TOP 25 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 17 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X- Cánh diều

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ Xcó đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 17.

1 506 16/08/2022
Tải về


Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X- Cánh diều

Câu 1: Sau khi đánh chiếm thành Tống Bình, Khúc Thừa Dụ tự xưng là

A. Thái úy

B. An Nam Quốc Vương

C. Tiết độ sứ

D. Thái thú

Đáp án: C

Giải thích: Năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đã đánh chiếm thành Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.

Câu 2: Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối

A. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc

B. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân

C. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh

D. Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui

Đáp án: D

Giải thích: Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay và quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.

Câu 3: Ai là người đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi?

A. Khúc Hạo

B. Khúc Thừa Mĩ

C. Dương Đình Nghệ

D. Ngô Quyền

Đáp án: C

Giải thích:

- Năm 930, nhà Nam Hán đem quân sang đánh nước ta. Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt đem về Quảng Châu.

- Năm 931, Dương Đình Nghệ đã tập hợp lực lượng đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình và đã tiêu diệt được lực lượng địch ở đây, cũng như quân tiếp viện. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.

Câu 4: Nội dung nào phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công?

A. Do sự ủng hộ của nhân dân

B. Do sự suy yếu của nhà Đường

C. Do Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó

D. Do nền kinh tế An Nam phát triển hơn trước

Đáp án: B

Giải thích:Từ cuối thế kỉ IX, ở Trung Quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra (đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào). Nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy

Câu 5: Vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì đối với cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta?

A. Mua chuộc Khúc Thừa Dụ phục vụ cho nhà Đường

B. Xoa dịu mâu thuẫn giữa nhân dân An Nam với nhà Đường

C. Đem lại quyền tự chủ cho người Việt, tạo điều kiện để giành độc lập hoàn toàn

D. Bảo đảm sự yên ổn cho vùng biên cương nhà Đường

Đáp án: C

Giải thích:

Tiết độ sứ là chức quan cai quản một đơn vị hành chính lớn gồm nhiều châu, quận.

- Việc vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ đã cho phép người Việt được tự mình cai quản vùng đất An Nam. Đây là thắng lợi bước đầu, đem lại quyền tự chủ cho người Việt (mặc dù danh nghĩa vẫn lệ thuộc vào nhà Đường), đặt cơ sở cho cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn ở giai đoạn sau.

Câu 6: Đâu không phải chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ?

A. Đặt lại các khu vực hành chính và cử người trông coi mọi việc

B. Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch

C. Lập lại sổ hộ khẩu

D. Xưng vương, xây dựng một bộ máy nhà nước mới

Đáp án: D

Giải thích:

Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay và tiến hành xây dựng đất nước tự chủ như:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã.

- Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu…

=> Đáp án D: Khúc Hạo vẫn nối nghiệp cha xưng là Tiết độ sứ

Câu 7: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa gì quan trọng?

A. Kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc

B. Mở ra thời kì mới: độc lập, tự chủ lâu dài

C. Bảo vệ nền tự chủ của dân tộc từ sau cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ

D. Đem lại nền tự chủ cho dân tôc sau một thời gian dài bị đô hộ

Đáp án: C

Giải thích:

- Kể từ sau cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ, nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ trên thực tế mặc dù danh nghĩa vẫn là một phủ của nhà Đường.

- Sau khi nhà Đường sụp đổ, Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn. Sau khi được thành lập, năm 930 nhà Nam Hán đem quân tấn công nước ta với hy vọng sáp nhập vùng An Nam đô hộ phủ vào lãnh thổ của mình

=> Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất đã đập tan tham vọng của nhà Nam Hán, bảo vệ vững chắc nền tự chủ của dân tộc giành được từ sau cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ

Câu 8: Khúc Hạo gửi con trai sang làm con tin nhà Nam Hán nhằm mục đích gì?

A. Cắt đứt quan hệ với nhà Đường, thiết lập quan hệ với nhà Nam Hán

B. Thể hiện sự thần phục với nhà Nam Hán để giảm thiểu nguy cơ bị xâm lược

C. Tạo ra sự bảo trợ của nhà Nam Hán trước sự đe dọa của Hậu Lương

D. Tạo ra sự bảo trợ của nhà Nam Hán trước sự đe dọa của Dương Đình Nghệ

Đáp án: B

Giải thích: Trong bối cảnh nhà Nam Hán có tham vọng thôn tính nước ta, thiết lập nền cai trị mới sau nhà Đường, Khúc Hạo đã chủ động gửi con trai là Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin để thể hiện sự thần phục của họ Khúc với chính quyền Nam Hán, hy vọng sẽ tạm hoãn được tham vọng bành trướng của Nam Hán.

Câu 9: Vì sao Khúc Thừa Dụ chỉ xưng tiết độ sứ mà không xưng vương?

A. Do muốn lợi dụng danh nghĩa quan lại nhà Đường để xây dựng nền tự chủ

B. Do nhân dân không ủng hộ Khúc Thừa Dụ xưng vương

C. Do Khúc Thừa Dụ không đủ thực lực để xưng vương

D. Do Khúc Thừa Dụ không muốn tạo ra khoảng cách với nhân dân

Đáp án: A

Giải thích: Tiết độ sứ là một chức quan của nhà Đường. Sở dĩ sau khi chiếm được thành Tống Bình, Khúc Thừa Dụ không xưng vương mà chỉ xưng tiết độ sứ vì ông muốn sử dụng bỏ bọc quan lại nhà Đường để xây dựng nền tự chủ thực tế cho dân tộc. Nếu ông xưng vương thì có thể nhà Đường sẽ đem quân đáp án => xưng tiết độ sứ là một sự lựa chọn khôn khéo để có thể bình yên xây dựng nền tự chủ lâu dài cho dân tộc khi nhà Đường đang có loạn.

Câu 10: Nhân vật nào được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

A. Lý Bí

B. Khúc Thừa Dụ

C. Khúc Hạo

D. Dương Đình Nghệ

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được tiến hành vào năm 907 do Khúc Hạo tiến hành. Ông chính là nhà cải cách đầu tiên thiết lập được sự quản lý của mình tới tận làng xã, điều mà các triều đại phong kiến phương Bắc không thể làm được.

- Về bộ máy hành chính:

+  Chia cả nước thành 5 cấp bao gồm lộ, phủ, châu, giáp, xã. Ở giáp, xã lần dầu được đặt ra các chức quan quản lý

+ Lập hộ tịch, hộ khẩu

- Về chính sách thuế: căn cứ vào phân phối ruộng đất theo chế độ công xã sẽ đánh thuế bình quân; bỏ hẳn thuế đinh, khắc phục nạn thu thuế nhiều tầng, nhiều loại

Thành công của cuộc cải cách đã giúp ổn định tình hình kinh tế, xã hội, phát huy thành quả từ cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ, là cơ sở vững chắc cho thắng lợi năm 938 của Ngô Quyền sau này

Câu 11: Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất, Ngô Quyền được phong giữ chức vụ gì?

A. Thái úy Giao Châu

B. Thứ sử Hoan Châu

C. Thứ sử Ái Châu

D. Thứ sử Giao Châu

Đáp án: C

Giải thích: Ngô Quyền là tướng giỏi của Dương Đình Nghệ, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất năm 931. Sau đó, ông được phong làm thứ sử, trấn giữ Ái Châu (Thanh Hóa).

Câu 12: Ngô Quyền kéo quân ra Bắc vào năm 937 nhằm mục đích gì?

A. Tiêu diệt Kiều Công Tiễn, trả thù cho Dương Đình Nghệ

B. Đoạt chức Tiết độ sứ

C. Đánh chiếm Đại La, làm chủ Giao Châu

D. Tiếp nhận quyền Tiết độ sứ sau khi Dương Đình Nghệ qua đời

Đáp án: A

Giải thích: Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức tiết độ sứ. Nhận được tin, con rể của Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền nhanh chóng kéo quân ra Bắc để tiêu diệt Kiều Công Tiễn.

Câu 13: Nhà Nam Hán đã dựa vào duyên cớ gì để đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai?

A. Ngô Quyền không thần phục nhà Nam Hán

B. Trị tội Kiều Công Tiễn vì tiếm quyền

C. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán

D. Ngô Quyền đoạt chức Tiết độ sứ của Kiều Công Tiễn

Đáp án: C

Giải thích:Trước khí thế của quân Ngô Quyền, sự phản ứng của nhân dân, Kiều Công Tiễn hoảng sợ vội vàng cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cơ hội đó cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.

Câu 14: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau: “…………có thể lấy quân mới họp……mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho…. không dám sang lại lần nữa.”

A. Tiền Ngô Vương ……. của nước Việt ta ……… người phương Bắc

B. Ngô Quyền ………của mình………quân Hán

C. Quân giặc …………chưa được bao lâu……. quân ta

D. Dương Đình Nghệ ………của nước ta………người Trung Quốc

Đáp án: A

Giải thích:Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang lại lần nữa.” (Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử kí toàn thư).

Câu 15: Tướng giặc nào là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta lần thứ hai?

A. Lưu Cung

B. Lưu Nham

C. Lưu Ẩn

D. Lưu Hoằng Tháo

Đáp án: D

Giải thích:Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta.

Câu 16: Ngô Quyền đã chọn thời điểm nào để tập trung toàn bộ lực lượng tổng phản công quân Nam Hán?

A. Khi nước triều lên

B. Khi quân chuẩn bị tiến đến bãi cọc ngầm

C. Khi nước triều rút

D. Khi quân Nam Hán vừa tiến vào cửa sông Bạch Đằng

Đáp án: C

Giải thích:

- Khi quân Nam Hán tiến vào cửa sông Bạch Đằng cũng là lúc triều lên, Ngô Quyền cho một đội thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vờ thua chạy. Thấy vậy, Hoằng Tháo hăm hở đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc mà không hề hay biết.

- Đến khi nước triều rút, bãi cọc dần nhô lên. Quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn vỡ tàn tành.

Câu 17: Kế hoạch đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có điểm gì độc đáo?

A. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.

B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù

C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng

D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước

Đáp án: C

Giải thích:Điểm đặc biệt trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở hai bên bờ sông. Khi thủy triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả vờ thua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô lên, quân ta đổ ra đánh. Nhờ kế hoạch đúng đắn này nên chủ tướng giặc bị tiêu diệt, quân ta giành thắng lợi.

Câu 18: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa gì quan trọng nhất?

A. Đánh tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán

B. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

C. Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau

D. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ, lâu dài

Đáp án: D

Giải thích:Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc- độc lập, tự chủ, lâu dài.

Câu 19: Đâu không phải lý do Ngô Quyền quyết định lựa chọn cửa sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược năm 938?

A. Do sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều

B. Do hai bên bờ sông là rừng thuận lợi cho đặt phục binh

C. Do sông Bạch Đằng là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến trong lịch sử

D. Do đây là con đường thủy thuận lợi nhất quân Nam Hán sẽ đi qua

Đáp án: C

Giải thích: 

Sở dĩ Ngô Quyền quyết định chọn sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược vì

Do vị trí địa lý của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Đây là con đường biển ngắn nhất từ phía đông nam trung quốc tiến xuống nước ta. Do đó nhà Nam Hán đã lựa chọn con đường này

- Do đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng:

+ Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng vì hai bên bờ là rừng rậm => thuận lợi cho việc đặt phục binh mai phục

+ Sông có hải lưu thấp, độ dốc không lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m => thuận lợi để xây dựng trận địa cọc ngầm.

Câu 20: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 không để lại bài học kinh nghiệm gì cho các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở giai đoạn sau?

A. Tiêu diệt nội phản

B. Khai thác điểm yếu - mạnh của ta và địch

C. Dựa vào địa hình địa vật để đề ra đường lối đấu tranh

D. Thực hiện kế vườn không nhà trống

Đáp án: D

Giải thích:

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã để lại một số bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh ở thời kì sau như:

- Bài học về việc kiên quyết tiêu diệt nội phản: Kiều Công Tiễn

- Bài học về khai thác điểm yếu- điểm mạnh của ta và địch:

+ Về phía địch: có sức mạnh ở chiến thuyền lớn, quân đông; nhưng tướng Hoằng Tháo còn trẻ, chủ quan, khinh địch, quân Nam Hán yếu về thủy chiến, nội ứng là Kiều Công Tiễn đã bị giết

+ Về phía ta: nhân dân đoàn kết, đồng lòng, có sự chuẩn bị chu đáo

- Bài học về việc khai thác yếu tố địa hình địa vật: lợi dụng sự lên xuống của con nước thủy triều và rừng rậm ở hai bên bờ sông Bạch Đằng.

=> Loại trừ đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 18: Vương quốc Chăm-Pa

Trắc nghiệm Bài 19: Vương quốc Phù Nam

Trắc nghiệm Bài 1: Lịch sử là gì?

Trắc nghiệm Bài 2 : Thời gian trong lịch sử

Trắc nghiệm Bài 3: Nguồn gốc loài người

1 506 16/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: