong việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

A. Điện tử.

B. Cơ khí chính xác.

C. Hóa chất.

D. Sản xuất máy tự động.

Đáp án:

Giải thích: Sự phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động đã góp phần quyết định trong việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ, Tàu thần Châu V của Trung Quốc lần đầu đã chở người bay vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn.

Câu 11. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC (Đơn vị: %)

Năm

1985

1995

2004

2014

Xuất khẩu

39,3

53,5

51,4

54,4

Nhập khẩu

60,7

46,5

48,6

45,5

Để thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2004, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ miền.

D. Biểu đồ đường.

Đáp án: C

Giải thích:

- Căn cứ vào bảng số liệu, đơn vị (%), số mốc năm (4 mốc năm), đối tượng,...

- Dựa vào yêu cầu đề bài: thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu,…

=> Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2004.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc?

A. Cây mía có sản lượng đứng đầu thế giới.

B. Ngành trồng trọt chiếm ưu thế.

C. Đồng bằng Hoa Nam trồng lúa mì.

D. Cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng.

Đáp án: B

Giải thích:

Cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc:

- Cây mía có sản lượng đứng đầu thế giới => không đúng.

- Ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với chăn nuôi -> đúng.

- Đồng bằng Hoa Nam trồng lúa mì.=> không đúng (vì lúa mì là thế mạnh của vùng đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc với khí hậu ôn đới).

- Cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng-> không đúng.

Câu 13. Nhận định nào dưới đây là nguyên nhân chủ yếu nào làm cho bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp?

A. Sản lượng lương thực thấp.

B. Diện tích đất canh tác khoảng 100 triệu ha.

C. Dân số đông nhất thế giới.

D. Năng suất cây lương thực thấp.

Đáp án: C

Giải thích:

- Biết rằng: Bình quân lương thực đầu người = Sản lượng lương thực / Tổng số dân (kg/người).

- Trung Quốc có sản lượng lương thực lớn nhưng dân số đông (chiếm 1/5 dân số thế giới) => Bình quân lương thực đầu người thấp.

Câu 14. Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào?

A. Chế tạo máy.

B. Dệt may.

C. Sản xuất ô tô.

D. Điện tử.

Đáp án: B

Giải thích: Ngành chế tạo máy, ô tô và điện tử là các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn. Còn ngành dệt may cần nhiều lao động, không đòi hỏi trình độ cao nhưng yêu cầu sự khéo léo.

Câu 15. Cây trồng nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc?

A. Lương thực.

B. Củ cải đường.

C. Mía.

D. Chè.

Đáp án: A

Giải thích: Vì Trung Quốc là nước đông dân nhất thế thới (hơn 1,4 tỉ người năm 2020). Do vậy nhu cầu lương thực cho nhân dân trong nước rất lớn. Mặc dù là nước có sản lượng lương thực đứng hàng đầu thế giới nhưng hàng năm Trung Quốc vẫn phải nhập thêm lương thực.

Câu 16. Đặc điểm nào dưới đây là thế mạnh tự nhiên quan trọng nhất để miền Tây Trung Quốc phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi?

A. Đồng bằng lớn.

B. Rừng và đồng cỏ.

C. Khí hậu gió mùa.

D. Vùng biển rộng.

Đáp án: B

Giải thích: Rừng, đồng đỏ và các khoáng sản là tài nguyên chính ở miền Tây. Mà cơ sở để phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi thì cần có rừng và đồng cỏ.

3 – Câu hỏi vận dụng

Câu 17. Nội dung nào dưới đây là một trong những thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp của Trung Quốc?

A. Khí hậu ổn định, nhiều tài nguyên.

B. Lao động dồi dào, giá rẻ, thị trường lớn.

C. Lao động có trình độ cao, dồi dào.

D. Nguồn vốn lớn, cơ sở hạ tầng hiện đại.

Đáp án: B

Giải thích: Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới với trên 1 tỉ người. Dân số đông là một nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và là thị trường tiêu thụ rộng lớn thu hút mạnh sự đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây là phương án để Trung Quốc thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài?

A. Tiến hành cải cách ruộng đất.

B. Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.

C. Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.

D. Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.

Đáp án: C

Giải thích: Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất và mở cửa, cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất này -> nhằm thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Câu 19. Vì sao các nông sản chính của các đồng bằng Hoa Nam lại là lúa gạo?

A. Khí hậu cận nhiệt gió mùa.

B. Khí hậu ôn đới gió mùa.

C. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

D. Khí hậu cận nhiệt lục địa

Đáp án: A

Giải thích: Cây lúa gạo ưa khí hậu nóng ẩm, đất phù sa, cần nhiều nước… Ở đông bằng Hoa Nam có khí hậu cận nhiệt gió mùa, mưa nhiều…

Câu 20. Nhận định nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung ở miền Đông, đặc biệt ở vùng duyên hải, tại các thành phố lớn?

A. Vị trí địa lí thuận lợi.

B. Khí hậu ôn đới lục địa.

C. Nguồn lao động dồi dào.

D. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

Đáp án: A

Giải thích:

- Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: khoáng sản, lao động – thị trường, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lí… Miền Đông rất thuận lợi về những yếu tố này.

- Miền Đông Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, ôn đới gió mùa.

 

Câu 21. Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

A. Công cuộc đại nhảy vọt.

B. Cách mạng văn hóa và các kế hoach 5 năm.

C. Công cuộc hiện đại hóa.

D. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/91 địa lí 11 cơ bản.

Câu 22. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế – xã hội là

A. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh.

B. Không còn tình trạng đói nghèo.

C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.

D. Trở thành nước có GDP/người vào loại cao nhất thế giới.

Đáp án: A

Giải thích:Mục I, SGK/91 địa lí 11 cơ bản.

Câu 23. Các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là kết quả của

A. Chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường.

B. Thị trường xuất khẩu được mở rộng.

C. Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế.

D. Việc cho phép công ti, doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc sản xuất.

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/92 địa lí 11 cơ bản.

Câu 24. Để thu hút vố đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã

A. Tiến hành cải cách ruộng đất.

B. Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.

C. Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.

D. Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/92 địa lí 11 cơ bản.

Câu 25. Một trong những thế mạnh để phát triển công nghiệp của Trung Quốc là

A. Khí hậu ổn định.

B. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

C. Lao động có trình độ cao.

D. Có nguồn vốn đầu tư lớn.

Đáp án: B

Giải thích: Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới với trên 1 tỉ người. Dân số đông là một nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và là thị trường tiêu thụ rộng lớn thu hút mạnh sự đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc.

Câu 26. Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính là:

A. Chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.

B. Chế tạo máy, điện tử, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.

C. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.

D. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/92 địa lí 11 cơ bản.

Câu 27. Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc rung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

A. Điện, luyện kim, cơ khí.

B. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động.

C. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác.

D. Điện, chế tọ máy, cơ khí.

Đáp án: B

Giải thích:Mục II, SGK/94 địa lí 11 cơ bản.

Câu 28. Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở

A. Miền Tây.

B. Miền Đông.

C. Ven biển.

D. Gần Nhật Bản và Hàn Quốc.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/94 địa lí 11 cơ bản.

Câu 29. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Trung Quốc là

A. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Quảng Châu, Trùng Khánh.

B. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương.

C. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Nam Kinh, Phúc Châu.

D. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Lan Châu, Thành Đô.

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/94 địa lí 11 cơ bản.

Câu 30. Ngành công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc đứng đầu thế giới?

A. Công nghiệp khai thác than.

B. Công nghiệp chế tạo máy bay.

C. Công nghiệp đóng tàu.

D. Công nghiệp hóa dầu.

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/93 địa lí 11 cơ bản

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và xã hội có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 2): Kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 3): Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Ô-xtrây-li-a (tiết 1): Khái quát về Ô-xtrây-li-a có đáp án

1 6,732 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: