TOP 3 mẫu Thuyết minh về con trâu có sử dụng biện pháp nghệ thuật (2023) SIÊU HAY
Thuyết minh về con trâu có sử dụng biện pháp nghệ thuật lớp 8 gồm dàn ý và 30 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.
Thuyết minh về con trâu có sử dụng biện pháp nghệ thuật
Dàn ý Thuyết minh về con trâu có sử dụng biện pháp nghệ thuật
I. Mở bài:
Giới thiệu về con trâu Việt Nam
Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc của con trâu
Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy
Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa
2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam
Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen
Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dóc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
Trâu có sừng
Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam
Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con
3. Lợi ích của con trâu Việt Nam
a. Trong đời sống vật chất thường ngày
Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng: cày, bừa,
Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo
Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân
Trâu có thể lấy thịt
Da của trâu có thể làm đồ mỹ nghệ,…
b. Trong đời sống tinh thần
Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam
Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…
Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:
Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
4. Tương lai của trâu
Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Máy móc kỹ thuật hiện đại: máy bừa, máy cày,….
Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….
III. Kết bài:
Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam
Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam
Thuyết minh về con trâu có sử dụng biện pháp nghệ thuật – Mẫu 1
Trâu ơi ta bảo trâu này:
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Hình ảnh con trâu vốn không còn xa lạ gì nữa với mỗi người dân Việt Nam.
Trâu (miền Trung gọi là tru) là một loài động vật thuộc họ Trâu bò, phân bộ Nhai lại, nhóm Sừng rỗng, bộ Guốc chẵn, lớp thú có vú. Chúng thường sống hoang dã ở Nam Á, Đông Nam Á và miền bắc nước Úc. Còn ở Việt Nam, chúng thường được nuôi với số lượng rất lớn.
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Bộ lông của chúng có màu xám hoặc xám đen. Thân hình to khỏe và vạm vỡ. Bụng to, mông dóc, đuôi dài thường xuyên phe phẩy. Bầu vú nhỏ và đặc biệt là đôi sừng hình lưỡi liềm cứng và nhọn có thể trở thành một loại vũ khí tự vệ cho chúng khi gặp phải kẻ thù.
Chúng gồm hai loại phổ biến là trâu trắng và trâu đen. Việc phân loại này được dựa theo màu sắc của lông. Trâu trắng là loại trâu có lông màu trắng ngà. Người ta cho rằng trâu trắng thường mang lại may mắn. Nhưng loài trâu này rất hiếm gặp. Còn trâu đen thì có bộ lông màu đen xám, chiếm số lượng áp đảo hơn cả.
Về tập tính của loài trâu, có một điểm vô cùng nổi bật như: Trâu có tập tính nhai lại khi ăn, thức ăn được đưa vào dạ cỏ và dạ tổ ong, phần thức ăn không tan được đưa lại khoang miệng để trâu nhai lại, phần tan vào các dạ lá sách, dạ túi khế để tiêu hóa. Điều này thật thú vị! Chúng sẽ phải mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn nhưng lại không bao giờ cảm thấy đói. Ngoài ra, trâu là loài sống theo bầy đàn. Chúng thường sống thành một gia đình lớn tại các vùng đầm lầy, thung lũng.
Về sinh sản, hằng năm trâu đẻ hai lứa. Mỗi lứa chỉ cho ra đời một con con. Trâu con mới chào đời được gọi là nghé. Chúng chưa có sừng và thường nặng từ 22 - 25 kg. Một con nghé trưởng thành khá nhanh. Khoảng hai tuần thì biết đi và từ hai đến ba tháng thì có thể phát triển thành một con trâu trưởng thành. Các bộ phận khác cũng dần hoàn thiện trong quá trình phát triển.
Về đặc điểm, trâu có thân hình chắc nịch, khỏe khoắn, bộ lông có hai loại màu trắng ngà hoặc xám đen với các sợi lông ngắn tũn. Da của chúng rất dày và cứng cáp. Có lẽ, khi mùa đông đến, loài trâu không sợ lạnh cũng chính vì bộ da của chúng. Trâu có bốn chân ngắn với bộ guốc chẵn. Đuôi dài, linh hoạt và thường ve vẩy để đuổi ruồi, muỗi chứ không chịu nằm yên một chỗ. Phần đầu trâu có hai cặp sừng dài. Ở một con trâu trưởng thành, cặp sừng này có thể rất dài. Đôi mắt của chúng to và trông lúc nào cũng lờ đờ như thiếu ngủ. Trong khoang miệng không có hàm trên. Hầu hết trâu đực có phần minh to hơn trâu cái, sức kéo cùng thịt trâu dai và chắc hơn trâu cái. Trâu cái có thể tiết sữa nhưng sữa trâu không có nhiều dinh dưỡng như sữa bò.
Về giá trị vật chất, loài trâu gắn với người nông dân từ bao đời nay. Ông cha ta có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Chúng chủ yếu cung cấp sức kéo cho con người: giúp kéo xe, kéo cày cho người nông dân khi ngoài đồng. Ngoài ra, ngày nay, thịt trâu cũng trở thành một món đặc sản khá nổi tiếng. Da trâu cũng có thể được dùng làm da các loại túi, ví, thời trang. Về giá trị tinh thần, con trâu chính là người bạn đồng hành với người nông dân trong công việc lao động vất vả. Một số nơi, còn tổ chức lễ hội mà con trâu chính là nhân vật chính như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Con trâu cũng chính là một biểu tượng văn hóa của người nông dân Việt Nam.
Cho dù xã hội ngày càng hiện đại nhưng đối với những người nông dân Việt Nam, con trâu mãi là một người bạn gắn bó trong công việc lao động của họ.
Thuyết minh về con trâu có sử dụng biện pháp nghệ thuật – Mẫu 2
“Hình ảnh làng quê Việt Nam hiện lên trong tâm trí tôi không thể xa rời được bóng hình của những chú trâu. Những cánh đồng lúa chín vàng, cánh diều bay trong chiều gió lộng hay các bác nông dân cần mẫn sớm chiều, cùng với những chú trâu “đắm bùn đang buổi ban trưa” đã trở thành những kỷ niệm không thể phai mờ trong tuổi thơ của tôi.
Trâu không chỉ là biểu tượng của người nông dân Việt Nam, vùng thôn quê Việt Nam mà nó còn là “đại biểu” của sự cần mẫn, chăm chỉ từ ngàn đời nay. Mọi người vẫn thường nói, nhà nào có đôi trâu, nhà đó ắt có của để đời. Những chú trâu vẫn cứ thế lặng lẽ, trải nghiệm nắng mưa cùng người nông dân trên ruộng đồng bao mùa lúa.
Chẳng biết từ bao giờ, trâu bỗng gần gũi với người làm nông đến vậy. Nghe ông nội tôi kể, trâu Việt Nam có bắt nguồn từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố rộng rãi trên khắp Việt Nam. Có lẽ cũng bởi vậy, dù đặt chân ở bất kỳ đâu trên bản đồ hình chữ S, tôi cũng đều có cảm giác thân thuộc của vùng quê mình.
Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đôi sừng nhọn, uốn cong như hình một lưỡi liềm. Người ta sử dụng đôi sừng đó làm đồ trang sức. Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, trâu đực trung bình cày bừa từ 3~4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2~3 sào, không những vậy trâu còn được coi là một tài sản quý của của nhà nông.
Trong nhiều thế kỷ trước, trâu thường được dùng để kéo xe, chở hàng. Với thân hình khỏe mạnh, một con trâu có thể kéo đến 400 - 500kg. Đồng thời, trâu còn cung cấp các sản lượng về thịt và sữa. Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây. Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo.
Trong giới ẩm thực, trâu cũng có thể được chế biến thành nhiều món ăn nổi tiếng. Thịt trâu tuy dày và dai nhưng nếu biết cách chế biến, thịt trâu sẽ trở nên mềm và ngọt. Một số món ăn từ thịt trâu phải kể đến như: trâu gác bếp, trâu xào lăn, trâu xào lá lốt, trâu nướng tảng, v.v..
Trâu cũng là hình ảnh nổi bật trong nhiều lễ hội. Ví như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Lựu, Hàm Yên, Phù Ninh,v.v.. đều rất nổi tiếng trên cả nước. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".
Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, 1 thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu .
Con trâu đã trở thành một hình ảnh không thể xóa nhòa trong tuổi thơ của tôi. Mỗi lần bắt gặp một con trâu ở trên đồng lúa, trong lòng tôi lại thổn thức câu thơ:
Trâu anh con cưỡi con dòng,
Lại thêm con nghé cực lòng thằng chăn.”
Thuyết minh về con trâu có sử dụng biện pháp nghệ thuật – Mẫu 3
Nhắc đến con trâu chúng ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên những cánh đồng chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày. Có thể nói con trâu gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam: Con trâu - là động vật nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú - loài động vật này chủ yếu vào việc cày kéo.
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám hoặc xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp ngắn bụng to, mông đốc, bầu vú nhơ, sừng có hình lưỡi liềm. Ngày xưa, người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi sừng trên chỏm đầu: Sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì phải coi chừng và có biện pháp thuần phục. Nếu trâu cái trung bình từ 350 - 400 kg có tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400 - 450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp, tính khí hăng hái nhưng hiền lành.
Không chỉ có thế con trâu còn có một vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay. Chính vì vậy nó là một phần không thể thiếu của người nông dân. Cũng như hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được những ngày thơ ấu:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu, đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là một trong mười lăm lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.
Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:
Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu
Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ “Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ” để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Không những thế để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông có câu: “Ruộng sâu, trâu nái”.
Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”. Chọi trâu không chỉ đơn thuần “hai con trâu chọi” mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.
Con trâu được xem là một con vật linh thiêng bởi vì nó nằm trong mười hai con giáp mà người Việt Nam cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Ngoài ra, chúng còn được đưa vào nhiều bức tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh “Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo”. Con vật thiêng này cũng là con vật đã in đậm vào kí ức tuổi thơ khi nhớ về làng quê. Nhà thơ Giang Nam đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về quê hương:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng như chim hót trên cao.
Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê Việt Nam những con trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu luôn là con vật không thể thiếu ở làng quê Việt Nam - con vật linh thiêng trong sâu thẳm tâm hồn người dân Việt Nam. Con vật thiêng ấy sẽ mãi mãi in đậm trang kí ức của người dân Việt, nhất là những người xa xứ.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8