TOP 25 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 14 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc- Cánh diều

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộccó đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 14.

1 724 16/08/2022
Tải về


Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc- Cánh diều

Câu 1: Điền từ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn tư liệu sau:

Sử nhà Đông Hán cũng phải thừa nhận: Ở đất Giao Chỉ… thứ sử trước sau phần lớn (1), trên thì bợ đỡ kẻ quyền quý, dưới thì thu vét của cải của (2), cho đến khi (3) xin đổi về nước”.

(SGK Lịch sử 7, trang 53)

A.(1) thanh liêm, (2) nhân dân, (3) già yếu.

B.(1) không thanh liêm, (2) dân, (3) đầy túi.

C.(1) không thanh liên, (2) dân, (3) già yếu.

D.(1) thanh liêm, (2) dân, (3) đầy túi.

Đáp án: B

Giải thích: Sử nhà Đông Hán cũng phải thừa nhận: Ở đất Giao Chỉ… thứ sử trước sau phần lớn không thanh liêm, trên thì bợ đỡ kẻ quyền quý, dưới thì thu vét của cải của dân, cho đến khi đầy túi xin đổi về nước”.

Câu 2: Vì sao nhà Hán giữ độc quyền đồ sắt?

A.Hỗ trợ đắc lực cho chính sách bàng trường.

B.Nhà Hán không có nhiều lợi nhuận trong khai thác mỏ.

C.Sử dụng đồ sắt được cho là không cần thiết.

D.Hạn chế những cuộc chống đối của nhân dân.

Đáp án: D

Giải thích:

Nhà Hán giữ độc quyền về đồ sắt nhằm:

- Kìm hãm sản xuất.

- Hạn chế những cuộc chống đối của nhân dân (nhân dân sản xuất vũ chống lại)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Để tiếp tục chính sách “đồng hóa” từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI, các triều đại phong kiến phương Bắc đã

A.hạn chế sự phát triển đồ sắt.

B.đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống

C.đưa người Hán sang làm huyện lệnh.

D.bắt nhân dân nộp nhiều thứ thuế vô lí

Đáp án: A

Giải thích:

Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, thế lực phong kiến phương Bắc tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc nhân dân ta học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán. Những hành động này thực chất là tiếp tục chính sách “đồng hóa” đã được thực hiện từ trước nhằm biến nước ta thực sự thành một quận, huyện của Trung Quốc.

=> Một trong những hành động (chính sách) tiêu biểu của các thế lực phong kiến phương Bắc để tiếp tục chính sách “đồng hóa” là đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống.

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ (năm 248) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?

A.Bà là người có sức khỏe, có mưu lớn.

B.Bà là người giàu mưu trí.

C.Nhiều nghĩa sĩ đã cùng bà chuẩn bị khởi nghĩa.

D.Chính sách áp bức, bóc lột của thế lực phong kiến phương Bắc.

Đáp án: D

Giải thích:

Không cam chịu ách áp bức, bóc lột nặng nề của các thế lực phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, trong đó có cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (giữa thế kỉ III).

=> Như vậy, ách áp bức, bóc lột nặng nề của các thế lực phong kiến phương Bắc là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.

Câu 5: Chính sách cai trị cấp huyện của các triều đại phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến VI có điểm gì khác so với thời kì trước?

A.Để Lạc tướng cai trị các huyện.

B.Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh.

C.Đưa người sang sinh sống cùng người Việt

D.Đứng đầu châu là Thứ sử.

Đáp án: A

Giải thích:

- Thời kì trước (từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I): dưới quận là các huyện, các Lạc tướng vẫn cai trị như cũ.

- Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (từ thế kỉ I đến thế kỉ VI), nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện.

=> Nhà Hán đã bắt đầu tăng cường sự cai trị đến tận địa phương.

Câu 6: Em có nhận xét về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc?

A.Suy yếu trầm trọng về mọi mặt.

B.Có sự mở mang và phát triển

C.Kiệt quệ do bị bòn rút mọi nguồn lực.

D.Phát triển vượt bậc về mọi mặt.

Đáp án: A

Giải thích:

Dưới chính sách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, kinh tế nước ta có sự mở mang, phát triển và có dấu hiệu tích cực. Cụ thể là:

- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.

- Thủ công nghiệp:

+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối).

- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

+ Hình thành các làng.

+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không chính xác khi nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu?

A.Thất bại do chưa có sự chuẩn bị từ trước

B.Có quy mô thuộc toàn thể Giao Châu.

C.Có sự tham gia của đông đảo quần chúng.

D.Người lãnh đạo thuộc tầng lớp trên của xã hội.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu:

- Quy mô: rộng lớn, toàn thể Giao Châu.

- Lãnh đạo: Bà Triệu, xuất thân từ tầng lớp trên trong xã hội, một hào trưởng lớn.

- Lực lượng tham gia: quần chúng nhân dân.

Cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị từ trước: tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ.

- Kết quả: thất bại.

Câu 8: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết:

Chính sách “đồng hóa” của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VI có thực hiện thành công không? Nó thể hiện điều gì?

A.Không, sức sống mãnh liệt của dân tộc ta.

B.Không, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ.

C.Có, thời gian càng dài văn hóa càng bị mai một

D.Có, nhân dân đã ngả theo nền văn hóa tiên tiến hơn.

Đáp án: A

Giải thích: Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VI, các thế lực phong kiến phương Bắc luôn thực hiện chính sách “đồng hóa” bởi họ hiểu rằng: chếm được đất chưa hẳn đã thống trị và khuất phục được người Việt mà cần hoàn toàn để cho người Việt theo văn hóa của người Hán. Trải qua nhiều thế kỉ, nhân dân ta vẫn bảo lưu được văn hóa truyền thống của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc. Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc không ai có thể tiêu diệt được nền vằn hóa của dân tộc. Đây cũng chính là nền tảng cho những cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra mạnh mẽ qua nhiều thế kỉ.

Câu 9: Tầng lớp nào có khả năng lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa?

A.Hào trưởng.

B.Nông dân.

C.Nô tì.

D.Nô lệ.

Đáp án: A

Giải thích: Tầng lớp có khả năng lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa là tầng lớp hào trưởng người Việt. Vì đây là tầng lớp vừa có thế lực kinh tế, vừa có uy tín của nhân dân nhưng lại bị chính quyền đô hộ chèn ép. Lịch sử trong những giai đoạn tiếp theo đã chứng minh được điều đó.

Câu 10: Nông dân công xã bị phân hóa thành những bộ phận nào?

A.nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.

B.nông dân dân tộc và nông dân mại bản.

C.nông dân công xã và hào trưởng.

D.hào trưởng và nông dân lệ thuộc.

Đáp án: A

Giải thích: Nông dân công xã khi đất nước rơi vào thời kì Bắc thuộc đã bị phân hóa thành nông dân lệ thuộc (hoặc nô tì) và nông dân công xã.

Câu 11: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thời Bắc thuộc là?

A.Mâu thuẫn của nông dân công xã với địa chủ phong kiến.

B.Mâu thuẫn của tầng lớp nô tì với nông dân công xã.

C.Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc.

D.Mâu thuẫn của tầng lớp hào trưởng với chính quyền cai trị phương Bắc.

Đáp án: C

Giải thích: Mâu thuẫn chủ yếu bao trùm trong xã hội thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc. Mỗi khi có điều kiện, người Việt lại đứng lên lật đổ ách đô hộ, thiết lập chính quyền tự chủ của riêng mình.

Câu 22: Nội dung sau đây nào phản ánh đúng về tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?

A. Nghề làm gốm nổi tiếng khắp Đông Nam Á.

B. Sử dụng sức kéo của trâu, bò phổ biến.

C. Hệ thống thủy lợi không được chăm sóc.

D. Nghề rèn sắt đóng vai trò cốt yếu.

Đáp án: A

Giải thích:

Tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có những điểm nổi bật sau:

- Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

- Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

- Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

- Cây trồng và vật nuôi phong phú.

Câu 23: Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI đã có thương nhân của những quốc gia nào đến nước ta trao đổi, buôn bán?

A. Long Biên, Luy Lâu, Pháp.

B. Luy Lâu, Mã Lai, Pháp.

C. Trung Quốc, Giava, Ấn Độ.

D. Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp.

Đáp án: C

Giải thích:Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, tình hình ngoại thương nước ta có điểm nổi bật là: những nơi tập trung đông dân cư như Luy Lâu, Long Biên, …có cả người Trung Quốc, Giava, Ấn Độ, …. đến trao đổi buôn bán.

Câu 24: Tôn giáo nào do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc?

A. Nho giáo.

B. Phật giáo.

C. Đạo giáo.

D. Kitô giáo.

Đáp án: C

Giải thích:Đạo giáo do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc, cùng thời với Khổng giáo, khuyên người ta sống theo số phận, không làm việc gì trái với tự nhiên.

Câu 25: Xã hội Âu Lạc bị phân hoá thành các tầng lớp nào trong thời kì từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?

A. Quan lại đô hộ, Hào trưởng Việt, Địa chủ Hán, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.

B. Vua, Quý tộc, Nông đân công xã, Nô tì.

C. Vua, Quý tộc, Nông dân công xã, Nô lệ.

D. Quan lại đô hộ, Quý tộc, Hào trưởng, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.

Đáp án: A

Giải thích:Trong thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ, xã hội Âu Lạc bị phân hóa thành các tầng lớp: Quan lại đô hộ, Hào trưởng Việt, Địa chủ Hán, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước thế kỉ 10)

Trắc nghiệm Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

Trắc nghiệm Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Trắc nghiệm Bài 18: Vương quốc Chăm-Pa

Trắc nghiệm Bài 19: Vương quốc Phù Nam

1 724 16/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: