TOP 40 câu hỏi Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 30 có đáp án - Biến đổi chuyển động

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 Bài 30: Biến đổi chuyển động có đáp án đầy đủ các mức độ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 30.

1 2472 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 30: Biến đổi chuyển đọng

Câu 1: Bộ phận trong máy có nhiều dạng chuyển động:

A. Giống hết nhau

B. Tương đồng nhau

C. Rất khác nhau

D. Dẫn động nhau

Đáp án: C

Giải thích: Bộ phận trong máy có nhiều dạng chuyển động rất khác nhau

Câu 2: Muốn may được thì kim máy khâu phải chuyển động:

A. Song song

B. Vuông góc

C. Thẳng lên xuống

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích: Muốn may được thì kim máy khâu phải chuyển động thẳng lên xuống

Câu 3: Có mấy dạng cơ cấu biến đổi chuyển động

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

- Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến 

- Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

Câu 4: Cơ cấu tay quay- con trượt gồm mấy bộ phận

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Giải thích: Cơ cấu tay quay – con trượt gồm: Tay quay, thanh truyền, con trượt, giá đỡ

Câu 5: Đâu không phải bộ phận của cơ cấu tay quay – con trượt:

A. Tay quay

B. Giá đỡ

C. Vô lăng

D. Con trượt

Đáp án: C

Giải thích: Cơ cấu tay quay – con trượt gồm: Tay quay, thanh truyền, con trượt, giá đỡ

Câu 6: Khi tay quay quanh trục thì thanh truyền chuyển động:

A. Lên xuống

B. Quay

C. Tròn

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích: Khi tay quay quanh trục thì thanh truyền chuyển động tròn

Câu 7: Cơ cấu tay quay – con trượt được ứng dụng trong:

A. Máy khâu đạp chân

B. Máy cưa gỗ

C. Ô tô

D. Cả 3 phương án trên

Đáp án: D

Giải thích: Cơ cấu tay quay – con trượt được ứng dụng trong: máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, oto, máy hơi nước...

Câu 8: Cơ cấu tay quay con trượt thuộc cơ cấu:

A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay

C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay

Đáp án: A

Giải thích: Khi tay quay quanh trục thì thanh truyền chuyển động tròn, làm con trượt chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ

Câu 9: Cơ cấu tay quay – thanh lắc gồm máy bộ phận:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: C

Giải thích: Cơ cấu tay quay con lắc gồm: tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ

Câu 10: Các bộ phận của cơ cấu tay quay con lắc được nối với nhau bằng:

A. Khớp quay

B. Khớp động

C. Khớp nối

D. Cả 3 đáp án trên 

Đáp án: A

Giải thích: Các bộ phận của cơ cấu tay quay con lắc được nối với nhau bằng các khớp quay

Câu 11: Cơ cấu tay quay con lắc thuộc cơ cấu:

A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay

C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay

Đáp án: C

Giải thích: Khi tay quay quay đều quanh trục thông qua thanh truyền làm thanh lắc lắc qua lắc lại quanh trục 1 góc nào đó

Câu 12: Trong cơ cấu thay quay – thanh lắc thì khâu dẫn là tên gọi khác của:

A. Tay quay

B. Thanh truyền

C. Thanh lắc

D. Giá đỡ

Đáp án: A

Giải thích: Tay quay được gọi là khâu dẫn

Câu 13: Đâu không phải bộ phận của cơ cấu tay quay thanh lắc

A. Tay quay

B. Thanh lắc

C. Con trượt

D. Thanh truyền

Đáp án: C

Giải thích: Cơ cấu tay quay con lắc gồm: tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ

Câu 14: Ứng dụng của cơ cấu tay quay – thanh lắc

A. Máy dệt

B. Máy khâu

C. Xe tự đẩy

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Cơ cấu tay quay thanh lắc được dùng trong nhiều loại máy như: máy dệt, máy khâu, xe tự đẩy

Câu 15: Nhiệm vụ của cơ cấu biến đổi chuyển động:

A. Biến đổi dạng chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cung cấp cho các bộ phân của máy và thiết bị 

B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay

C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay

Đáp án: A

Giải thích: Nhiệm vụ của cơ cấu biến đổi chuyển động: Biến đổi dạng chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cung cấp cho các bộ phân của máy và thiết bị

Câu 16: Ứng dụng cơ cấu tay quay – con trượt dùng trong:

A. Máy khâu đạp chân

B. Máy cưa gỗ

C. Ô tô

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 17: Cơ cấu tay quay – thanh lắc thuộc cơ cấu:

A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

B. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

C. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay

D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay

Đáp án: B

Câu 18: Cấu tạo cơ cấu tay quay – thanh lắc gồm mấy bộ phận?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: C

Câu 19: Ứng dụng của cơ cấu tay quay – thanh lắc trong:

A. Máy dệt

B. Máy khâu đạp chân

C. Xe tự đẩy

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 20: Các bộ phận trong máy có:

A. Duy nhất một dạng chuyển động

B. Có 2 dạng chuyển động

C. Có nhiều dạng chuyển động khác nhau

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 21: Trong máy khâu, muốn may được vải thì kim máy phải chuyển động:

A. Thẳng lên xuống

B. Thẳng từ dưới lên theo một chiều

C. Thẳng từ trên xuống theo một chiều

D. Tròn

Đáp án: A

Câu 22: Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần có mấy cơ cấu biến đổi chuyển đông?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Đó là cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại và cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại.

Câu 23: Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu:

A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay

C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

D. Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động quay

Đáp án: A

Câu 24: Cấu tạo cơ cấu tay quay – con trượt gồm mấy bộ phận?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: C

Giải thích: Đó là tay quay, thanh truyền, con trượt, giá đỡ.

Câu 25: Trong cơ cấu tay quay – thanh lắc, khâu dẫn là cách gọi khác của:

A. Tay quay

B. Thanh truyền

C. Thanh lắc

D. Giá đỡ

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

1 2472 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: