TOP 25 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 8 (có đáp án): Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ 7 - Cánh diều

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ 7 có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 8.

1 537 16/08/2022
Tải về


Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ 7 - Cánh diều

Câu 1: Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Quốc là

A. Hoàng Hà và Trường Giang.

B. sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

C. sông Nin và sông Ti-gơ-rơ.

D. sông Ấn và sông Hằng.

Đáp án: A

Giải thích: Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của Trung Quốc là Hoàng Hà và Trường Giang.

Câu 2: Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở

A. đồng bằng Hoa Bắc.

B. đồng bằng Hoa Nam.

C. lưu vực Trường Giang

D. lưu vực Hoàng Hà

Đáp án: D

Giải thích: Bắt đầu từ "cái nôi" Hoàng Hà mà người Trung Hoa cổ đại đã gây dựng nên văn minh rực rỡ, với những nhà nước đầu tiên là Hạ, Thương, Chu.

Câu 3: Dương Tử là tên gọi của con sông nào?

A. Hoàng Hà

B. sông Ti-gơ-rơ

C. sông Nin

D. Trường Giang

Đáp án: D

Giải thích: Dương Tử là tên gọi khác của sông Trường Giang, là nơi xuất hiện và tập trung sớm của nhà nước cổ đại.

Câu 4: Ban đầu cư dân của Trung Quốc tập trung sống ở đâu?

A. Núi Côn Lôn.

B. Phượng Hoàng cổ trấn.

C. Trung và hạ lưu sông Hoàng Hà

D. Hạ lưu sông Trường Giang.

Đáp án: C

Giải thích: Ban đầu, người Trung Quốc cổ đại sống tập trung chủ yếu ở trung và hạ lưu sông Hoàng Hà.

Câu 5: Hai con sông Hoàng Hà và Trường Gian đã tạo nên những đồng bằng nổi tiếng nào?

A. Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam

B. Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Tây

C. Hoa Bắc, Hoa Đông, Hoa Nam

D. Hoa Bắc, Hoa Tây, Hoa Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang đã tạo nên những đồng bằng nổi tiếng là Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam.

Câu 6: Ở thượng nguồn các dòng sông, cư dân cổ đại làm nghề gì?

A. Trồng lúa nước.

B. Nghề chăn nuôi

C. Nghề dệt vải

D. Nghề đóng thuyền

Đáp án: B

Giải thích: Ở thượng nguồn các con sông là nơi đồng cỏ phát triển tươi tốt, thuận lợi cho việc chăn nuôi.

Câu 7: Chế độ phong kiến của Trung Quốc được hình thành từ triều đại nào?

A. Nhà Thương.

B. Nhà Chu.

C. Nhà Tần.

D. Nhà Hán

Đáp án: D

Giải thích: Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới thời Tần Thủy Hoàng năm 221 TCN khi mà quan hệ giữa địa chủ và tá điền được hình thành.

Câu 8: Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là

A. thuế.

B. cống phẩm.

C. tô lao dịch.

D. địa tô.

Đáp án: D

Giải thích: Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô.

Câu 9: Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới thời Tần?

A. Địa chủ.

B. Nông dân tự canh.

C. Nông dân lĩnh canh.

D. Lãnh chúa.

Đáp án: D

Giải thích: Lãnh chúa là thành phần xã hội trong các lãnh địa phong kiến ở phương Tây, không phải thành phần xã hội thuộc nhà Tần.

Câu 10: Triều đại nào ở Trung Quốc đã ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất đầu tiên trên cả nước?

A. Nhà Tùy.

B. Nhà Hán.

C. Nhà Đường.

D. Nhà Tần.

Đáp án: D

Giải thích: Khi thống nhất được toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng còn áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật trên cả nước.

Câu 11: Nhà Tần tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 221 TCN-206 TCN

B. Năm 220-280.

C. Năm 280 - 420.

D. Năm 420-581.

Đáp án: A

Giải thích: Nhà Tần tồn tại từ năm 221 TCN -206 TCN.

Câu 12: Tên thật của Tần Thủy Hoàng là gì?

A. Tần Doanh Chính

B. Tần Doanh Nhu

C. Tần Văn Oánh

D. Tần Văn Chính

Đáp án: A

Giải thích: Tần Thủy Hoàng tên thật là Tần Doanh Chính. Ông là người có công thống nhất Trung Quốc. Nhà Tần tồn tại từ năm 221 TCN-206 TCN

Câu 13: Nhà Tần tồn tại trong vòng bao nhiêu năm?

A. 15 năm

B. 16 năm.

C. 17 năm.

D. 18 năm.

Đáp án: A

Giải thích: Tần Thủy Hoàng là người có công thống nhất Trung Quốc. Nhà Tần tồn tại từ năm 221 TCN-206 TCN trong vòng 15 năm.

Câu 14: Sau khi lên ngôi, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất những gì?

A. Lãnh thổ, đo lường, tiền tệ, chữ viết.

B. Lãnh thổ, đo lường, tiền tệ, tôn giáo

C. Lãnh thổ, tư tưởng, tiền tệ, chữ viết.

D. Lãnh thổ, đo lường, tôn giáo, chữ viết.

Đáp án: A

Giải thích: Ông là người có công thống nhất Trung Quốc. Nhà Tần tồn tại từ năm 221 TCN-206 TCN. Sau khi lên ngôi, ông đã thống nhất về lãnh thổ, đo lường, tiền tệ, chữ viết.

Câu 15: Nhà Hán tồn tại trong thời gian nào?

A. Năm 206 TCN-220.

B. Năm 220-280.

C. Năm 280 - 420.

D. Năm 420 -581.

Đáp án: A

Giải thích: Nhà Hán (206 TCN-220) tiếp tục củng cố bộ máy nhà nước và mở rộng lãnh thổ.

Câu 16: Thời Tam quốc diễn ra trong bao lâu?

A. Năm 206 TCN-220.

B. Năm 220-280.

C. Năm 280 - 420.

D. Năm 420 -581.

Đáp án: B

Giải thích: Nhà Tam quốc (220-280) với sự cai trị của Ngụy- Thục-Ngô.

Câu 17: Thời nhà Tần tồn tại trong bao lâu?

A. Năm 206 TCN-220.

B. Năm 220-280

C. Năm 280 - 420.

D. Năm 420 -581.

Đáp án: C

Giải thích: Nhà Tấn tồn tại từ năm 280-480.

Câu 18: Thời Nam-Bắc triều tồn tại trong bao lâu?

A. Năm 206 TCN-220.

B. Năm 220-280.

C. Năm 280 - 420.

D. Năm 420 -581.

Đáp án: D

Giải thích: Thời kì Nam-Bắc triều diễn ra từ năm 420 đến năm 581.

Câu 19: Thời nhà Tùy tồn tại trong bao lâu?

A. Năm 206 TCN-220.

B. Năm 220-280.

C. Năm 280 - 420.

D. Năm 581-618.

Đáp án: D

Giải thích: Nhà Tùy tồn tại từ năm 581 đến năm 618.

Câu 20: Trong các nhà dưới đây, nhà nào không thuộc thời Tam quốc?

A. Nhà Ngụy.

B. Nhà Thục

C. Nhà Ngô.

D. Nhà Tấn

Đáp án: D

Giải thích: Thời Tam Quốc bao gồm các nhà Ngụy-Thục-Ngô từ năm 220 đến năm 280.

Câu 21: Các quốc gia cổ đại phương Đông tiêu biểu được hình thành ở

A. Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà, Việt Nam.

B. Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ.

C. Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp và La Mã.

D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ và La Mã.

Đáp án: B

Giải thích: Các quốc gia cổ đại phương Đông tiêu biểu được hình thành ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ.

Câu 22: Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo trình tự thời gian xuất hiện: 1. Trung Quốc, 2. Ai Cập, 3. Ấn Độ, 4.Lưỡng Hà?

A. 1,2,3,4.

B. 2,4,3,1.

C. 2,4,1,3.

D. 2,3,4,1

Đáp án: B

Giải thích: Thứ tự xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.

Câu 23: Chính sách nào của các triều đại phong kiến Trung Quốc khiến Việt Nam phải trải qua hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc?

A. Chính sách phong hầu cấp đất.

B.  Chính sách toàn cầu

C. Chiến tranh mở rộng lãnh thổ

D. Nhu cầu tìm thị trường và thuộc địa

Đáp án: C

Giải thích: Chính sách mở rộng lãnh thổ là chính sáchcủa các triều đại phong kiến Trung Quốc khiến Việt Nam phải trải qua hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc.

Câu 24: Đâu là tập thơ cổ nhất thời Trung Quốc?

A. Kinh Thi.

B. Hán thư.

C. Sử kí.

D. Hồng Lâu Mộng.

Đáp án: A

Giải thích: Kinh Thi là tập thơ lớn nhất thời cổ đại ở Trung Quốc gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khổng Từ sưu tập và chỉnh lí.

Câu 25: Hai công trình nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới của Trung Quốc cổ đại là

A. Ngọ Môn Quan và Vạn Lí Trường Thành.

B. Ngọ Môn Quan và những bức tượng đất nung ở lăng Ly Sơn.

C. Vạn Lý Trường Thành và những bức tượng đất nung ở lăng Ly Sơn.

D. Lũy Trường Dục và những bức tượng đất nung ở lăng Ly Sơn.

Đáp án: A

Giải thích: Vạn Lý Trường Thành và những bức tượng đất nung ở lăng Ly Sơn là những công trình được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Trắc nghiệm Bài 10: Sự ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á (từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ 10)

Trắc nghiệm Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á ( từ đầu công nguyên đến thế kỉ 10)

Trắc nghiệm Bài 12: Nước Văn Lang

Trắc nghiệm Bài 13: Nước Âu Lạc

1 537 16/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: